Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh HàTây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Hà Tây (Trang 61 - 80)

Chƣơng 2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngàn hở tỉnh HàTây

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh HàTây

1996 - 2000 và 2000 - 2003

Giai đoạn 1996- 2000 là thời kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, có những thuận lợi: Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội và chuyển sang thời kỳ phát triển mới; Tỉnh có nhiều tiềm năng về nguồn nhân lực, đất đai, tài nguyên. Kinh tế- xã hội trong tỉnh phát triển khá hơn trước.

Về khó khăn: Kinh tế cả nước chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực; trong tỉnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chưa mạnh; hạ tầng cơ sở còn yếu; nguồn vốn đầu tư hạn chế. Tuy có khó khăn nhưng tỉnh Hà tây đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những kết quả quan trọng.

Về phát triển kinh tế, trong 5 năm 1996-2000, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm 7,3%, GDP bình quân đầu người đạt 315 USD/năm, tăng bình quân 11,1%. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp- công nghiệp - dịch vụ có bước chuyển dịch; năm 1995: 48,33% - 25,34% - 26,33%; năm 2000: 41%- 30,5%- 28,5% gần đạt tới mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII đề ra: 40%-30%-30% [11,tr.8].

2.2.1.1. Thực trạng kinh tế trong nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,6%. Năm 2000 sản lượng lương thực có hạt đạt 990.427 triệu tấn (mục tiêu 1 triệu tấn), sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người 409kg.

Cơ cấu giống: lúa, ngô, đậu tương… đã chuyển dịch theo hướng năng suất, chất lượng cao. Các loại giống lúa mới năng suất cao chiếm 90% diện tích cấy; cây màu tăng bình quân hàng năm 4,3% về diện tích và 6,3 % về sản lượng. Diện tích vụ đông, năm 2000 đạt 41.915 ha, chiếm 45,2% diện tích lúa, mầu (mục tiêu 60%). Phong trào cải tạo vườn tạp và trồng cây công nghiệp phát triển. 5 năm qua đã trồng 250 ha chè, đưa diện tích chè đến năm

2000 là 2.200 ha; 2.500 ha cây ăn quả; 2192 ha rừng tập trung; 4,8 triệu cây phân tán, chăm sóc 5792 ha rừng, làm tốt công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng.

Chăn nuôi tiếp tục phát triển, đàn lợn tăng bình quân 5,8% năm, đàn bò năm 2000 có 90.500 con, bò Laisin chiếm gần 44% tổng đàn, có 1120 con bò sữa, đàn trâu hàng năm giảm 6,3%. Chăn nuôi thuỷ sản năm 2000 đạt giá 105,6 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 31% giá trị sản xuất nông nghiệp (mục tiêu 40%). Công tác thuỷ lợi đã đầu tư củng cố, xây dựng, nâng cấp các công trình tưới tiêu, điều hành chống hạn, chống úng có nhiều cố gắng. Nhiệm vụ phòng chống lũ, lụt, úng đã tích cực chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng đối phó khi úng lụt, phân lũ xảy ra.

Kinh tế hộ gia đình đã được khuyến khích phát triển, đã chuyển đổi 500/514 hợp tác xã nông nghiệp theo luật. Sau chuyển đổi các hợp tác xã đã dần đi vào ổn định. Thực hiện đồn điền đổi thửa; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất lâu dài đã cơ bản hoàn thành, tạo điều kiện cho hộ nông dân yên tâm chủ động đầu tư thâm canh để phát triển sản xuất. Kinh tế nông nghiệp phát triển đa dạng về các hình thức sở hữu. Toàn tỉnh hiện có gần 400 vườn trại, trang trại, trong đó có nhiều vườn trại, trang trại kinh doanh có hiệu quả [11, 8- 9- 10].

2.2.1.2. Thực trạng kinh tế trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 16%; năm 2000, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt giá trị 2.997 tỷ đồng, trong đó quốc doanh Trung ương tăng 5,4%, quốc doanh địa phương tăng 10,5%, ngoài quốc doanh tăng 9,3%. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 56,3%. Thực hiện chủ trương sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, đến nay toàn tỉnh có 115 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 20 doanh nghiệp công ích, 6 doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hoá, 220 doanh nghiệp tư nhân, 171 công ty trách nhiệm hữu hạn, 35 dự án có vốn đầu tư nước ngoài

đúng luật, giải quyết thêm nhiều việc làm và đóng góp ngân sách cho địa phương. Một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ, sản xuất kinh doanh các sản phẩm có hiệu quả như: xi măng, bia, thuốc tân dược, dệt, may, đá ốp lát…Tỉnh đã đầu tư cho chương trình khuyến công, đầu tư mở rộng các ngành nghề. Hiện nay có 900 làng có nghề, chiếm 56,26% tổng số làng, trong đó có 106 làng nghề. Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển thêm nghề mới [11, tr.10- 11].

