Khả năng đáp ứng công việc của sinh viên sau đào tạo Đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá năng lực làm việc của sinh viên tốt nghiệp áp dụng cho trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội (Trang 47 - 57)

2.2. Thực trạng năng lực làm việc của sinh viên sau đào tạo Đại học Kinh

2.2.2. Khả năng đáp ứng công việc của sinh viên sau đào tạo Đại học

2.2.2.1. Sự phù hợp giữa chuyên ngành được đào tạo và công việc thực tiễn

Năm 2011, mặc dù tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp là cao song theo đánh giá của sinh viên về mức độ phù hợp giữa công việc hiện tại ngành đƣợc đào tạo lại không cao, chỉ có khoảng 30 % cựu sinh viên có đƣợc việc làm phù hợp với ngành nghề đƣợc đào tạo. 70% còn lại cho rằng hiện nay họ có việc làm nhƣng tính chất công việc ít phù hợp hoặc không phù hợp với chuyên ngành đƣợc đào tạo. Trong số các ngành đào tạo của trƣờng thì các ngành Tài chính ngân hàng và quản trị kinh doanh là những ngành có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm đƣợc công việc phù hợp với ngành đƣợc đào tạo cao hơn cả (tƣơng ứng là 38,3% và 30,6%).

So sánh với kết quả điều tra của năm 2010 (đối với sinh viên tốt nghiệp năm 2009), thì có sự khác biệt rất lớn. Kết quả khảo sát năm 2010, 86.5% sinh viên tốt nghiệp có đƣợc công việc phù hợp với ngành nghề đào tạo. Lý giải sự khác biệt này, cựu sinh viên cho rằng năm 2009, sự suy thoái kinh tế toàn cầu chƣa thực sự ảnh hƣởng tới nền kinh tế Việt Nam, hoạt động của các doanh nghiệp có suy giảm nhƣng vẫn duy trì đƣợc sự ổn định. Vì thế, sinh viên kinh tế khi tốt nghiệp ra trƣờng vẫn có thể tìm đƣợc công việc phù hợp. Sang năm 2010-2011 là năm nền kinh tế Việt Nam bị khủng khoảng trầm trọng, nhiều doanh nghiệp đóng cửa, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, vì thế, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp giảm tối đa.

Bảng 2.2. Thống kê đánh giá chung của sinh viên tốt nghiệp về mức độ phù hợp giữa công việc hiện tại với ngành đào tạo

Ngành theo học Các mức đánh giá Tổng cộng Không phù hợp Ít phù hợp Phù hợp Rất phù hợp TCNH 9 25 23 3 60 15.0% 41.7% 38.3% 5.0% 100.0% QTKD 9 23 15 2 49 18.4% 46.9% 30.6% 4.1% 100.0% KT&KDQT 29 28 10 2 69 42.0% 40.6% 14.5% 2.9% 100.0% KTCT 13 6 4 2 25 52.0% 24.0% 16.0% 8.0% 100.0% Tổng chung 60 82 52 9 203 29.6% 40.4% 25.6% 4.4% 100.0%

2.2.2.2. Thời gian thích ứng công việc

Cuộc khảo sát cũng đƣa ra các đánh giá của sinh viên về khả năng đáp ứng công việc cũng nhƣ các kiến thức kỹ năng cần thiết để một sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thích ứng với môi trƣờng công việc.

Mặc dù tính chất công việc trái với ngành đƣợc đào tạo nhƣng theo đánh giá chung của đa số sinh viên tham gia cuộc khảo sát, họ có thể thích ứng ngay với công việc. Sau 4 tuần là họ có thể hòa nhập với môi trƣờng làm việc; Để có thể tiếp cận, nắm vững và làm chủ công việc cựu sinh viên cho biết họ cần một khoảng thời gian trung bình là 6 tuần. Số các trƣờng hợp thích ứng chậm hơn – cần nhiều thời gian để thích ứng hơn (từ trên 8 tuần) chiếm khoảng 16% trong tổng số sinh viên tham gia khảo sát.

Hình 2.3. Thời gian thích ứng công việc của sinh viên sau ra trƣờng

(Nguồn: Khảo sát thời gian thích ứng công việc của SVTN năm 2011) 2.2.2.3. Mức độ đáp ứng công việc

Để phân tích về mức độ đáp ứng với yêu cầu của công việc, có thể tách đối tƣợng khảo sát ra thành hai nhóm: nhóm 1 gồm các sinh viên có việc làm

phù hợp với ngành đào tạo và nhóm 2 gồm các sinh viên có việc làm không phù hợp với ngành đào tạo.

