3.1. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ TỈNH THÁI BèNH ẢNH HƯỞNG TỚ
3.1.1. Bối cảnh trong nước
Trong suốt quá trình đổi mới, mà khởi nguồn từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Đảng ta luôn khẳng định chủ trương nhất quán phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa sở hữu. Chủ trương này từng bước được cụ thể hoá trong hàng loạt các văn bản pháp quy như Luật Doanh nghiệp, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế... Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã nêu: “Cơ cấu lại thị trường tài
chính mà trọng tâm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các tổ chức tài chính. Nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng tính an toàn hệ thống; giảm dần việc huy động đầu tư chủ yếu từ tín dụng ngân hàng; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn đầu tư từ thị trường vốn; kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các công ty chứng khoán; tăng hiệu quả hoạt động bảo hiểm; kiểm soát hiệu quả các quỹ đầu tư, ngăn chặn hiện tượng đầu cơ lũng đoạn thị trường…. Tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ trực tiếp đời sống nhân dân, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động”.
Việt Nam đang bước sang kỳ kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều chuyển biến, với những khó khăn và thuận lợi đan xen. Nước ta đã ký kết nhiều Hiệp định hợp tác đa phương và song phương với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới, gia nhập Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO). Thực hiện các cam kết WTO và các hiệp định song phương và đa phương sẽ tạo ra các cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời đặt ra thách thức trong cạnh tranh quốc tế đối với sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là DNNVV.
Nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước trên thế giới trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã và đang khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, xoá bỏ độc quyền cũng như các ưu đãi cho các doanh nghiệp Nhà nước. Cụ thể, để đáp ứng yêu cầu khi gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam đã cam kết và thực hiện ráo riết việc cải tổ các doanh nghiệp Nhà nước, đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa loại hình doanh nghiệp này, giảm phần vốn góp cũng như quyền kiểm soát Nhà nước trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đang tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc trong cơ chế huy động vốn, bỏ các hình thức bảo hộ không cần thiết, không phù hợp với quy định của WTO, kiên quyết giải thể, phá sản và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước nếu không hoạt động hiệu quả. Về pháp luật, Việt Nam đã tiến hành thống nhất quản lý doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mà không phân biệt loại hình Nhà nước hay tư nhân.
Sau 5 năm gia nhập WTO (7/11/2006) đất nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng thu hút nguồn vốn FDI, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt 48,57 tỷ USD, năm 2011 ước đạt 85 tỷ USD gấp 1,75 lần so với năm 2007. Xuất khẩu tăng góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 cơ bản là một nước công nghiệp, chính trị, xã hội ổn định, hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới. Thành công của chiến lược này phần lớn
phụ thuộc vào sự phát triển của các tổ chức kinh tế, mà chủ yếu là các doanh nghiệp, nhất là DNNVV. Nhà nước đã có những chính sách tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, trợ giúp DNNVV phát triển; đặc biệt, các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp về tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại và trợ giúp kỹ thuật công nghệ…
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập do chịu tác động của thị trường thế giới và cả những yếu tố nội tại. Kinh tế thế giới chưa có nhiều chuyển biến khả quan, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro và được dự báo tiếp tục có những biến động khó lường. Ở trong nước những vấn đề nổi lên đó là: lạm phát tăng vọt (trên 18%), đầu tư công tràn lan kém hiệu quả và các “đầu tàu” của nền kinh tế đầu tư ồ ạt ra ngoài ngành, thị trường bất động sản đóng băng, giá vàng liên tiếp lập kỷ lục (49 triệu đồng/1 lượng vào ngày 22/08/2011). Thị trường chứng khoán lao đao, vỡ nợ tín dụng đen và có hơn 50.000 doanh nghiệp Việt nam phá sản trong năm 2011. Năng lực sản xuất kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng tiếp cận vốn bị suy giảm do chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khóa thắt chặt…
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế vấn đề quan trọng đặt ra đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV, làm sao để giải quyết được bài toán về vốn, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
3.1.2. Bối cảnh của tỉnh Thái Bình ảnh hưởng tới vấn đề huy động vốn kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng đang xây dựng nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, vì vậy đã có những bước phát triển mạnh mẽ không những về sản xuất nông nghiệp mà còn các ngành công nghiệp khác.
Thái Bình, một tỉnh có truyền thống hiếu học, nguồn nhân lực dồi dào, chịu khó, nhanh nhạy và năng động nên dễ tạo ra lợi thế đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế xã hội. Những năm vừa qua sản xuất nông nghiệp được mùa liên tục, tạo sự ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện một bước.
Cùng với sản xuất nông nghiệp thì việc tập trung đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, phát triển làng nghề, xã nghề, trang trại đã đáp ứng được yêu cầu khách quan và là giải pháp rất quan trọng để phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tạo ra nhiều hướng mới, góp phần giải quyết cơ bản vấn đề lao động việc làm trong phạm vi toàn tỉnh.
