( Đơn vị: tỷ đồng )
Các hình thức cho vay
Doanh số cho vay từ 2010-2014 Dƣ nợ đến 31/12/2014 Doanh số Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Cho vay ngắn hạn: (trong đó: bảo lãnh các loại) - Cho vay từng lần - Cho vay theo HMTD
4.108 947 2.547 1.561 100 62% 38% 1.411 328 958 453 100 67,9% 32,1% Cho vay Trung, dài hạn
(trong đó: bảo lãnh các loại) - Theo dự án 2.521 755 2.521 100 100 1.342 289 1.342 100 100
( Nguồn: Báo cáo chi nhánh NHNN tỉnh Hải Dương các năm)
Trong đó: cho vay theo dự án chiếm tỷ trọng lớn hơn do các doanh nghiệp vay để đầu tƣ nhà xƣởng, máy móc thiết bị ban đầu, đây là hình thức duy nhất mà các ngân hàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp theo thời hạn trung, dài hạn. Trong cho vay ngắn hạn, chủ yếu cho vay từng lần chiếm tỷ trọng 62% còn lại là cho vay theo hạn mức tín dụng. Các DN trong KCN đƣợc các ngân hàng phát hành bảo lãnh ngân hàng nhƣ bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh L/C...chủ yếu là dựa vào số tín dụng đã đƣợc phê duyệt làm bảo đảm do vậy khi tính doanh số phát sinh thì tính chung để tránh bị trùng.
Điều này cho thấy các sản phẩm tín dụng ngân hàng cho DN trong KCN còn nghèo nàn và đơn điệu và thị trƣờng của các sản phẩm tín dụng khác còn đang bỏ ngỏ, chƣa đƣợc khai thác triệt để.
2.2.2.2 Thực trạng quy trình xét duyệt tín dụng đối với các DN trong KCN.
Mỗi chi nhánh NHTM ở Hải Dƣơng đều có một quy trình tín dụng do NHTM trung ƣơng ban hành và hƣớng dẫn thực hiện, tuy nhiên thực trạng quy trình cấp tín dụng mà các NHTM trên địa bàn thực hiện nhƣ sau:
Bƣớc 1: Lập hồ sơ tín dụng.
Khách hàng đến trụ sở NH trình bày nhu cầu vay vốn. CBTD tìm hiểu thông tin về khách hàng, cho khách hàng biết những điều kiện vay vốn, CBTD đánh giá sơ bộ. Nếu KH đồng ý những điều kiện vay nhƣ vậy, CBTD hƣớng dẫn khách hàng hoàn thiện bộ hồ sơ vay.
Khách hàng cung cấp hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay (nếu cần). CBTD làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ. Tiến hành nghiệp vụ thẩm định.
Bƣớc 2: Thu thập thông tin và phân tích tín dụng: - Thu thập thông tin:
Nguồn thông tin sơ cấp lấy từ bộ hồ sơ vay do khách hàng cung cấp. Nguồn thông tin thứ cấp: CBTD đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng, phỏng vấn khách hàng, lấy thông tin từ báo đài, từ bạn hàng của khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh của khách hàng, từ hệ thống thông tin tín dụng của TCTD và một số nguồn khác. Việc lấy tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN có phần hạn chế do chƣa đƣợc kết nối trực tiếp với TCTD mà phải thông qua chi nhánh NHNN.
- Phân tích tín dụng:
NH đánh giá thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng thông qua đánh giá đánh giá các nội dung: đánh giá năng lực pháp lý và năng lực kinh doanh, tính cách ngƣời vay (uy tín), mục đích vay, môi trƣờng kinh doanh của ngƣời vay, năng lực trả nợ và đảm bảo tín dụng.
Đánh giá năng lực pháp lý: NH kiểm tra hồ sơ pháp lý của khách hàng đánh giá tính hợp pháp, hợp lệ của giấy tờ để xác định rõ: DN có trụ sở tại địa bàn kinh doanh của NH hay không? Tƣ cách pháp lý của ngƣời đại diện DN vay vốn trong giao dịch với NH nhƣ thế nào? Khách hàng vay là đơn vị hạch toán phụ thuộc có giấy uỷ quyền vay của pháp nhân trực tiếp, có còn hiệu lực không?...