Kết quả phân tích nhóm 1 cho thấy, 70-80% sinh viên tham gia khảo sát cho rằng họ đáp ứng tốt các yêu cầu công việc tại nơi làm việc. Số trƣờng hợp không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc gần nhƣ bằng 0. Số các trƣờng hợp chỉ đáp ứng đƣợc 1 phần yêu cầu của công việc chủ yếu là vì khả năng sử dụng ngoại ngữ và các kỹ năng nghề cần thiết khi thực hiện công việc. Điều đáng lƣu ý là các trƣờng hợp chỉ đáp đứng đƣợc 1 phần công việc vì những lý do liên quan đến chuyên môn/nghiệp vụ, đến kỹ năng hay đến khả năng sử dụng ngoại ngữ... lại là những trƣờng hợp có kết quả tốt nghiệp loại khá và giỏi.

Bảng 2.3. Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của SVTN có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo Các mức độ đáp ứng với yêu cầu công việc Không đáp ứng đƣợc Đáp ứng đƣợc 1 phần Đáp ứng khá tốt Đáp ứng tốt

1. Về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ

- 15 35 11

- 24.6 57.4 18

2. Về kỹ năng

- 14 35 12

- 23 57.4 19.7

3. Về thái độ/khả năng thích ứng với công việc

- 5 30 26 - 8.2 49.2 42.6 4. Sử dụng CNTT 1 10 31 19 1.6 16.4 50.8 31.1 5. Ngoại ngữ - 21 32 8 - 34.4 52.5 13.1

Một phân tích tƣơng tự cũng đƣợc thực hiện với nhóm 2 gồm những sinh viên có việc làm không phù hợp với ngành đƣợc đào tạo. Kết quả phân tích cho thấy mức độ đáp ứng với yêu cầu công việc của SVTN nhóm 2 cũng tƣơng tự nhóm 1 và không có nhiều điểm khác biệt. Số các trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của công việc chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Các vấn đề mà SVTN chưa thể đáp ứng hết vẫn là những vấn đề có liên quan đến kiến thức chuyên môn/nghiệp vụ, đến khả năng sử dụng CNTT và ngoại ngữ trong công việc.

Nhìn chung, theo kết quả của cuộc khảo sát cho thấy đã có những khoảng cách nhất định giữa chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng với thực tiễn việc làm của sinh viên khiến đa số sinh viên dù tốt nghiệp với thành tích khá, giỏi nhƣng khả năng đáp ứng về chuyên môn/nghiệp vụ, kỹ năng nghề... của họ lại chƣa cao và chƣa đạt đƣợc nhƣ họ mong muốn. Đây là điều đáng lƣu ý đối với nhà quản lý.

2.2.3. Các tiêu chí về kỹ năng mềm

Bảng 2.4. Thống kê chi tiết các mức đáp ứng của SVTN K51 với các tiêu chí trong mục tiêu đào tạo của chƣơng trình

Các tiêu chí đánh giá Sinh viên tự đánh giá (m) Ngƣời sử dụng lao động đánh giá

Năng lực làm việc trong môi trường quốc tế 2.96 2,7933

Khả năng đáp ứng của những kiến thức đã được học

trong công việc 2.99 3,6067

Khả năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ 3.01 2,9600 Mức độ chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành 3.13 3,2867 Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc 3.15 2,2400 Kiến thức chung về xã hội, pháp luật 3.24 3,1800 Năng lực nắm bắt cơ hội 3.28 4,0067 Năng lực kết luận, phân tích đánh giá 3.41 3,8933 Khả năng tổ chức và thực hiện công việc 3.43 3,7467 Năng lực giải quyết vấn đề 3.44 3,5467 Năng lực tự kiểm tra, đánh giá công việc của mình 3.45 3,1333

Khả năng phân tích và quyết định 3.48 3,1267 Khả năng tham gia các hoạt động xã hội 3.51 3,5400 Năng lực giao tiếp 3.56 3,1400 Khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong công

việc 3.6 3,3400

Năng lực thích ứng và tự điều chỉnh bản thân 3.61 3,3067 Khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao trình độ

chuyên môn 3.62 3,1933

Khả năng lắng nghe và tiếp nhận các quan điểm

khác 3.64 3,1667

Năng lực làm việc theo nhóm 3.64 3,1533 Năng lực tìm kiếm và sử dụng thông tin 3.68 3,0067 Khả năng cập nhật kiến thức 3.72 2,9600 Thái độ làm việc và tính kỷ luật trong công việc 3.8 2,8867

Khả năng làm việc độc lập 3.82 2,7933

Đánh giá chung 3.45

(Nguồn: Khảo sát mức đáp ứng các tiêu chí của SVTN so với mục tiêu chương trình đào tạo năm 2011)

Qua bảng 2.4, đa số những tiêu chí về kỹ năng mềm, sinh viên tốt nghiệp Đại học Kinh tế đều đáp ứng ở mức trung bình chung m = 3.45 (trong 5 mức từ rất kém 1 rất tốt 5). Hầu hết cả sinh viên tốt nghiệp và ngƣời sử dụng lao động đều có những kết quả đánh giá tƣơng tự nhƣ nhau, cụ thể:

Về khả năng thích nghi nhanh, việc tự đánh giá của sinh viên về mức đáp ứng của sinh viên trung bình (m) là 3,61 còn ngƣời sử dụng lao động đánh giá trung bình (m) ở mức 3,3067.

