Cơ cấu doanh thu theo nhóm sản phẩm các quý trong năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách sản phẩm tại công ty thông tin m1 (Trang 70 - 108)

(Nguồn: Công ty Thông tin M1)

Biểu đồ cơ cấu doanh thu các nhóm sản phẩm cho thấy, trong 3 quý gần đây, thiết bị thông tin quân sự là nhóm sản phẩm mang lại doanh thu lớn nhất trong tỷ trọng và có xu hướng giảm dần. Nhóm sản phẩm dân sự có xu hướng tăng dần, chiếm tỷ trọng lớn thứ hai và cuối cùng là nhóm gia công thiết bị đầu cuối (EMS), dịch vụ sửa chữa, bảo hành cũng có xu hướng tăng dần theo thời gian.

b. Chính sách thu hẹp dòng sản phẩm

Việc phải luôn luôn xem xét và loại bỏ những sản phẩm công nghệ thay đổi, chu kỳ sống ngắn là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Yêu cầu của thị trường luôn thay đổi, nhu cầu của khách hàng luôn biến động, thể hiện rõ nét là đối với sản phẩm dân sự mà cụ thể là dòng điện thoại 2G- 3G- 4G cũng như nhu cầu

ngày càng cao các sản phẩm Quân sự phục vụ tác chiến điện tử của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới. Do đó nhiều sản phẩm phải được xem xét và rút ra khỏi danh mục sản xuất, vòng đời sản phẩm cũng cần phải được co ngắn lại và tạo tiền đề cho sản phẩm mới tốt hơn, tính năng phòng phú hơn. Việc này sẽ giúp cho Công ty tiết kiệm được lãng phí và tập trung nguồn lực vào những sản phẩm mang lại lợi nhuận cao và bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

3.2.1.2. Chính sách hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm

Đối với doanh nghiệp, Chất lượng sản phẩm chính là sự thõa mãn nhu cầu khách hàng với chi phí thấp nhất. Công ty luôn xác định chất lượng sản phẩm chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững của mình. Chất lượng sản phẩm luôn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố trong suốt vòng đời của sản phẩm. Thông thường các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm được chia vào hai nhóm là nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngoài.

- Nhóm yếu tố bên trong bao gồm có nguyên vật liệu đầu vào, yếu tố thiết bị công nghệ, yếu tố con người, yếu tố môi trường làm việc và bí quyết công nghệ.

- Nhóm các yếu tố bên ngoài bao gồm có sự tiến bộ của khoa học công nghệ, chính sách kinh tế, yếu tố thị trường, cơ chế quản lý của nhà nước, yếu tố về phong tục tập quán, văn hóa, thói quen của người sử dụng.

Chất lượng sản phẩm luôn là một yếu tố quan trọng bậc nhất, là một trong những yếu tố chính phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vì thế, Công ty Thông tin M1 luôn luôn coi trọng và triệt để thực hiện các chính sách trong nội bộ để duy trì và nâng cao chất lượng cho các sản phẩm của Công ty. Cùng với xu hướng hội nhập toàn cầu hóa, Công ty thông tin M1 đã và đang áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, ISO 14001:2015. Đồng thời, Công ty cũng đã ứng dụng các công

cụ hỗ trợ quản lý hoạt động sản xuất đảm bảo chất lượng, nâng cao năng suất tiên tiến trên thế giới như 5S, Kaizen.

Quy trình quản lý chất lượng sản xuất của Công ty bắt đầu xuất phát từ: Bộ phận thu mua sẽ thực hiện các thủ tục để Nguyên vật liệu đầu được bàn giao đến nhà máy. Tiếp sau đó, bộ phận kiểm soát chất lượng vật tư linh kiện sẽ thực hiện kiểm soát 100% đảm bảo chất lượng trước khi cho phép nhập kho. Sau đó, theo kế hoạch, vật tư linh kiện sẽ được xuất ra dây chuyền sản xuất của các xí nghiệp. Các linh kiện sẽ được lắp ráp lên thành phẩm bằng thiết bị công nghệ hiện đại theo trình tự: Dây chuyền hàn dán bảng mạch điện tử (SMT), dây chuyền hàn sóng (PTH), dây chuyền hàn tay, dây chuyền lắp ráp và đo kiểm, dây chuyền bao gói. Ngoài ra, sản phẩm sau khi sản xuất hoàn thiện và trước khi xuất xưởng còn được lấy mẫu xác suất để kiểm tra độ bền hoạt động với các yếu tố như kiểm tra rung ở tần số cao, thả rơi tự do, va đập, kiểm tra dòng rò, kiểm tra điện áp cao, kiểm tra khả năng kín khí, khả năng chống nước, thử nghiệm phun sương muối. Những sản phẩm đạt các yêu cầu về chất lượng theo các tiêu chuẩn sẽ được nhập kho, sau đó sẽ được phép xuất hàng. Những sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được chuyển vào bộ phận sửa chữa, những sản phẩm sau khi sửa chữa xong sẽ được trả về dây chuyền để kiểm tra lại toàn bộ các chỉ tiêu như sản phẩm bình thường khác, các sản phẩm không thể sửa chữa sẽ hủy bỏ.