Đánh giá năng lực kinh doanh: Mỗi NH có cách làm khác nhau, thông thƣờng là NH đánh giá qua về quy mô doanh nghiệp: nguồn vốn, số lƣợng lao động, sản lƣợng sản xuất tiêu thụ hàng năm,…
NH đánh giá năng lực kinh doanh của Lãnh đạo DN chủ yếu thông qua bằng cấp. NH tìm hiểu uy tín của Lãnh đạo DN, kinh nghiệm, cách thức quản lý, đạo đức của ngƣời lãnh đạo cao nhất và ban điều hành qua các kênh thông tin: bạn hàng của DN, đối thủ cạnh tranh của DN, báo đài ở địa phƣơng, khách hàng…
Kiểm tra mục đích vay vốn: NH kiểm tra nhu cầu vay vốn có thuộc đối tƣợng cho vay của NH không, kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn.
Đánh giá tính cách người vay (uy tín): NH dựa vào quan hệ trong quá khứ những khách hàng cũ vay trả đúng hạn, những doanh nghiệp lớn, có danh tiếng trên thị trƣờng đƣợc xem là khách hàng có uy tín, còn đối với khách hàng mới thì CBTD chủ yếu dựa vào cảm nhận khi tiếp xúc với khách hàng và qua các thông tin điều tra thêm.
Đánh giá năng lực tài chính: NH đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và phân tích đánh giá tài chính DN.
Để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: CBTD xuống DN: xem xét các điều kiện về sản xuất, tình trạng máy móc thiết bị, các loại sản phẩm, khả năng tiêu thụ, mạng lƣới bán hàng, kết quả sản xuất, tồn kho,…
Đánh giá tài chính DN: Căn cứ trên các Báo cáo tài chính do DN cung cấp (hầu hết là chƣa đƣợc kiểm toán) trong hai năm gần nhất, các Báo cáo quyết toán thuế, CBTD xem xét các số liệu về nguồn vốn: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, nợ các TCTD; xem xét các số liệu về tài sản: tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn.
CBTD tính toán các chỉ tiêu để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp nhƣ: đánh giá khả năng thanh toán, cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn...năm hiện tại và năm trƣớc gần nhất.
Tuy nhiên, CBTD hầu nhƣ bỏ qua công đoạn đánh giá tính chính xác Báo cáo tài chính, đánh giá chất lƣợng tài sản Có của DN: các khoản phải thu, hàng tồn kho, các tài sản lƣu động khác nhƣ: tạm ứng, chi phí trả trƣớc, chi phí chờ kết chuyển … giúp phát hiện lãi giả, lỗ thật.
Đánh giá tính khả thi của phương án kinh doanh, dự án đầu tư: CBTD tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tƣ, phƣơng án kinh doanh.
Đa số các NHTM ở Hải Dƣơng đánh giá tính hiệu quả của phƣơng án chủ yếu thông qua tính toán lợi nhuận dự kiến đạt đƣợc của phƣơng án mà không lập báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, do đó nguồn trả nợ đƣợc xem xét chủ yếu là từ lợi nhuận và khấu hao. Từ đó dẫn đến việc tính toán mức cho vay, thời hạn cho vay, thời điểm giải ngân, thu nợ chƣa chính xác. Đối với các khoản vay nhỏ thì dự toán kết quả kinh doanh đƣợc lập một các sơ sài, mang tính chất thủ tục.
Đối với nhu cầu vay dài hạn thì tính dòng tiền của dự án bao gồm: lợi nhuận dự kiến và khấu hao hàng năm. Sử dụng lãi suất tiền gửi dài hạn để chiết khấu dòng tiền để tính NPV và IRR, chƣa tính toán chi phí sử dụng vốn thực sự của dự án.
Các NH rất coi trọng đảm bảo tín dụng, có thể nói đây là điều kiện chủ yếu để quyết định cho vay. CBTD thẩm định tài sản đảm bảo về các nội dung: - Tính pháp lý của giấy chứng nhận quyền sở hữu và các giấy tờ có liên quan tới tài sản đảm bảo.
- Xác định rõ quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất của bên bảo đảm. - Định giá tài sản đảm bảo: Đối với bất động sản, CBTD dựa vào khung giá đất do UBND tỉnh, thành phố, cấp có thẩm quyền của Nhà nƣớc ban hành cũng nhƣ xem xét vị trí, hiện trạng của ngôi nhà. Đối với máy móc thiết bị NH thƣờng mời Công ty định giá thẩm định.
