Cơ sở hậu cần và dịch vụ khai thác hải sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác hải sản ở tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững (Trang 67 - 70)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Hiện trạng khai thác hải sản về mặt kinh tế

3.2.6. Cơ sở hậu cần và dịch vụ khai thác hải sản

Bảng 3.26. Cơ sở hậu cần và dịch vụ nghề cá TT Cơ sở hậu cần, dịch vụ nghề cá ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Cảng cá cảng 2 2 2 2 2 2

Sứa chứa chiếc 105 105 105 105 105 105

2 Khu neo đậu khu 2 2 2 2 2 2

Sức chứa chiếc 1.250 1.250 1.250 1.250 1.250 1.250

3

Cơ sở đóng, sữa tàu cơ sở 15 17 17 18 19 20 Khả năng đóng mới chiếc/năm 70 80 80 80 90 100 Khả năng sửa chữa chiếc/năm 1.700 1.800 1.800 1.850 1.900 2.000 4 Cơ sở sản xuất đá cơ sở 56 75 100 113 120 145 Công suất tấn/ngày 840 1.125 1.500 1.695 1.800 2.175

5 Cung cấp xăng dầu cơ sở 41 41 42 45 47 48

Công suất 1.000l/ngày 2.050 2.050 2.100 2.475 2.585 2.880 Cơ sở thu mua,

tiêu thụ hải sản cơ sở 26 26 30 35 38 41

( Nguồn: Cục Thống kê, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình)

- Cảng cá, bến cá

Theo thống kê, đến năm 2013, trên địa bàn tỉnh đã đƣợc đầu tƣ xây dựng 02 cảng cá với sức chứa 105 lƣợt tàu/ngày. Các cảng cá Sông Gianh và Nhật Lệ đã phát huy đƣợc hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác hậu cần dịch vụ nghề cá, tạo thuận lợi cho việc quản lý phƣơng tiện nghề cá, góp phần đẩy mạnh phát triển thƣơng mại thuỷ sản. Một số bến cá kết hợp chợ cá đƣợc sử dụng cho việc neo đậu, bốc dỡ sản phẩm và vận chuyển hàng hóa phục vụ khai thác. Đây là nơi

tập trung chủ yếu của tàu khai thác có công suất < 90 cv. Tuy nhiên hiện vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu, hơn nữa việc bồi lắng các cảng cá, bến cá, đặc biệt là các cửa sông đã gây khó khăn rất lớn cho tàu cá và ngƣ dân.

Do điều kiện tự nhiên nên hiện nay, một số cửa, luồng ra vào các cảng cá đã bị bồi lắng ảnh hƣởng đến việc ra vào của các tàu cá, đặc biệt là tại các cửa sông có số lƣợng tàu ra vào nhiều nhƣ cửa Nhật Lệ, cửa Ròon.

- Khu neo đậu tránh trú bão

Là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, thƣờng xuyên hứng chịu nhiều cơn bão đã gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động khai thác của ngƣ dân trong tỉnh. Đến nay tỉnh đã đƣợc đầu tƣ xây dựng 2 khu neo đậu, tránh trú bão với sức chứa theo thiết kế 1.250 chiếc, tuy nhiên chỉ phát huy hiệu quả đƣợc khu neo đậu tránh trú bão Cửa Gianh với sức chứa khoảng 450-500 chiếc đã góp phần làm giảm thiệt hại về ngƣời và tàu cá trong và ngoài tỉnh, tuy nhiên hiện vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu. Tại cửa vùng có tàu nhiều nhiều nhƣng vẫn chƣa có khu neo đậu tránh trú bão nhƣ vùng Nhật Lệ ở Đồng Hới, vùng Ròon ở Quảng Trạch, vùng sông Dinh ở Bố Trạch, …

- Cơ sở đóng sữa tàu cá

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có có 20 cơ sở đóng mới, sữa chữa tàu cá. Tất cả các cơ sở đều đóng tàu theo kinh nghiệm dân gian, năng lực, kinh nghiệm cũng nhƣ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng đƣợc nâng lên. Khả năng sửa chữa cải hoán tàu cá khoảng 2000 lƣợt tàu /năm. Đánh giá cụ thể về các cơ sở đóng sửa tàu cá nhƣ sau:

Về trang thiết bị đóng tàu: Hầu hết các cơ sở đều trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc đóng mới, sữa chữa, cải hoán tàu cá nhƣ: Đƣờng ray kéo tàu, máy tời, máy phát điện, máy cƣa, đục, bào và các dụng cụ đồ mộc khác.

Về đội ngủ cán bộ kỹ thuật và công nhân: Chủ yếu là các thợ lành nghề, đóng tàu theo kinh nghiệm dân gian, một số ít cơ sở đóng tàu có kỹ sƣ vỏ thực hiện giám sát đóng mới.

Năng lực đóng mới: Năng lực đóng mới tùy theo vào đội ngủ cán bộ kỹ thuật và công nhân, trang thiết bị, mặt bằng của từng cơ sở, mỗi năm một cơ sở đóng mới khoảng từ 4-20 tàu cá tùy từng cơ sở.

Tuy nhiên, các cơ sở chủ yếu do dân tự đầu tƣ, không có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, số lƣợng, chất lƣợng chƣa đáp ứng yêu cầu theo quy định, nhiều ngƣ dân phải đóng mới, sữa chữa tàu cá tại các tỉnh bạn.

- Cơ sở sản xuất nƣớc đá, cung cấp xăng dầu:

Theo thống kê, tính đến năm 2013, toàn tỉnh có tổng số 145 cơ sở sản xuất nƣớc đã, 48 cơ sở cung cấp xăng dầu. Số lƣợng cơ sở cơ bản ổn định qua các năm, công suất tăng mạnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu.

- Cơ sở thu mua, tiêu thụ hải sản:

+ Theo thống kê, tính đến cuối năm 2013 có tổng số 41 cơ sở thu mua, tiêu thụ hải sản khai thác, đây là các cơ sở nhỏ lẻ, nậu vựa.

+ Việc tiêu thụ chủ yếu là qua trung gian nậu vựa, chƣa có sự kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nên thƣờng bị ép giá, ép loại.

+ Chƣa có dịch vụ thu mua, cung ứng vật tƣ nhiên liệu trên biển, làm giảm lƣợng sản phẩm đƣợc thu mua, chế biến trên địa bàn tỉnh.

- Bên cạnh đó, dịch vụ dây lƣới sợi, vật tƣ nghề cá có hầu khắp các chợ trung tâm, các cửa lạch thuận lợi cho ngƣ dân trong việc đầu tƣ, mua sắm. Tại các địa phƣơng có truyền thống nghề cá đều có đầy đủ các dịch vụ hậu cần nghề cá.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác hải sản ở tỉnh Quảng Bình theo hướng bền vững (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)