2.2.1.3. Thực trạng kinh tế trong dịch vụ

Các ngành kinh tế dịch vụ đều cố gắng vươn lên trong cơ chế thị trường, đã nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân. Tổng giá trị hàng hoá tiêu thụ trên địa bàn tăng 2 lần so với năm 1995. Tổng mức bán lẻ tăng bình quân 15,8%/năm; trong đó quốc doanh chiếm tỷ trọng 26,2%, tăng 17,3%, ngoài quốc doanh tăng 15,4%.

Nhìn chung thị trường hàng hoá phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân. Công tác quản lý thị trường, kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả, gian lận thương mại và công tác an toàn vệ sinh thực phẩm được quan tâm chỉ đạo.

Giá trị hàng xuất khẩu năm 2000 đạt trên 45 triệu USD (đạt mục tiêu). Trong đó, khu vực nhà nước 24 triệu USD, tăng bình quân 21,7%/ năm; khu vực ngoài quốc doanh và liên doanh với nước ngoài đạt trên 21 triệu USD. Tổng giá trị nhập khẩu 47 triệu USD (trong đó có các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là 28 triệu USD).

Ngành dịch vụ du lịch có chuyển biến, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010 và quy hoạch phát triển các cụm du lịch ở Sơn Tây, BaVì, Hương Sơn, thu hút một số nhà đầu tư xây dựng cơ sở du lịch, năm 2000 đã có 1,2 triệu lượt khách, trong đó có 5,8 vạn lượt khách quốc tế đến du lịch.

Dịch vụ cung ứng điện, nước, vật tư nông nghiệp, khuyến nông, phục vụ nông nghiệp có nhiều tiến bộ. Dịch vụ giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân, tích cực mở rộng luồng, tuyến, bến, bãi, nâng cao chất lượng phục vụ, các đơn vị quốc doanh kinh doanh có hiệu quả, vận tải ngoài quốc doanh phát triển, tăng thêm nhiều phương tiện vận chuyển

Ngành bưu điện đầu tư trên 120 tỷ đồng, mở rộng và hiện đại hoá nhanh mạng lưới thông tin liên lạc. Đến nay 100% số xã có điện thoại, bình quân 1,95 máy/ 100 dân; vượt mục tiêu Đại hội đề ra (1 máy/100dân). Xây dựng 152 điểm bưu điện văn hoá xã phục vụ thuận tiện cho nhân dân.

Dịch vụ tài chính, ngân hàng có nhiều cố gắng, đổi mới, đã khai thác các nguồn thu để tăng thu bình quân hàng năm 6,6%, hoàn thành vượt mức kế hoạch giao và có dự trữ cho tỉnh. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 10%. Quản lý chi bảo đảm chính sách, chế độ và tiết kiệm. Thực hiện khoán thu, chi ngân sách cho các cấp, các ngành, sử dụng kinh phí có hiệu quả. Đến năm 2000 ngành ngân hàng về cơ bản đã cân bằng thu, chi tiền mặt, huy động vốn đạt 2200 tỷ đồng, dư nợ cho các thành phần kinh tế vay 1800 tỷ đồng, trong đó trên 15 vạn lượt hộ nghèo vay trên 250 tỷ đồng. Có 75 quỹ tín dụng cơ sở và 01 quỹ tín dụng khu vực đã chuyển đổi theo luật hợp tác xã, hoạt động bước đầu có hiệu quả [11, tr 11-13].

2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Hà Tây năm 2000 - 2003

Năm 2003, năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ IX, nhiệm kỳ 2000- 2005. Bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2003, có những thuận lợi cơ bản là: thị trường giá cả ổn định, cơ sở vật chất từng bước được tăng cường. Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2002 và với tiềm năng, nội lực sẵn có; Tỉnh uỷ đã

lĩnh vực kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng…đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành phát huy thành tích đã đạt được, đoàn kết, khắc phục khó khăn, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân nỗ lực phấn đấu đạt được kết quả trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội.