Để hoạt động sản xuất được thực hiện liên tục, không bị gián đoạn, căn cứ trên kế hoạch sản xuất, Công ty có chính sách dự trữ để chủ động đảm bảo nguồn nguyên liệu trước biến động giá thị trường, hạn chế trường hợp tăng giá sản phẩm do giá nguyên liệu biến động mạnh. Cùng với sự phát triển chuỗi cung ứng qua nhiều năm, Công ty đã có kế hoạch theo dõi sự biến động của giá nguyên vật liệu và kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp để giảm tối đa ảnh hưởng do vật tư tăng giá, duy trì lợi nhuận cho Công ty. Với

đặc thù linh kiện điện tử có thời gian đặt hàng thường dài từ 12 đến 18 tuần, tùy theo biến động thị trường, Công ty luôn chủ động theo dõi và đặt mua vào thời điểm phù hợp đối với từng loại vật tư. Ngoài ra, còn nhiều loại vật tư luôn có sẵn trên thị trường, việc thu mua có thể được thực hiện trong thời gian ngắn, Công ty thường chỉ mua với số lượng đủ dùng trong khoảng 30 ngày để đảm bảo hoạt động sản xuất và sử dụng tối ưu nguồn vốn.

3.2.1.3. Chính sách phát triển sản phẩm mới

Mỗi một sản phẩm đều có một khoảng thời gian tồn tại nhất định, thuật ngữ hay gọi là vòng đời sản phẩm. Do đó, khi sản phẩm bắt đầu có dấu hiệu bước vào giai đoạn suy thoái thì doanh nghiệp sẽ phải đưa ra quyết định về việc sẽ loại bỏ ra khỏi danh mục sản phẩm, bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm mới hoặc cải tiến để kéo dài vòng đời cho sản phẩm đó. Như có phân tích ở các phần trước, Doanh nghiệp luôn phải nghiên cứu tìm ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẽ chủ động khơi dậy nhu cầu tiềm ẩn trong khách hàng mà bản thân họ chưa nhận ra (ví dụ như dịch vụ xe Grab). Việc tung ra sản phẩm mới đem lại rất nhiều lợi thế cho Công ty như tiếp cận vào thị trường tiềm năng lớn, tính cạnh tranh chưa cao, tuy nhiên cũng đầy mạo hiểm vì khách hàng lúc này còn chưa có khái niệm về sản phẩm.

Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử thông tin công nghệ cao, có tốc độ phát triển rất nhanh chóng kể từ sau khi gia nhập Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel, Công ty Thông tin M1 đã định hướng rõ là tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao, có hàm lượng công nghệ cao với mục tiêu:

- Đáp ứng các nhu cầu của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel, Bộ Quốc phòng đối với sản phẩm thông tin quân sự.

cũng là 1 định hướng chiến lược để phát triển đơn vị. Ngoài việc phát triển sản phẩm mới, Công ty cũng tiếp cận việc gia công cho một số doanh nghiệp nước ngoài để từng bước nâng cao năng lực sản xuất, áp dụng công nghệ và kỹ thuật mới vào trong hoạt động sản xuất trực tiếp của Công ty. Và như vậy, sản phẩm của Công ty được phân phối không những chỉ cho thị trường trong nước mà còn đang được xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Hiện nay, trung tâm nghiên cứu và phát triển của Công ty có đội ngũ cán bộ trên 80 người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư chất lượng cao. Trong năm năm gần đây, mỗi năm Công ty đưa vào sản xuất từ 5 đến 8 sản phẩm mới do đội ngũ nghiên cứu phát triển tự thực hiện.

Quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm được thực hiện thực hiện theo trình tự các giai đoạn: Nghiên cứu thị trường, mô tả sản phẩm, thiết kế sản phẩm, sản xuất thử nghiệm, phê duyệt sản phẩm, sản xuất thử với số lượng nhỏ, sản xuất hàng loạt với số lượng lớn.

Giai đoạn nghiên cứu thị trường được thực hiện dựa trên sự kết hợp của 2 trung tâm là Trung tâm kinh doanh và Trung tâm Nghiên cứu và phát triển. Việc nghiên cứu thị trường được coi là một hoạt động thường xuyên của Trung tâm kinh doanh. Theo thời gian, nhu cầu thị trường cũng có những sự thay đổi nhất định. Việc nghiên cứu thị trường sẽ trả lời cho câu hỏi luôn được đặt ra trong công ty là Khách hàng của chúng ta là ai và khách hàng đang cần cái gì, khách hàng cần với số lượng là bao nhiêu và khách hàng cần vào thời điểm nào, sản phẩm mới có nằm trong khả năng thanh toán của khách hàng hay không.

Dựa trên thông tin nghiên cứu thị trường, Công ty sẽ bắt tay vào nghiên cứu và thiết kế sản phẩm. Cùng với các đặc tính, tính năng của sản phẩm mới sản phẩm cơ bản, sản phẩm bổ sung, sản phẩm nâng cao thì kiểu dáng, nhãn hiệu và bao gói sản phẩm cũng được tiến hành. Với đặc thù sản phẩm của

Công ty thuộc lĩnh vực thông tin quân sự và thuộc cả lĩnh vực viễn thông nên tên hiệu của sản phẩm cũng hàm chứa tính chất kỹ thuật đặc trưng của ngành. Bao gói của sản phẩm ngoài nhiệm vụ bảo quản sản phẩm khi lưu kho và hỗ trợ hoạt động vận chuyển sẽ mang theo thông tin cơ bản về sản phẩm, mang tính thẩm mĩ cao để thu hút khách hàng.

Trong quá trình nghiên cứu thiết kế, sản phẩm sẽ được trải qua các giai đoạn với từng bước đi cụ thể, từ thiết kế tính năng điện, thiết kế kiểu dáng cơ khí, mỗi giai đoạn đều phải chế tạo mẫu thử với số lượng phù hợp để đánh giá sự đúng đắn cả về tính toán lý thuyết và khả năng chế tạo thực tế đáp ứng theo thiết kế. Sau quá trình này, sản phẩm sẽ được chế tạo với một số lượng mẫu nhỏ đưa ra thị trường để thử phản ứng. Khi thị trường phản ứng tốt thì sản phẩm sẽ được đưa vào sản xuất đại trà với số lượng lớn. Trường hợp nhu cầu thị trường không thể hiện được với lượng sản phẩm đã bán thì quá trình thiết kế sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu sau khi có thông tin thu thập từ thị trường. Công ty sử dụng nhiều kênh để đưa sản phẩm ra thị trường như khách hàng nội bộ, qua các công ty phân phối hoặc bán trực tiếp cho đơn vị sử dụng.

3.2.2. Các chính sách khác góp phần hỗ trợ chính sách sản phẩm 3.2.2.1 Chính sách giá 3.2.2.1 Chính sách giá

Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng tiền qua giá bán của hàng hóa, đồng thời giá bán của hàng hóa biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như cung - cầu hàng hóa, tích lũy và tiêu dùng, cạnh tranh. Giá cả là căn cứ để khách hàng quyết định việc sẽ mua sản phẩm như thế nào. Giá cả cũng được sử dụng là đòn bẩy kích thích tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp, giá cả được dùng làm vũ khí cạnh tranh trên thị trường và trong đại đa số trường hợp giá cả sẽ quyết định doanh số và lợi nhuận. Giá cả cũng gián tiếp thể hiện mức độ chất lượng của sản phẩm. Do đó, các quyết định về giá phải được liên kết chặt

chẽ với thiết kế sản phẩm, khả năng phân phối hàng hóa, năng lực truyền thông để đưa sản phẩm đến gần hơn với thị trường và người sử dụng. Công ty thực hiện việc định giá các sản phẩm của mình theo 2 bước:

- Bước 1 là xác định giá cơ sở: Giá cơ sở ở đây chính là giá được xác định trong những điều kiện bán hàng chung nhất, cho mọi nhóm khách hàng. Giá cơ sở được xác định dựa trên giá thành của sản phẩm và các khoản chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý.