Về năng lực sử dụng CNTT (cập nhật, tìm kiếm và sử dụng thông tin), sinh viên đánh giá trung bình ở mức 3,6 còn ngƣời sử dụng lao động đánh giá trung bình ở mức 3,34.

Về khả năng giao tiếp, truyền đạt thông tin, sinh viên đánh giá trung bình ở mức 3,56 và ngƣời sử dụng lao động đánh giá ở mức 3,14.

Về khả năng giải quyết vấn đề, sinh viên đánh giá trung bình ở mức 3,44 và ngƣời tuyển dụng đánh giá trung bình ở mức 3,5467, thậm chí ở tiêu chí này, ngƣời sử dụng lao động còn đánh giá cao hơn mức tự đánh giá của sinh viên.

Về khả năng tổ chức và thực hiện công việc (năng lực tự quản thời gian), sinh viên đánh giá trung bình ở mức 3,43 và ngƣời tuyển dụng đánh giá trung bình ở mức 3,7467. Tiêu chí này ngƣời sử dụng lao động cũng đánh giá cao ở sinh viên.

Về khả năng làm việc nhóm, sinh viên tự cho mình ở mức m = 3,64 còn ngƣời sử dụng lao động đánh giá ở mức 3,1533.

Bên cạnh đó, có một số tiêu chí về kỹ năng mềm mà có khoảng cách giữa mức đánh giá của sinh viên và ngƣời sử dụng lao động; nhƣ:

Về năng lực sử dụng ngoại ngữ trong công việc (làm việc trong môi trƣờng hội nhập), sinh viên đánh giá trung bình ở mức 3,15 bên cạnh đó đây lại là tiêu trí mà ngƣời sử dụng lao động đánh giá thấp nhất ở sinh viên Kinh tế, họ chỉ đánh giá ở mức m= 2,24. Ở đây, có sự chênh lệch về mức đánh giá, chứng tỏ khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc của sinh viên chƣa đƣợc nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Về khả năng làm việc độc lập, sinh viên tự đánh giá mình ở mức m = 3,82 – cao nhất trong thang đánh giá ; tuy thế trái lại, ngƣời sử dụng lao động lại đánh giá thấp hơn, thấp thứ hai sau tiêu chí về “khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc”, họ đánh giá ở mức m = 2,7933.

Về năng lực nắm bắt cơ hội, ở tiêu chí này, sinh viên chỉ đánh giá ở mức m = 3,28; nhƣng lại là tiêu chí mà ngƣời sử dụng lao động đánh giá cao nhất ở sinh viên với mức m = 4,0067. Điều này chứng tỏ rằng, sinh viên Kinh tế của chúng ta có khả năng nắm bắt cơ hội rất tốt. Điều đó cũng là điểm mạnh về tính linh hoạt, khả năng nhạy bén - tính đặc thù - của sinh viên Kinh tế trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

2.2.4. Phẩm chất nghề nghiệp

2.2.4.1. Thái độ làm việc và tính kỷ luật trong công việc

Qua bảng 2.4, thấy có sự chênh lệch giữa mức đánh giá của sinh viên với mức đánh giá của ngƣời sử dụng lao động. Sinh viên đánh giá tiêu chí này ở mức m = 3,8, cao thứ hai trong các tiêu chí đƣợc đƣa ra; trong khi đó ngƣời sử dụng lao động lại có ý kiến hoàn toàn trái chiều với mức đánh giá rất thấp m = 2,8867. Điều đó chứng tỏ, việc điều chỉnh về thái độ làm việc và tính kỷ luật trong công việc đối với sinh viên kinh tế là việc cần làm ngay.

2.2.4.2. Khả năng lắng nghe và tiếp nhận các quan điểm khác

Đối với tiêu chí này, thì cả sinh viên và ngƣời sử dụng lao động đều đánh giá ở mức cao, tuy nhiên ở phía ngƣời sử dụng lao động vẫn đánh giá ở mức thấp hơn so với việc tự đánh giá của sinh viên. Mức mà sinh viên tự đánh giá là m= 3,64 trong khi ngƣời sử dụng lao động cho là m = 3,1667.

2.2.4.3. Năng lực tự kiểm tra, đánh giá công việc của mình

Ở tiêu chí này, mức đánh giá của sinh viên là m = 3,45 và ngƣời sử dụng lao động là m = 3,1333, nhƣ vậy là gần tƣơng đƣơng nhƣ nhau. Điều đó, thể hiện tính trung thực, khả năng hiểu và làm chủ đƣợc yêu cầu công việc của sinh viên là khá tốt.

2.3. Một số đánh giá về thực trạng năng lực làm việc của sinh viên sau đào tạo Đại học Kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá năng lực làm việc của sinh viên tốt nghiệp áp dụng cho trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội (Trang 47 - 57)