Sự cần thiết phải cải cách TTHC ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương (Trang 29 - 32)

1.2.2 .Phân loại các TTHC

1.2.3 Sự cần thiết phải cải cách TTHC ở Việt Nam

Hiện nay cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới đang phát triển hết sức mạnh mẽ, thị trƣờng ngày càng cạnh tranh gay gắt, tính thời cơ nảy sinh qua cạnh tranh là rất mạnh. Có những quyết sách kịp thời và đúng đắn, có hiệu quả hành chính cao thì mới chớp đƣợc những thời cơ tốt và chiến thắng trong cạnh tranh. Vì thế không ngừng nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính là nhiệm vụ chiến lƣợc bức bách và gay gắt.

Trƣớc sự phát triển của nhu cầu và sự gia tăng của khối lƣợng công vụ, nền hành chính bắt buộc phải đƣợc cải cách.

Quản lý hành chính của bất cứ nƣớc nào cũng đều đụng đến ba vấn đề cốt lõi: tổ chức, nhân sự và thủ tục điều hành. Tổ chức có hợp lý, nhân viên có đƣợc sử dụng đúng khả năng và tiêu chuẩn, thủ tục điều hành có đơn giản thì quản lý mới hiệu quả.

Quản lý hành chính đƣợc thực hiện bằng một loạt hành động nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, tức là chúng diễn ra theo một thủ tục nhất định. Những thủ tục hữu hiệu là rất cần thiết vì nó đảm bảo cho tiến trình hành chính không bị phá rối hoặc cản trở.

Mối quan hệ giữa tổ chức, nhân sự và thủ tục là mối quan hệ biện chứng: muốn tổ chức hợp lý phải có viên chức đủ khả năng và đúng tiêu chuẩn cũng nhƣ thủ tục điều hành rõ ràng, đơn giản. Ngƣợc lại, thủ tục rƣờm rà sẽ dẫn đến phình to tổ chức, thêm nhiều tầng nấc, viên chức có thêm cơ hội dựa vào uy quyền của Nhà nƣớc để hạch sách gây khó khăn cho nhân dân, làm giảm uy tín của chính quyền, vì ngƣời dân thƣờng nhìn chính quyền qua các mối quan hệ qua lại giữa họ với các viên chức Nhà nƣớc. Bộ máy Nhà nƣớc dù có những cán bộ giỏi đi chăng nữa cũng không đƣơng đầu nổi với những khuyết điểm căn bản về thủ tục.

Hiện tƣợng các cơ quan đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi giải quyết công việc, thái độ thiếu tôn trọng nhân dân, cửa quyền, ban ơn thậm chí sách nhiễu, đòi hối lộ chính là vì TTHC do nhiều ngành, nhiều cấp đặt ra một cách tùy tiện, vừa thiếu tính đồng bộ, vừa rƣờm rà phức tạp.

Những điều nói trên cho thấy vai trò quan trọng của TTHC.

Một thực tế diễn ra ở Việt Nam đó là có quá nhiều các loại thủ tục với các tầng nấc khác nhau mà thủ tục nào cũng rƣờm rà, sách nhiễu. Để giải quyết một công việc nào đó ngƣời dân phải tốn không biết bao thời gian, sức lực thậm chí tiền của mới có đƣợc. Chính những thủ tục rƣờm rà ấy lại góp phần tạo điều kiện cho một bộ phận cán bộ công chức nhà nƣớc có cơ hội để “hành dân”, khiến cho nhân dân mất lòng tin vào chính quyền. Vì vậy, Nghị

quyết 38/CP ngày 04/5/1994 của Chính phủ đã khẳng định: cải cách TTHC là đòi hỏi bức xúc, đáp ứng yêu cầu chính đáng của nhân dân. Đây cũng là một nội dung quan trọng của cải cách một bƣớc nền hành chính quốc gia.

Mặt khác, trƣớc yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra nhiều nguy cơ và thử thách. Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của đất nƣớc, có rất nhiều lĩnh vực mới ra đời, nhu cầu của ngƣời dân ngày càng tăng, các loại TTHC cũng nhƣ quy trình giải quyết các loại cũ vốn đã quá rƣờm rà, phức tạp nay lại càng không phù hợp. Muốn thu hút đầu tƣ, muốn phát triển đất nƣớc thì TTHC càng phải đơn giản, thuận tiện nhƣng vẫn đảm bảo tính pháp lý, chặt chẽ và đầy đủ.

Với tất cả điều đó cải cách TTHC ở Việt Nam là một tất yếu khách quan. Đại hội đại biểu Đảng cộng sản lần thứ IX (tháng 4/2001) đã đƣa ra chƣơng trình CCHC Nhà nƣớc giai đoạn 2001 – 2010. Trong đó chỉ rõ phải đẩy mạnh cải cách TTHC bằng các giải pháp:

- Loại bỏ những thủ tục rƣờm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân. Mở rộng cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ kịp thời những quy định không cần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch, giám định nhƣng vẫn đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính.

- Mẫu hóa thống nhất trong cả nƣớc các loại giấy tờ mà công dân hoặc doanh nghiệp cần phải làm khi có yêu cầu giải quyết các công việc về sản xuất, kinh doanh và đời sống.

- Ban hành cơ chế kiểm tra cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết công việc của dân; xử lý nghiêm ngƣời có hành vi sách nhiễu, hách dịch, vô trách nhiệm; khen thƣởng những ngƣời hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao.

- Quy định cụ thể và rõ ràng trách nhiệm cá nhân trong khi thi hành công vụ. Việc xác định quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ phải đi liền với việc đánh giá, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ, công chức.

- Thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức ở các cơ quan HCNN các cấp. Cơ quan hành chính các cấp có trách nhiệm giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức phải niêm yết công khai, đầy đủ mọi thủ tục, trình tự, lệ phí, lịch công tác tại trụ sở làm việc.

Việc thực hiện cơ chế “Một cửa” đƣợc coi là một trong những biệp pháp mang tính đột phá trong việc cải cách TTHC. Vậy cơ chế “Một cửa” là gì?

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)