Bƣớc 3: Quyết định tín dụng:
Sau khi thẩm định xong, CBTD lập báo cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay theo mẫu. Nếu đủ điều kiện, trình Trƣởng phòng Tín dụng, lãnh đạo phê duyệt. Trƣờng hợp không cho vay, CBTD soạn thảo văn bản từ chối cho vay, lãnh đạo ngân hàng ký gửi cho khách hàng.
- Nếu khoản vay vƣợt quyền phán quyết: Hội đồng tín dụng hoặc ban thẩm định dự án NH cấp trên phê duyệt.
- Nếu khoản vay thuộc quyền phán quyết: Giám đốc NH cho vay sẽ quyết định: duyệt đồng ý cho vay hoặc duyệt cho vay có điều kiện hoặc không đồng ý.
Khi khoản vay đƣợc phê duyệt, NH và khách hàng sẽ lập Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có) và tiến hành giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo.
Hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay đƣợc lập theo mẫu in sẵn.
Thời gian đồng ý hoặc từ chối cho vay đƣợc các NHTM quy định sẵn “Quy định của NHNo&PTNT, các dự án trong quyền phán quyết, thời gian xét duyệt khoản vay là 5 ngày làm việc đối với vay ngắn hạn và không quá 15
ngày làm việc đối với cho vay trung dài hạn. Đối với dự án vƣợt quyền phán quyết, thời hạn trình lên NH cấp trên và thời hạn NH cấp trên phê duyệt là 10 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 30 ngày làm việc đối với cho vay trung dài hạn”.
Bƣớc 4: Giải ngân.
Sau khi khách hàng đã hoàn thiện các điều kiện và hồ sơ cần thiết để giải ngân khoản vay theo nội dung phê duyệt khoản vay, có Giấy nhận nợ gửi cho NH.
Tuỳ theo tính chất của khoản vay và yêu cầu của khách hàng, có hai kiểu giải ngân: giải ngân bằng tiền mặt trực tiếp cho khách hàng, hoặc giải ngân thông qua chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của khách hàng vay hay trả thẳng cho đơn vị bán hoặc đơn vị nhận thầu.
Bƣớc 5: Giám sát và thanh lý tín dụng.
Sau khi giải ngân, CBTD kiểm tra sử dụng vốn vay và theo dõi hoạt động của khách hàng. Định kỳ hoặc đột xuất CBTD đi thị sát thực tế kiểm tra mục đích sử dụng vốn, xem khách hàng có vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay hay không.
Theo quy định, DN vay vốn phải nộp báo cáo tài chính vào mỗi quý để CBTD đánh giá, xếp hạng khách hàng nhƣng điều này không đƣợc tuân thủ nghiêm ngặt. Thực tế là CBTD thực hiện phân tích chất lƣợng tín dụng, xếp hạng khách hàng thông qua định lƣợng cụ thể và định tính nếu khoản vay đƣợc cho là tiềm ẩn rủi ro và tiến hành trích lập dự phòng cho những khoản vay xấu.
Công tác phòng ngừa: trong quá trình giám sát khoản vay, có những khoản vay còn có khả năng thu hồi nợ thì NH tiến hành các biện pháp phòng ngừa, còn những khoản vay rủi ro rất cao có thể mất cả vốn và lãi, các khoản vay khê đọng thì NH tiến hành xử lý.
CBTD đảm nhiệm luôn công việc giám sát, phòng ngừa rủi ro, chƣa phân công cán bộ chuyên trách quản lý nợ có vấn đề hoặc lập một tổ quản lý rủi ro cao.
Trƣờng hợp khách hàng chủ động trả nợ đầy đủ đúng hạn thì hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay đƣơng nhiên hết hiệu lực, CBTD làm thủ tục giải chấp tài sản đảm bảo. Đây là trƣờng hợp thanh lý tín dụng mặc nhiên.
Đối với những khoản vay có vấn đề do khách hàng vi phạm các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng tín dụng, sau khi NH áp dụng một số biện pháp khai thác không hiệu quả, NH buộc phải xử lý theo hƣớng thanh lý gọi là thanh lý bắt buộc.