Số liệu tổng hợp trên bảng 3.1 cho ta thấy tổng giá trị sản xuất tăng với tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 14,46%. GDP bình quân đầu người tăng từ 13,08 triệu đồng/người năm 2009 lên 16,9 triệu đồng/người năm 2010, năm 2011 đạt 20,7 triệu đồng/người.
Ngành nông lâm, thủy sản đã giữ ổn định và đẩy mạnh sản xuất với tốc độ tăng trưởng khá 5,55% theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững. Phát huy lợi thế của từng vùng, từng địa phương, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.
Đặc biệt việc phát triển các khu công nghiệp đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới tương đối hoàn chỉnh, có giá trị lâu dài không chỉ phục vụ riêng cho khu công nghiệp mà còn góp phần chỉnh trang đô thị thay đổi bộ mặt thành phố, thúc đẩy tốc độ phát triển các khu đô thị trên địa bàn thành phố Thái Bình. Đây chính là điểm đột phá và mô hình khá hiệu quả về xây dựng hạ tầng có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hỗ trợ phát triển DNNVV là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ưu tiên phát triển DNNVV ở nông thôn, DNNVV trong hoạt động sản xuất công nghiệp đối với một số lĩnh vực.
Bảng 3.1: Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình trong 3 năm (2009 - 2011)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%)
Giá trị Cơ cấu
(%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) 2010/2009 2011/2010 Bình quân I. Giá trị sản xuất (tỷ đồng) 19.649 23.017,6 25.726,2 117,14 111,77 114,46
1. Nông, lâm và thuỷ sản 5.823,8 29,64 6.190,2 26,90 6.487,9 25,22 106,29 104,81 105,55
* Nông nghiệp 5.110,0 87,74 5.406 87,33 5.612,6 86,51
* Thủy sản 704,0 12,09 774,7 12,51 868,5 13,39
* Lâm nghiệp 9,8 0,17 9,6 0,16 6,8 0,1
2. Công nghiệp, xây dựng 9.245 47,05 11.645,7 50,60 13.448,4 52,28 125,97 115,48 120,73
* Công nghiệp 8.030,3 86,86 10.194,2 87,54 11.676,8 86,83
* Xây dựng 1.214,4 13,14 1.451,5 12,46 1.771,6 13,17
3. Dịch vụ 4.580,0 23,31 5.181,7 22,50 5.789,9 22,50 113,14 111,74 112,44
II. Tổng sản phẩm GDP (tỷ đồng) 10.015 11.418,9 12.574,2 114,02 110,12 112,07
1. Nông, lâm và thuỷ sản 3.733 37,27 3.948,7 34,58 4.120,4 32,77 2. Công nghiệp, xây dựng 3.109 31,04 3.902,8 34,18 4.472,6 35,57
3. Dịch vụ 3.174 31,69 3.567,4 31,24 3.981,2 31,66
III. GDP BQ đầu người (trđ) 13,08 16,9 20,7 129,2 122,49 125,85
IV. Tổng vốn ĐTPT toàn XH (tỷ đ) 9.331,5 12.264 15.085 131,43 123 127,22
V. Xuất nhập khẩu (Tr.USD) 577,1 981 1.189,3 169,99 121,23 145,61
1. Tổng kim ngạch XK (Tr.USD) 308,5 53,46 491 50,05 649,1 54,58 2. Tổng kim ngạch NK (Tr.USD) 268,6 46,54 490 49,95 540,2 45,42
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn. Lạm phát, thời tiết rét đậm kéo dài, giá cả leo thang từng ngày tác động đến tâm tư và đời sống hàng ngày của người lao động. Hàng hóa tồn kho nhiều là nguyên nhân dẫn đến khả năng quay vòng vốn của các doanh nghiệp bị hạn chế. Liên tiếp xảy ra các vụ vỡ nợ tín dụng, đặc biệt là vụ vỡ nợ tín dụng tại công ty Trường Phong (ông chủ là Vũ Văn Diệp – một trong những DN lớn sản xuất thép tại Thái Bình). Với những thách thức và khó khăn đó các DNNVV tại Thái Bình càng khó tiếp cận được nguồn vốn, ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH THÁI BÌNH VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH THÁI BÌNH
3.2.1. Giải pháp về huy động nguồn vốn chủ sở hữu
Các DNNVV cần nghiên cứu lựa chọn mô hình tổ chức doanh nghiệp cho phù hợp. Hiện tại, DNNVV tồn tại dưới nhiều hình thức như: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, hộ kinh tế cá thể… Đối với mô hình doanh nghiệp tư nhân hay hộ cá thể, với ưu điểm là bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt trong việc ra quyết định, bảo đảm bí mật kinh doanh… thì khuyết điểm lớn của các mô hình này là hạn chế về khả năng huy động vốn, quy mô hoạt động nhỏ, tính minh bạch, công khai tài chính không cao, rủi ro tài chính lớn. Do đó, nguồn vốn chủ sở hữu sẽ bị hạn chế về quy mô. Vì vậy, các doanh nghiệp nên cân nhắc để lựa chọn mô hình hoạt động theo hướng công ty hóa nhằm tăng thêm sức mạnh cho doanh nghiệp từ các thành viên góp vốn, mở rộng quy mô kinh doanh.