2.2.2.1. Thực trạng kinh tế trong nông nghiệp

Mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn giữ ổn định và tiếp tục phát triển. Tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp ngay từ đầu năm, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ở cơ sở, nhất là về giống lúa, thời vụ, thuỷ lợi…Nhiều địa phương đã sử dụng giống lúa đạt tiêu chuẩn cấp 1, bảo đảm cơ cấu giống, hầu hết diện tích gieo trồng trong khung thời vụ, vụ mùa có diện tích lúa trà sớm nhiều nhất từ trước tới nay; đã tăng cường các biện pháp kỹ thuật thâm canh, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và tích cực diệt chuột. Chủ động khắc phục hạn, nóng, chỉ đạo chuẩn bị giống lúa ngắn ngày để các địa phương kịp thời gieo cấy tái giá. Vì vậy, vụ lúa xuân đạt cả diện tích, năng suất và sản lượng, năng suất lúa đạt 59,91 tạ/ha, sản lượng đạt 495.614 tấn. Vụ lúa mùa do ngập úng làm giảm diện tích và năng suất chỉ đạt 53,3 tạ/ha, sản lượng đạt 455.366 tấn, giảm 6,95 % so với vụ mùa năm 2002. Song sản lượng lương thực có hạt cả năm vẫn đạt 1.005.700 tấn (vượt mục tiêu 1 triệu tấn). Sản lượng lương thực có hạt năm 2000: 990.427 tấn; năm 2001; 961.933 tấn; năm 2002: 1.035.332 tấn. Sản lượng lương thực có hạt bình quân kg/đầu người năm 2000: 409; năm 2001: 393; năm 2002: 419. Sản lượng lúa bình quân kg/đầu người; năm 2000: 381; năm 2001: 369; năm 2002: 395. Bảng 3: Sản lƣợng lƣơng thực có hạt ĐVT: Tấn Năm Tổng số Chia ra Thóc Ngô 2000 990427 921429 68998 2001 961933 904020 57913 2002 1035332 976097 59235

Chỉ số phát triển (năm trước = 100%)

2000 104.72 105.11 99.76

2001 97.12 98.11 83.93

2002 107.63 107.97 102.28

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà tây 2000- 2002

Diện tích cây trồng vụ đông 2003- 2004 có chuyển biến, đạt 87,4% so với kế hoạch, tăng 1,2% so với vụ đông trước, trong đó cây lạc tăng 86%, cây đỗ tương tăng 23%…

Chăn nuôi tiếp tục phát triển mạnh, toàn diện. Thời điểm 01.8.2003, đàn gia súc gia cầm tăng từ 7,6% đến 17,5% so với năm 2002. Các mô hình chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp được mở rộng; dự án chăn nuôi bò sữa phát triển nhanh, đạt hiệu quả. Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm được kịp thời, đạt tỷ lệ cao, đã tập trung dập tắt bệnh của gia cầm ở 18 xã (thuộc huyện Phú Xuyên, Phúc Thọ, Hoài Đức, Đan Phượng), phòng xử lý tốt dịch bệnh. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng 4,2%, sản lượng tăng 13,7%… Chăn nuôi có bước chuyển dịch tích cực, đạt 39,8% trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4: Số lƣợng gia súc, gia cầm

ĐVT: 1000 con

Năm Trâu Lợn Ngựa Gia cầm

2000 34.4 90.5 896.8 0.74 5.8 8043

2001 31.1 94.1 1042.1 … … 9277

2002 28.6 98.2 1117.4 0.78 5.3 9912

Chỉ số phát triển (năm trước = 100%)

2000 95.03 101.34 107.96 119.35 118.37 108.62

2001 90.41 103.98 116.20 - - 122.80

2002 91.96 104.36 107.23 - - 100.35

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tây 2000- 2002

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có chuyển biến; trong năm đã chuyển đổi được 850 ha đất lúa kém hiệu quả sang nuôi, trồng thuỷ sản và trồng cây màu có giá trị kinh tế cao; trong đó chuyển sang mô hình lúa-cá-vịt

