Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp công nghệ thi công Top - down (Trang 27 - 29)

3 CỌC XIMĂNG ĐẤT

3.1Giới thiệu chung

Cọc xi măng đất (hay còn gọi là cột xi măng đất, trụ xi măng đất) -(Deep soil mixing columns, soil mixing pile)

Cọc xi măng đất là hỗn hợp giữa đất nguyên trạng nơi gia cố và xi măng được phun xuống nền đất bởi thiết bị khoan phun. Mũi khoan được khoan xuống làm tơi đất cho đến khi đạt độ sâu lớp đất cần gia cố thì quay ngược lại và dịch chuyển lên. Trong quá trình dịch chuyển lên, xi măng được phun vào nền đất (bằng áp lực khí nén đối với hỗn hợp khô hoặc bằng bơm vữa đối với hỗn hợp dạng vữa ướt).

3.1.1 Phạm vi ứng dụng

Khi xây dựng các cơng trình có tải trọng lớn trền nền đất yếu cần phải có các biện pháp xử lý đất nền bên dưới móng cơng trình, nhất là những khu vực có tầng đất yếu khá dày như vùng

Nhà Bè, Bình Chánh, Thanh Đa ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

Cọc xi măng đất là một trong những giải pháp xử lý nền đất yếu. Cọc xi măng đất được áp dụng rộng rãi trong việc xử lý móng và nền đất yếu cho các cơng trình xây dựng giao thơng, thuỷ lợi, sân bay, bến cảng…như: làm tường hào chống thấm cho đê đập, sửa chữa thấm mang cống và đáy cống, gia cố đất xung quanh đường hầm, ổn định tường chắn, chống trượt đất cho mái dốc, gia cố nền đường, mố cầu dẫn…

3.1.2 Ưu điểm

So với một số giải pháp xử lý nền hiện có, cơng nghệ cọc xi măng đất có ưu điểm là khả năng xử lý sâu (đến 50m), thích hợp với các loại đất yếu (từ cát thô cho đến bùn yếu), thi công được cả trong điều kiện nền ngập sâu trong nước hoặc điều kiện hiện trường chật hẹp, trong nhiều trường hợp đã đưa lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với các giải pháp xử lý khác.(nếu sử dụng phương pháp cọc bê tơng ép hoặc cọc khoan nhồi thì rất tốn kém do tầng đất yếu bên trên dày. Với 1 trường hợp đã áp dụng với lớp đất dày 30m, thì khi sử dụng phương pháp cọc- đất xi măng tiết kiệm cho mỗi móng xi lơ khoảng 600 triệu đồng.

Ưu điểm nổi bật của cọc xi măng đất là:

 Thi công nhanh, kỹ thuật thi công không phức tạp, khơng có yếu tố rủi ro cao. Tiết kiệm thời gian thi công đến hơn 50% do không phải chờ đúc cọc và đạt đủ cường độ(Ví dụ tại dự án Sunrise). Tốc độ thi cơng cọc rất nhanh.

 Hiệu quả kinh tế cao. Giá thành hạ hơn nhiều so với phương án cọc đóng, đặc biệt trong tình hình giá vật liệu leo thang như hiện nay.

 Rất thích hợp cho cơng tác xử lý nền, xử lý móng cho các cơng trình ở các khu vực nền đất yếu như bãi bồi, ven sông, ven biển

 Thi công được trong điều kiện mặt bằng chật hẹp, mặt bằng ngập nước

 Khả năng xử lý sâu (có thể đến 50m).

 Địa chất nền là cát rất phù hợp với công nghệ gia cố ximăng, độ tin cậy cao

3.1.3 Về tên gọi

Về vấn đề tên gọi là "cọc" , "cột" hay la "trụ" thì hiện nay có 2 trường phái:

+ Trường phái thứ 1 ở châu Á (học viện kỹ thuật Châu Á A.I.T, Trung Quốc...vv) thi gọi tên là "cọc" ximang-Đất.

+ Trường phái thứ 2 gồm các nước Mỹ, Nhật, Châu Âu...vv thì gọi là "cột" Ximang-Đất (các tài liệu dịch sang tiếng việt).

+ Riêng ở Việt Nam thi có người gọi là "cọc" Ximang- Đất, người thì gọi là "Cột" Ximang - Đất. Có lẽ nên gọi là "Cột" thi đúng hơn bởi vì thuật ngữ "Cọc" chỉ dùng để chỉ những loại như cọc BTCT, cọc Thép...vv có cường độ lớn hơn rất nhiều so với "cột" ximang-Đất.

3.1.4 Tiêu chuẩn thiết kế

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn thiết kế - thi công – nghiệm thu cọc xi măng đất là TCXDVN 385 : 2006 "Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng" do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ Xây dựng đề nghị, Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 38/2006/QĐ-BXD ngày 27 tháng 12 năm 2006.

Tiêu chuẩn của nước ngồi thì có Shanghai-Standard ground treatment code DBJ08-40-94. (Tuy nhiên trong các tài liệu tính tóan này chỉ chủ yếu đề cập đến vấn đề lực thẳng đứng là chính mà chưa thấy đề cập đến vấn đề thiết kế khi cơng trình chịu tải trọng ngang.)

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp công nghệ thi công Top - down (Trang 27 - 29)