Mặt khác, các DNNVV cần phải đánh giá hiệu quả huy động và sử dụng vốn bằng các chỉ tiêu tài chính. Hiệu quả huy động vốn thể hiện ở việc sử dụng các tài sản của doanh nghiệp đã hợp lý hay chưa (Tài sản lưu động:
quản lý dự trữ, tồn kho, tiền mặt; Tài sản cố định: khấu hao tài sản cố định, quỹ khấu hao và lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp). Thông qua đó đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như:
- Đổi mới phương thức thanh toán, đẩy mạnh sản xuất, tăng khả năng tiêu thụ để rút ngắn số vòng quay của vốn lưu động.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, huy động từ người thân, bạn bè. - Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tiếp thị, quảng cáo. Phải tìm hiểu phong tục, tập quán, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất giúp các DNNVV nâng cao khả năng về vốn là việc doanh nghiệp phải biết lập một kế hoạch chi tiết cho cả việc huy động vốn cũng như kế hoạch sử dụng nguồn vốn huy động được vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách hợp lý.
Trước tiên, doanh nghiệp nên lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu là yếu tố quan trọng của mỗi doanh nghiệp, có ý nghĩa lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Doanh thu là nguồn tài chính tiềm năng quan trọng để trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh. Có doanh thu nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, và doanh nghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Để lập được kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp phải xác định được số lượng hàng hóa sẽ tiêu thụ trong năm kế hoạch, dựa trên cơ sở hàng tồn kho và kế hoạch sản xuất hàng hóa trong năm tới. Bằng kinh nghiệm thực tiễn đúc kết qua nhiều năm và nắm bắt được tình hình thị trường thì doanh nghiệp sẽ xác định được chính xác số lượng hàng hóa tiêu thụ trong năm kế hoạch. Có như vậy thì mới tránh tình trạng hàng hóa sản xuất ra nhiều nhưng còn tồn ở trong kho và không tiêu thụ được, như vậy sẽ
dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn lưu động, và doanh nghiệp lâm vào tình trạng khan hiếm vốn hay không thể huy động được vốn để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sau khi đã có đầy đủ kế hoạch doanh thu, lợi nhuận thì có thể xác định nhu cầu vốn lưu động trong năm kế hoạch (có thể dựa trên rất nhiều phương pháp: trực tiếp, gián tiếp, tỷ lệ % trên doanh thu) theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu như sau:
Bước 1: Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán của năm trước
liền kề, tính số bình quân của các chỉ tiêu.
Bước 2: Xác định trong số các chỉ tiêu tính bình quân ở bước 1 thì chỉ tiêu
nào có liên quan trực tiếp đến doanh thu và tính tỷ lệ % trên doanh thu của từng chỉ tiêu. Thông thường gồm các chỉ tiêu sau: Tiền, nợ phải thu, hàng tồn kho, phải trả người bán, phải trả cán bộ công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp nhà nước..)
Bước 3: Dùng tỷ lệ % đó để ước tính nhu cầu vốn kinh doanh cho năm
kế hoạch theo nguyên tắc: Tỷ lệ % ở phần tài sản cho biết muốn tạo ra 1 đồng doanh thu ở năm kế hoạch thì ta cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư vào TSLĐ; Tỷ lệ % của bên nguồn vốn cho biết khi tạo ra 1 đồng doanh thu năm kế hoạch thì ta chiếm dụng được bao nhiêu đồng vốn. Chênh lệch của 2 tỷ lệ này cho biết để đạt được doanh thu như kế hoạch thì ta cần thêm bao nhiêu đồng vốn lưu động.
Tổng hợp của các yếu tố này chính là nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch.
Bước 4: Xác định nguồn tài trợ: Việc này thì cần phải căn cứ vào việc
phân phối lợi nhuận của năm kế hoạch. Nhưng trước hết phần thiếu sẽ được bổ sung từ lợi nhuận để lại sau đó là nguồn huy động khác từ bên ngoài.
các doanh nghiệp để nâng cao năng lực kinh doanh, quy mô vốn hoạt động. Với điểm xuất phát thấp, năng lực tài chính không cao, DNNVV sẽ không đủ sức cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn, công ty đa quốc gia. Do đó, để tồn tại bền vững thì các doanh nghiệp nên tăng cường các mối liên kết kinh tế. Cụ thể như các DNNVV có thể tập hợp thành một tổ chức kinh doanh lớn