- Bước 2 là điều chỉnh giá từ giá cơ sở: Việc Điều chỉnh giá từ giá cơ sở căn cứ vào mục tiêu định giá cho từng sản phẩm như mục tiêu doanh số, mục tiêu lợi nhuận hoặc các mục tiêu khác theo thực trạng của Công ty như mục tiêu xây dựng hình ảnh, mục tiêu bình ổn giá.

Ở thời điểm hiện tại, Công ty thực hiện đồng thời 3 chiến lược giá là chiến lược phân biệt giá theo đối tượng khách hàng, chiến lược giá theo hình thức giảm giá và chiến lược định giá cho sản phẩm mới đưa ra thị trường.

- Chiến lược phân biệt giá theo đối tượng khách hàng: Công ty đưa ra các mức giá khác nhau đối với cùng một sản phẩm mà sự khác biệt về giá không dựa trên sự khác biệt về chi phí. Công ty thực hiện chiến lược giá phân biệt theo khách hàng bao gồm khách hàng lớn, khách hàng nhỏ lẻ, khách hàng trong Tập đoàn và khách hàng ngoài Tập đoàn.

- Chiến lược giá theo hình thức giảm giá: Sử dụng hình thức chiết khấu theo đặc điểm thanh toán của khách hàng. Trường hợp khách hàng thanh toán trước khi nhận hàng hoặc khách hàng thanh toán trong thời hạn nhất định cho Công ty kể từ khi khách hàng nhận được sản phẩm thì khách hàng sẽ nhận được mức chiết khấu cao hơn so với tình huống khách hàng trả chậm hoặc khách hàng trả tiền sau khoảng thời hạn quy định. Ngoài việc chiết khấu theo thời gian, Công ty còn thực hiện chiết khấu theo số lượng mua. Khách hàng mua sản phẩm với số lượng khác nhau sẽ được

nhận các mức chiết khấu khác nhau.

- Chiến lược định giá cho sản phẩm mới gia nhập thị trường: Sản phẩm mới của Công ty (Ví dụ như sản phẩm thiết bị điện thoại dùng cho trẻ em MKIDs) không phải là sản phẩm mới hoàn toàn trên thị trường nên được định giá theo giá thâm nhập. Mức giá đưa ra là thấp hơn, cạnh tranh hơn so với giá của những đối thủ. Ngoài ra, những sản phẩm cải tiến và phát triển mới của Công ty như thiết bị giám sát hành trình ô tô (Vtracking), thiết bị giám sát hành trình xe máy (M-traking), tủ nguồn tích hợp và thiết bị giám sát nhà trạm sử dụng cho các trạm của hệ thống viễn thông có những tính năng vượt trội hơn hẳn những sản phẩm cạnh tranh sẽ được định giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Các chiến lược giá trên được xem xét và áp dụng cho từng loại sản phẩm và từng đối tượng khách hàng theo chiến lược từng giai đoạn kinh doanh của Công ty. Mức giá đưa ra cuối cùng sẽ là mức giá đáp ứng được mục tiêu chính sách giá của Công ty, nằm trong khả năng chấp nhận của khách hàng, kiểm soát được phản ứng của nhà phân phối và có khả năng cạnh tranh với sản phẩm tương tự của đối thủ.

3.2.2.2. Chính sách phân phối

Chính sách phân phối hỗ trợ rất nhiều cho chính sách sản phẩm. Chính sách này đã góp phần không nhỏ trong việc cung cấp cho khách hàng đúng sản phẩm mong muốn, đúng thời gian yêu cầu, đúng vị trí cần nhật bằng các kênh và luồng hàng phân phối. Chính sách phân phối cùng với chính sách sản phẩm, giá cả và truyền thông tạo nên bí quyết dành thắng lợi trong môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp với doanh nghiệp cùng ngành.

Với đặc thù thị trường của Công ty phân bố khắp các tỉnh thành trong cả nước và thêm một số thị trường nước ngoài, dó đó quá trình lựa chọn và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách sản phẩm tại công ty thông tin m1 (Trang 70 - 108)