Trong thực tế, NH gặp rất nhiều khó khăn trong thu hồi nợ bằng con đƣờng thanh lý bắt buộc, nhất là cho vay tín chấp, cho vay tài sản đảm bảo là bất động sản. Do hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, sự phối hợp chƣa chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng nhƣ công an, thi hành án, chính quyền sở tại, Luật phá sản chƣa triển khai triệt để, các nghiệp vụ nhƣ mua bán nợ chƣa phổ biến ở Việt Nam đã làm đã làm cho TCTD gặp khó khăn trong việc thanh lý các khoản tồn đọng, khó đòi.
2.2.2.3 Thực trạng các yếu tố kỹ thuật của việc cung cấp tín dụng
Khi cấp tín dụng cho các DN, các NHTM trên địa bàn Hải Dƣơng xác định các yếu tố kỹ thuật nhƣ: mức cho vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay nhƣ sau:
* Xác định mức cho vay:
Mức cho vay đối với một khách hàng, một phƣơng án vay vốn đƣợc xác định dựa trên các yếu tố: Nhu cầu vay vốn của khách hàng, mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào phƣơng án, khả năng trả nợ của khách hàng, khả
năng cho vay của NH và tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị đảm bảng tiền vay (nếu có) theo quy định của mỗi NH.
Vốn tự có của mỗi khách hàng cùng tham gia vào phƣơng án kinh doanh. Theo quy định của NHNo&PTNT Việt nam, tối thiểu là 10% tổng nhu cầu vốn vay ngắn hạn và 15% tổng nhu cầu vốn vay trung hạn.
Khả năng cho vay của NH chính là giới hạn tối đa mà NH có thể cho một khách hàng vay, một dự án vay. Khả năng này phụ thuộc hai yếu tố là khả năng về vốn của NH tại thời điểm cho vay và giới hạn tối đa mà NH đƣợc phép cho vay. Theo quy định của Luận các TCTD, NH không đƣợc phép cho một KH vay quá 15% vốn tự có của mình. Nếu món vay vƣợt quá giới hạn trên thì phải mời các TCTD khác tham gia đồng tài trợ.
Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị bảo đảm tiền vay theo quy định của mỗi NH trong từng thời kỳ, trong đó mức cho vay tối đa phải luôn nhỏ hơn giá trị tài sản đảm bảo.
Đối với phƣơng thức cho vay theo món: Mức cho vay đƣợc xác định nhƣ sau:
Nhu cầu vay = Chi phí cần thiết cho - Vốn tự có - Vốn khác Vốn NH SXKD
Đối với cho vay theo hạn mức tín dụng: hạn mức cho vay tín dụng đƣợc xác định nhƣ sau:
Chi phí sản xuất cần thiết
Hạn mức tín dụng = trong năm kế hoạch - Vốn tự có - Vốn huy động khác Vòng quay vốn lƣu động
* Xác định thời hạn vay:
NH căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, mà không căn cứ trên chu kỳ ngân quỹ hoặc lƣu chuyển tiền tệ để xác định thời hạn cho vay.
Theo quy định của các NH, CBTD tính toán lãi suất cho vay và đề xuất trong nội dung tờ trình thẩm định, Giám đốc NH cho vay sẽ quyết định mức lãi suất cho vay đối với KH nhƣng không thấp hơn mức lãi suất sàn do NHTM TW quy định.
Lãi suất cho vay đƣợc xác định theo cách sau:
Lãi suất cho vay = Chi phí vốn cho vay + mức lợi nhuận kỳ vọng
Chi phí vốn cho vay = Chi phí huy động vốn + Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng + Chi phí thanh khoản + Chi phí hoạt động.
Phƣơng thức tính lãi đơn điệu, chƣa linh hoạt để phù hợp với dòng thu nhập của khách hàng, ngày thu lãi hàng tháng đƣợc quy định cụ thể.
2.3. Những mặt hạn chế trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DN trong KCN ở Hải Dƣơng thời gian qua. trong KCN ở Hải Dƣơng thời gian qua.
2.3.1. Hạn chế về mặt kết quả.
- Về dƣ nợ và doanh số cho vay: Hoạt động cho vay KCN còn quá nhỏ bé so với tiềm năng, mặc dù thu nhập từ thị trƣờng cho vay DN trong KCN khá vững chắc.
- Về loại sản phẩm cho vay chƣa đa dạng và phong phú.
- Chất lƣợng tín dụng ở một số khoản vay thấp, nợ xấu cao hơn bình quân của tỉnh.
2.3.2. Vấn đề tài sản đảm bảo có tính chất quyết định trong việc cấp tín dụng.