520 ha, mô hình trồng cây màu, lúa- lạc; lúa- đậu tương và luân canh cây màu ở vùng bãi được mở rộng. Kinh tế trang trại lại tiếp tục phát triển, toàn tỉnh có 491 trang trại với tổng diện tích 1.865 ha, vốn đầu tư 108 tỷ đồng, giải quyết việc làm 3.244 lao động. Hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở được tăng cường. Thực hiện chỉ thị của Tỉnh về xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm. hầu hết các huyện đã triển khai, bước đầu toàn tỉnh có 3.000 ha đạt giá trị 50 triệu đồng/ha; trong đó có 33 hợp tác xã có quy mô cánh đồng 10 ha trở lên với diện tích 1.100ha, đạt giá trị thu trên 50 triệu đồng/ha. Góp phần đưa giá trị bình quân 1ha canh tác đạt 26 triệu đồng/ năm.

Công tác thuỷ lợi và phòng, chống lụt, bão có nhiều cố gắng, đã chủ động thực hiện các biện pháp tưới, tiêu, phòng chống úng, hạn nên hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra. Đã hoàn thành trung tu, bảo dưỡng, xây dựng đê kè, các công trình phân lũ, chậm lũ trước mùa mưa bão như: Kè Phú Cường, kè Tân Đức (BaVì), kè Vân Tập, kè Kim Quan (Thạch Thất); xử lý kịp thời chống sụt lở kè Tòng Bạt (Ba Vì)…Triển khai kế hoạch trồng tre chắn sóng. Tập trung giải toả vi phạm Pháp lệnh đê điều đạt hiệu quả. Tỉnh tổ chức tốt diễn tập phòng, chống lụt, bão, cứu hộ đê, bảo vệ người, tài sản và tìm kiếm cứu nạn ở thị xã Sơn Tây và huyện BaVì.

Các hợp tác xã nông nghiệp được tiếp tục củng cố và hoạt động có hiệu quả. Đã có 388/520 hợp tác xã tiến hành đại hội theo nhiệm kỳ. Tỉnh tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý hợp tác xã ở các huyện Thanh Oai, Hoài Đức, Phú Xuyên, Quốc Oai…Các địa phương đã tiến hành thanh tra, kiểm tra và triển khai việc xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, làm điểm ở hai huyện Thanh Oai, Hoài Đức, bước đầu đạt kết quả, đã cưỡng chế, tháo dỡ các công trình vi phạm. Việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai có chuyển biến, tỉnh và huyện đã duyệt kế hoạch sử dụng đất đai cho 4 huyện và 146 xã. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư đạt 68% tổng số hộ.

Thực hiện Nghị quyết số 28/NQ/TW ngày 16.6.2003 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Kết luận về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh để các cấp, các ngành triển khai thực hiện.

Công tác di dân vào tỉnh Đăc Lắc và nội tỉnh đạt 40% so với kế hoạch. Dự án nước sạch, vệ sinh môi trường được tỉnh đầu tư 2,5 tỷ đồng và đóng góp của dân, đến nay có 55,5% hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước sạch; các công trình hợp vệ sinh đạt 42% số hộ; xây dựng mô hình xử lý rác thải tại xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức.

Về lâm nghiệp: đã hoàn thành kế hoạch trồng 350 ha theo dự án 661, tăng 4,8% so với năm trước, trồng cây phân tán tăng 11,8%, làm tốt công tác chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Đã xử lý các vụ buôn lậu lâm sản, thu giữ động vật hoang dã, nộp ngân sách tỉnh trên 1 tỷ đồng.

* Tồn tại: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng đạt thấp và chưa hình thành vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm. Một số huyện chấp hành sự chỉ đạo về thời vụ chưa nghiêm, cấy giống lúa lai đạt thấp (vụ xuân 8,5%, vụ mùa 0,57%); cơ cấu giống lúa ở một số địa phương chưa phù hợp với diện tích đất trũng. Diện tích vụ đông không đạt kế hoạch; cây màu có giá trị cao chưa phát triển mạnh, công tác thú y chưa được quan tâm đúng mức. Trồng tre chắn sóng chậm, chưa khai thác triệt để tiềm năng về đất ở vùng trũng, ven sông, đồi gò và vùng phía Tây núi BaVì. Công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản, bảo vệ thực vật còn yếu. Xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản cho hộ nông dân còn hạn chế, chế biến nông sản yếu. Hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, trình độ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Hà Tây (Trang 61 - 80)