Tăng cƣờng quản lý rủi ro và thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu để nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương chi nhánh lào cai (Trang 91 - 92)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH

4.2.6 Tăng cƣờng quản lý rủi ro và thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu để nâng cao

cao chất lƣợng tín dụng

Quản lý rủi ro là hết sức quan trọng đối với NH, đặc biệt là rủi ro tín dụng, vì rủi ro do nhiều yếu tố tạo ra đặc biệt nguy hiểm nhất là yếu tố con ngƣời bên trong NH và khách hàng xin vay. Do đó, một giải pháp có thể thực hiện để hạn chế bớt rủi ro xuất phát từ yếu tố con ngƣời là dùng biện pháp phỏng vấn trực tiếp. NH lập Hội đồng thẩm định hồ sơ vay vốn, nhân viên tín dụng trực tiếp thụ lý hồ sơ và khách hàng phải tự mình bảo vệ phƣơng án kinh doanh, phƣơng án trả nợ vay của mình trƣớc hội đồng thẩm định. NH chỉ quyết định cho vay khi có kết quả chất thuận từ Hội đồng thẩm định.

Nợ quá hạn, nợ xấu là điều tất yếu đối với các NH, tuy nhiên việc đôn đốc thu hồi nợ đối với những khách hàng nợ quá hạn là điều hết sức cần thiết. Thực tế hiện nay, cách đòi nợ của NH chủ yếu theo dạng mệnh lệnh, thậm chí còn đe dọa cả đối với khách hàng chƣa đến mức phải bị nhƣ vậy nên thƣờng xảy ra mâu thuẫn giữa khách hàng và nhân viên NH, và tất nhiên là các khách hàng đó sẽ không quan hệ tín dụng với NH đó nữa, đây cũng là một thiệt hại cho cả NH và DN. Chính vì lẽ đó, để việc thu hồi nợ quá hạn đạt hiệu quả cao, NH nên xem việc đôn đốc thu hồi nợ quá hạn là một nghệ thuật và phải đƣợc đào tạo một cách bài bản. Tùy thuộc vào từng đối tƣợng mà NH có cách đòi nợ phù hợp, cần quan tâm, chia sẻ những khó khăn với khách hàng, tránh gây ra mâu thuẫn khi đòi nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương chi nhánh lào cai (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)