Những quy định chung về tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Sà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương chi nhánh lào cai (Trang 61 - 64)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNNVV TẠ

3.2.1 Những quy định chung về tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCP Sà

Gòn Công Thƣơng Chi nhánh Lào Cai

Sau đây là các vấn đề cơ bản, quy định chung về cho vay đối với DNNVV:

Mục đích cho vay: Chi nhánh cho vay đối với các DNNVV nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho các DN thiếu vốn sản xuất kinh doanh vay vốn NH để phát triển sản xuất hàng hoá, mở mang ngành nghề mới và kinh doanh dịch vụ có hiệu quả thiết thực tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng xã hội dân chủ văn minh, dân giàu nƣớc mạnh.

Nguyên tắc vay vốn: DN vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Tiền vay đƣợc phát bằng tiền hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụngtiền vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

Điều kiện vay vốn: Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi DN có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Mục đích vay vốn hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: Có vốn tự có tham gia vào dự án, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Có dự án, phƣơng án đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và của NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng Việt Nam.

Đối tƣợng cho vay

- Ngân hàng cho vay các đối tƣợng sau, giá trị vật tƣ, hàng hóa, máy móc, thiết bị bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án đầu tƣ hoặc phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các nhu cầu tài chính khác phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

- Ngân hàng không cho vay các đối tƣợng: vay để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển đổi, để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

Bộ hồ sơ cho vay

- Hồ sơ do DN lập và cung cấp: khi có nhu cầu vay vốn, DN gửi đến NH

các giấy tờ sau đây.

+ Hồ sơ pháp lý: khách hàng gửi đến NH khi thiết lập quan hệ vay vốn lần

đầu. Tuỳ theo loại hình pháp nhân, doanh nghiệp tƣ nhân, Công ty hợp danh, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, mà có các có các giấy tờ khác nhau.

+ Hồ sơ khoản vay: cán bộ tín dụng thu thập đƣợc càng nhiều càng tốt các

tài liệu này, giấy đề nghị vay vốn ; Kế hoạch sản xuất kinh doanh ; các báo cáo tài chính 3 năm gần nhất đã đƣợc kiểm toán và quý gần nhất gồm bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, lƣu chuyển tiền tệ…

+ Hồ sơ đảm bảo tiền vay: trƣờng hợp cho vay không cần bảo đảm cần có

giấy cam kết của DN thực hiện bảo đảm bằng tài sản khi NH yêu cầu, chỉ thị của Chính phủ về cho DN vay không có bảo đảm. Trƣờng hợp phải bảo đảm bằng tài sản của khách hàng DN thì thủ tục giấy tờ phức tạp hơn nhiều.

- Hồ sơ do ngân hàng lập : Báo cáo thẩm định tái thẩm định; Biên

bản họp hội đồng tín dụng trong trƣờng hợp phải qua hội đồng tín dụng; Các loại thông báo nhƣ thông báo từ chối cho vay, thông báo cho vay, thông báo gia hạn nợ, thông báo nợ đến hạn, thông báo nợ quá hạn, thông báo tạm ngừng cho vay, thông báo chấm dứt cho vay; Sổ theo dõi cho vay – thu nợ (dùng cho cán bộ tín dụng).

- Hồ sơ do khách hàng và ngân hành cùng lập: Hợp đồng tín dụng; Giấy nhận nợ; Hợp đồng bảo đảm tiền vay; Biên bản kỉểm tra sau khi cho vay; Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng trong trƣờng hợp bị nợ rủi ro.

Quy trình cho vay

(Nguồn: phòng kinh doanh- NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng Chi nhánh Lào Cai)

Sơ đồ 3.2: Quy trình cho vay đối với DNNVV

1.Khách hàng nộp hồ sơ 2. Thẩm định hồ sơ vay vốn 3. Lập hồ sơ tín dụng 4. Giải ngân

8. Giải tỏa tài sản đảm bảo 7. Thanh lý hợp đồng tín dụng 6. Thu nợ và xử lý phát sinh 5. Kiểm tra, giám sát khoản vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương chi nhánh lào cai (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)