Tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách sản phẩm tại công ty thông tin m1 (Trang 56 - 60)

chính sách sản phẩm của mình. Căn cứ vào quy mô hoạt động, thực trạng triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh mà chủ doanh nghiệp sẽ quyết định quy mô và người phụ trách đối với chính sách sản phẩm của doanh nghiệp mình. Trong nhiều trường hợp, để nâng cao hiệu quả hoạt động, doanh nghiệp có thể thuê chuyên gia bên ngoài (trong nước hoặc nước ngoài) về tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện nội dung này. Có nhiều phương pháp để tổ chức thực hiện, trong đó thường thấy là 3 phương pháp sau:

- Giám đốc doanh nghiệp ra quyết định thành lập một bộ phận chuyên trách, trực thuộc Ban Giám đốc và Giám đốc doanh nghiệp trực tiếp nắm giữ vị trí điều hành bộ phận chuyên trách này.

- Giám đốc doanh nghiệp ra quyết định thành lập một bộ phận chuyên trách, giao cho một cá nhân trực thuộc Ban Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của bộ phận chuyên trách này

- Giám đốc doanh nghiệp ra quyết định thành lập một bộ phận chuyên trách, giao cho một cá nhân trong doanh nghiệp có đủ năng lực điều hành hoạt động của bộ phận này. Cá nhân này chịu trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động của bộ phận và đề xuất các giải pháp, nguồn lực để đảm bảo hoạt động của bộ phận này.

Bộ phận chuyên trách sẽ chịu trách nhiệm đối với 3 bước chính: Từ việc lập kế hoạch- triển khai kế hoạch- thanh tra, kiểm soát đối với hoạt động chính sách sản phẩm của doanh nghiệp. Với mỗi bước trong 3 bước, doanh nghiệp nên lập hội đồng với sự chủ trì của chủ doanh nghiệp/giám đốc hoặc thành viên trong Ban giám đốc để xem xét, đánh giá và đề xuất các yêu cầu với bộ phận chính sách sản phẩm để những hoạt động của bộ phận này nằm trong tầm kiểm soát của mục tiêu đã đề ra bước đầu.

* Cơ sở hoàn thiện chính sách sản phẩm

giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ đã dẫn dắt sự phát triển kinh tế, nhiều nhu cầu của người sử dụng đã được sinh ra từ chính những giá trị, lợi ích này. Nhiều loại nhu cầu mới đã xuất hiện, vòng đời của sản phẩm có xu hướng ngày một ngắn hơn. Các chính sách sản phẩm đưa ra phù hợp, kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển trên thị trường. Để làm tốt điều này, doanh nghiệp phải liên tục cải tiến sản phẩm của mình để ngoài việc mở rộng khả năng đáp ứng với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng thì doanh nghiệp còn gợi mở cho khách hàng thấy được những nhu cầu mà thậm chí khách hàng còn chưa nghĩ đến. Do đó việc các doanh nghiệp cạnh tranh, chiếm giữ thị phần thường xuyên, kịp thời, bí mật thực hiện chính sách sản phẩm là khâu cốt lõi của sự sống còn, phát triển doanh nghiệp. Dưới góc độ quản lý kinh tế, việc thực hiện quản lý chính sách sản phẩm phải trải qua 3 bước: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và hoạt động thanh tra kiểm soát cùng với tổng kết quá trình tổ chức thực hiện để đảm bảo rằng kế hoạch đặt ra được thực hiện đúng hướng và nằm trong vòng kiểm soát.

Công ty Thông tin M1 là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất thiết bị điện - điện tử công nghệ cao. Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp, công nghệ thế giới, cùng với kỷ nguyên 4.0 đang mở ra trước mắt, để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc đẩy mạnh chính sách sản phẩm của Công ty là một hoạt động quan trọng, phải thực hiện và thực hiện ngày càng tốt hơn trong tình hình mới với những tiêu chí sau:

- Có tầm nhìn thương hiệu: Đây chính là tầm nhìn của doanh nghiệp, giúp Công ty định hướng cho chiến lược, xác lập nên những chuẩn mực giá trị về nhân sự của doanh nghiệp và khách hàng bên ngoài thông qua thực thể trao đổi là thương hiệu sản phẩm. Tầm nhìn thương hiệu được triển khai dưới hình

thức tổng quát (như thông điệp tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị tư tưởng, đạo đức và trách nhiệm xã hội) và hình thức cụ thể (như bài hát của Doanh nghiệp, câu khẩu hiệu hành động, hoạt động sinh hoạt tập thể).

- Có chiến lược đa dạng hóa: Xu thế xã hội nói chung và thị trường nói riêng đang biến đổi rất nhanh, doanh nghiệp cần xác định chiến lược đa dạng hóa để sẵn sàng ứng phó với thay đổi. Khả năng ứng phó linh hoạt trong các tình huống thị trường cũng là thước đo cho sức khỏe của thương hiệu, cho chính sách sản phẩm mà doanh nghiệp áp dụng.

- Bám sát tầm nhìn và giá trị của doanh nghiệp: Đây có thể coi là cam kết của doanh nghiệp đối với công chúng và khách hàng mục tiêu. Sản phẩm, chất lượng, Giá và hình ảnh của sản phẩm phải luôn góp phần xây dựng cho sự bền vững của thương hiệu doanh nghiệp.

- Hướng đến chất lượng cao với giá trị tương xứng mong đợi của khách hàng: Chất lượng ngoài việc tương xứng thì có những lúc phải vượt quá sự mong đợi và gây bất ngờ với khách hàng. Đảm bảo chất lượng theo những chỉ tiêu đã công bố chính là điều kiện tối thiểu phải thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách sản phẩm tại công ty thông tin m1 (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)