Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu
2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp là thu thập những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương cũng địa phương như: Tổng cục Thống kê, UBND huyện Ba Chẽ, Chi cục Thống kê huyện Ba Chẽ, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ba Chẽ, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ba Chẽ,... nhằm thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến vấn đề trang trại, thu thập số liệu qua sách báo, tạp chí, nghị định, quyết định,…
2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a) Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra đã chuẩn bị trước Mục đích của phương pháp này nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở địa bàn nghiên cứu thông qua phỏng vấn trực tiếp khách du lịch và người dân địa phương trên địa bàn.
- Đối tượng điều tra: tác giả điều tra 50 khách du lịch, trong đó có 25 khách du lịch trong nước và 25 khách du lịch nước ngoài và 50 người dân về hiện trạng du lịch cộng đồng ở huyện Ba Chẽ.
b) Phương pháp quan sát trực tiếp
Quan sát trực tiếp hiện trường để thu thập các số liệu liên quan về thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn.
c) Phương pháp thảo luận nhóm với những người có liên quan
Nhóm người liên quan gồm cán bộ quản lý cấp huyện và đại diện chủ cơ sở kinh doanh du lịch cộng đồng. Nội dung thảo luận những vấn đề liên quan đến khó khăn, thách thức cũng như giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn.
d) Phương pháp phân tích SWOT
Mục đích của phương pháp này nhằm đánh giá những mặt mạnh, cơ hội, yếu điểm và thách thức trong phát triển du lịch cộng đồng hiện nay ở địa phương.
2.3.2. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin số liệu
2.3.2.1. Phương pháp phân tích Excel
Các loại số liệu thu thập phục vụ nghiên cứu được được kiểm tra, phân tổ và tổng hợp theo hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đã xây dựng sử dụng phần mềm thống kê Excel/PivotTable (Dương Văn Sơn và Bùi Đình Hòa, 2012). Các thông tin định lượng trong bảng hỏi (phiếu điều tra) được tính toán xử lý một số đại lượng thống kê thông dụng của mẫu như: Độ lệch chuẩn (SD), sai số chuẩn (SE) và hệ số biến động (CV%) nhằm hiểu rõ bản chất dẫy số liệu đã quan sát.
2.3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được áp dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng và hiệu quả hoạt động du lịch cộng đồng. Các kết quả này được biểu diễn dưới dạng các số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình, được trình bày bằng bảng số liệu, hình,...
2.3.2.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng thông qua việc so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian, theo ngành nghề của các cơ sở hoạt động du lịch cộng đồng. Kết quả của phân tích này sẽ là cơ sở của việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồngcủa huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
2.3.2.4. Phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
Đề tài đồng thời sử dụng cả nghiên cứu định tính, chỉ rõ những đặc điểm mang tính định tính của trang trại, đồng thời sử dụng cả nghiên cứu định lượng thông qua xác định các thông tin định lượng của các cơ sở du lịch trên địa bàn trong nghiên cứu.
2.3.2.5. Nghiên cứu mô tả và nghiên cứu giải thích
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả để thiết lập trạng thái tồn tại của sự vật hiện tượng, chỉ ra bộ mặt hiện thực của đối tượng nghiên cứu, là tiền đề cho nghiên cứu giải thích nhằm chỉ ra mối quan hệ tất yếu, bản chất của hiện tượng này (tức là hiện tượng cần được giải thích) với hiện tượng khác mà có quan hệ với hiện tượng giải thích.