Chương 1 : Khái quát chung về chuyển giá của các TNC
3.2 Định hướng của Việt Nam đối với việc thu hút FDI và chống chuyển
chuyển giá của các TNC
3.2.1 Định hướng đối với việc thu hút FDI
Tính đến 31/8/2012, tại Việt Nam có trên 14.000 dự án đầu tư nước ngồi có hiệu lực, với số vốn đăng ký là 206,8 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 97,63 tỷ USD (đạt 47,2%); số dự án giải thể và hết hạn là 1.901 dự án (tương ứng với 40 tỷ USD).
Trong số các dự án còn hiệu lực, số dự án có vốn đăng ký trên 1 tỷ USD là 26 dự án (tương ứng với 66 tỷ USD).
Trong những năm tới, Việt Nam sẽ tập trung thu hút những dự án có hàm lượng cơng nghệ cao, ưu tiên thu hút các dự án quy mô lớn, với hướng tập trung vào các tập đồn có cơng nghệ nguồn. Cụ thể: Việt Nam phải chuyển trọng tâm thu hút FDI từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước châu Á sang các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) của Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Định hướng thu hút FDI trong thời gian tới sẽ tập trung cho các hoạt động sản xuất ở chuỗi giá trị cao hơn trong mạng sản xuất toàn cầu và khu vực để bù đắp thiếu hụt đầu tư do sự dịch chuyển FDI từ Việt Nam sang các nước có chi phí lao động thấp hơn; đối với các dự án khai thác tài nguyên chỉ cấp phép cho các dự án chế biến sâu, với cơng nghệ máy móc thiết bị hiện đại và có phương án xứ lý môi trường; hạn chế các dự án thâm dụng lao động mà không địi hỏi cơng nghệ, giá trị gia tăng thấp; thu hút các dự án vào các ngành sản xuất đầu vào trung gian, các dự án dịch vụ trung gian và dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Trong đó, quan trọng là thu hút FDI vào ngành cơng nghiệp hỗ trợ.
Theo đó, u cầu các địa phương phải tiến hành chọn lọc nhằm loại bỏ các dự án tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm, quy mơ vốn thấp nhưng sử dụng diện tích đất lớn, kinh doanh không hiệu quả; khai thác, sử dụng nhiều tài ngun và có cơng nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng; tập trung vào dự án công nghệ cao, sạch, công nghiệp phụ trợ, sản xuất hàng xuất khẩu.
Các chính sách ưu đãi đầu tư cần phù hợp với định hướng đầu tư trong giai đoạn tới. Cụ thể, về chính sách ưu đãi thuế, cần điều chỉnh theo định hướng thu hút đầu tư giai đoạn mới, gắn với ngành nghề, tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, thay vì theo khu vực như hiện tại. Ngoài ra, cần ban hành nghị định
riêng về danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư, thống nhất đối tượng được ưu đãi.
3.2.2 Định hướng đối với hoạt động chống chuyển giá của TNC
Việt Nam vẫn giữ chủ trương “tăng cường công tác quản lý chống việc chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi”. Theo đó tiếp tục xây dựng, thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá; hạn chế, ngăn ngừa, tình trạng các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết lợi dụng chuyển giao giá trị hàng hoá, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh… để làm giảm nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; tăng cường tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Chương trình hành động kiểm sốt hoạt động chuyển giá giai đoạn 2012-2015 tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, nghiên cứu sửa đổi bổ sung nhằm hồn thiện chiín sách pháp
luật theo hướng đưa ra các quy định, hướng dẫn cụ thể để kiểm soát, ngăn ngừa, hạn chế hoạt động chuyển giá nhằm làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp tại Việt Nam của các doanh nghiệp có mối liên hệ liên kết.
Thứ hai, Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu tỷ suất lợi nhuận của các
doanh nghiệp độc lập theo từng ngành nghề kinh doanh có rủi ro cao trong quản lý giá chuyển nhượng và danh mục giá giao dịch trên thị trường của một số hàng hoá chủ yếu trên cơ sở tham khảo giá hàng hoá cùng loại tại các nước trong khu vực và trên thế giới làm cơ sở chung cho các Cục Thuế sử dụng, phân tích rủi ro trong cơng tác quản lý giá chuyển nhượng; xử lý thông tin thu thập được phục vụ cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Thứ ba, thu nhập, nghiên cứu các các dấu hiệu chuyển giá đang được
các chủ thể kinh doanh tại Việt Nam thực hiện; kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế trong quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của ngành thuế trong thời gian vừa qua.
Thứ tư, xây dựng tài liệu đào tạo về quản lý giá chuyển nhượng trên cơ
sở thu thập, tìm kiếm kinh nghiệm quốc tế và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quản lý; soạn thảo quy trình thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động chuyển giá;
Thứ năm, đào tạo, trạng bị kiến thức chuyên môn sâu, rộng cho đội ngũ
công chức làm công tác quản lý giá chuyển nhượng để có khả năng đảm đương nhiệm vụ khó khăn này trong tương lai.
Thứ sáu, tập trung đẩy mạnh công tác thanh tra đối với hoạt động
chuyển giá của các doanh nghiệp tại cơ quan thuế các cấp, đảm bảo việc lập kế hoạch thanh tra và cũng như thực hiện thanh tra thực tế đối với hoạt động chuyển giá chiếm ít nhất 20% số cuộc thanh tra trong 01 năm.
Thứ bảy, xây dựng và thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về
tăng cường năng lực quản lý nhà nước, kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp liên kết. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, xây dựng các cơ chế xác định giá trị tài sản cố định và giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào; nghiên cứu các giải pháp quản lý đối với hoạt động chuyển giá đã được các nước áp dụng hiệu quả.
Thứ tám, xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thơng về giá
chuyển nhượng để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức tuân thủ của các doanh nghiệp, cán bộ thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.
Thứ chín, tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nhằm
thuế của các doanh nghiệp Việt Nam có mối quan hệ liên kết và chống thất thu Ngân sách Nhà nước.
Với nội dung hoạt động, lộ trình thực hiện cụ thể sẽ được Tổng cục Thuế chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện.