Phương pháp đối chiếu so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng nhân lực của UBND cấp phường trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Quản trị-Quản lý (Trang 50)

2.2.1 .Phương pháp mô hình hóa-phân tích định lượng, phân tích thống kê

2.2.3. Phương pháp đối chiếu so sánh

Phương pháp này thể hiện ở việc so sánh, đối chiếu thực trạng chất lượng nhân lực UBND các phường trên địa bàn quận Cầu Giấy với thực trạng chung cả nước và một số đơn vị khác có cùng chức năng, mô hình tổ chức; với các mô hình quản lý khác nhằm đánh giá, nhận định điểm mạnh, điểm yếu, những hạn chế và nguyên nhân, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác xây dựng chất lượng nhân lực của UBND cấp phường trên địa bàn quận Cầu Giấy.

2.3. Phƣơng án thu thập dữ liệu

2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập và sử dụng nguồn tư liệu, số liệu thống kê từ các báo cáo, kế hoạch, văn kiện, đề tài nghiên cứu... liên quan đến chất lượng nhân lực UBND cấp xã của các học giả, các tổ chức nghiên cứu, tạp chí chuyên ngành, trang thông tin điện tử uy tín, cơ quan nhà nước... Phương pháp này có ưu điểm thu thập nhanh chóng các số liệu trong giai đoạn 2013 - 2017. Tuy nhiên số liệu thống kế chỉ mang tính định lượng, không đủ thông tin phản ánh đầy đủ, khách quan về đối tượng nghiên cứu.

2.3.2. Thu thập dữ liệu số liệu sơ cấp

Phương pháp này tuy mất thời gian, công sức, chi phí nhưng có thể cung cấp thông tin cập nhật tại thời điểm triển khai. Hơn nữa đây lại là các thông tin định tính, giúp ích cho việc phân tích, đánh giá được hình hình của tổ chức cũng như tâm tư, suy nghĩ, mong muốn của CBCC tại UBND các phường.

2.3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát

Bảng câu hỏi được thiết kế gồm các bước:

- Tìm hiểu các mô hình lý thuyết về sự thỏa mãn của người lao động. - Xây dựng mô hình lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.

- Mô tả chi tiết nhu cầu thông tin.

- Xây dựng bảng câu hỏi theo yêu cầu thông tin đề ra.

- Phỏng vấn thử, hiệu chỉnh, hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát.

Bảng câu hỏi được xây dựng gồm các nội dung chính như sau (Phụ lục 01): - Vị trí việc làm: Công việc hiện tại phù hợp với trình độ chuyên môn của bản thân; sự phù hợp giữa cấp bậc công việc với cấp bậc ngành nghề đã được đào tạo; công tác quản lý cơ quan, đơn vị; công tác chuyên môn; sự đáp ứng các kỹ năng hỗ trợ; các yếu tố khác.

- Đánh giá sự hài lòng của nguồn nhân lực: công tác đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch, bố trí, sử dụng, đánh giá nguồn nhân lực; đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với nguồn nhân lực; chế độ đãi ngộ, biện pháp khuyến khích tạo động lực làm việc cho người lao động.

2.3.2.2. Phương pháp quan sát trực tiếp

Phương pháp này được sử dụng để nắm bắt thêm các thông tin liên quan đến thái độ, thời gian làm việc, thói quen cá nhân trong giờ làm việc của cán bộ, công chức có liên quan đến chất lượng công việc.

2.3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu qua phỏng vấn

Tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên sâu một số CBCC Phòng Nội vụ quận Cầu Giấy và UBND các phường trên địa bàn quận để có thêm thông tin chi tiết, cụ thể liên quan đến đề tài như các phương pháp đánh giá, xếp loại , các chế độ đãi ngộ, khen thưởng đối với CBCC.

2.3.2.4. Phương pháp chọn mẫu điều tra

Đối tượng tham gia khảo sát trong nghiên cứu này là CBCC UBND các phường trên địa bàn quận Cầu Giấy ở những vị trí, công việc chuyên môn khác nhau, không phân biệt sức khỏe, độ tuổi, giới tính, thu nhập… Độ tin cậy kết quả nghiên cứu phụ thuộc vào kích thước mẫu khảo sát: Kích thước mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao nhưng tăng thêm thời gian, công sức và chi phí. Vì vậy, tác giả chọn mức khảo sát tỷ lệ 2/3 so với tổng số nhân lực (106 người) tại 08 UBND phường thuộc quận Cầu Giấy. Số người được khảo sát là 78 người, được chia theo tỷ lệ tương ứng với số lượng là: Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND phường 18 người; Công chức chuyên môn 60 người. Sau khi lọc 10% phiếu không đảm bảo yêu cầu, còn lại 71 phiếu tương ứng với 2/3 tổng số CBCC.

2.4. Công cụ để thực hiện luận văn:

2.4.1. Công cụ tra cứu trực tuyến

Tác giả sử dụng công cụ tra cứu trực tuyến trên mạng internet để phục vụ nghiên cứu. Đây là công cụ quan trọng và được sử dụng để tìm kiếm và cập nhật các tài liệu, số liệu, đặc biệt là để tham khảo những vấn đề liên quan đến lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của các nước, các tỉnh thành khác về vấn đề nghiên cứu.

2.4.2. Công cụ phân tích

- Đối với số liệu thứ cấp: tác giả sử dụng phân nhóm theo từng nội dung của luận văn, các số liệu thứ cấp đều được trích dẫn nguồn cụ thể.

- Đối với số liệu khác: luận văn phân nhóm theo các phương thức phân tổ và tính toán số liệu bằng phần mềm Excel.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG NHÂN LỰC CỦA UBND CẤP PHƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Khái quát về quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Cầu Giấy,thành phố Hà Nội

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội được thành lập theo Nghị định 74/CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ, bộ máy hành chính chính thức đi vào hoạt động ngày 01/9/1997. Quận có vị trí địa lý nằm ở phía Tây của Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía Nam giáp quận Thanh Xuân, phía Tây giáp quận Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ Liêm. Địa giới hành chính được chia làm 08 phường: Trung Hòa, Yên Hòa, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa, Mai Dịch. Tổng diện tích đất tự nhiên 1.210,07 ha. Thời điểm mới thành lập có 1/3 diện tích là đất nông nghiệp (440ha), đến nay toàn bộ đất nông nghiệp đã được chuyển đổi qui hoạch sử dụng. Dân số năm 1997 là 82.900 người, đến năm 2017 dân số tăng lên 266.487 người.

Trung tâm hành chính quận Cầu Giấy nằm tại phường Quan Hoa. Trên địa bàn có nhiều tuyến đường huyết mạch như đường Cầu Giấy - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu kết nối Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc; đường Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công là cửa ngõ giao thông dẫn đến sân bay Nội Bài; đường Trần Duy Hưng kết nối với trung tâm công nghệ cao Hòa Lạc; bên cạnh đó, các tuyến đường nhánh, đường nội quận tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh. Vị trí địa lý, hệ thống giao thông thuận lợi là điều kiện quan trọng để quận Cầu Giấy phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, kinh tế quận Cầu Giấy tăng trưởng nhanh. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2013 đạt 3.647 tỷ đồng, đến năm 2017 đã tăng gần hai lần, đạt 7.137 tỷ đồng. Toàn quận có trên 15.000 doanh nghiệp đang hoạt động, thu nhập bình quân đầu người 5.317.000 đồng/tháng. Tổng giá trị sản xuất các

ngành kinh tế trên địa bàn đạt 33.012 tỷ đồng năm 2013 và tăng lên 70.876 tỷ đồng năm 2017. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ sang lĩnh vực xây dựng - thương mại dịch vụ - công nghiệp, không còn tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế (Đơn vị tính: %)

Năm Lĩnh vực 2013 2014 2015 2016 2017 Trung bình 5 năm Xây dựng 50,43 40,35 41,64 41,91 44,48 43,75 Thương mại, dịch vụ 39,14 46,52 44,42 41,91 40,65 42,58 Công nghiệp 10,43 13,13 13,94 16,18 14,87 13,67 Tổng 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Chi cục Thống kê quận Cầu Giấy

Năm 2013, dân số quận Cầu Giấy là 251.777 người, năm 2017 tăng lên 266.487 người. Như vậy, trong giai đoạn 2013 - 2017, dân số quận Cầu Giấy tương đối ổn định với mức tăng hàng năm không đáng kể, từ 0,017 - 0,021%/năm. Đặc điểm dân cư tại các phường khá tương đồng, mật độ dân số rất đông đúc ở mức 22.023 người/km2, cao hơn gần hai lần so với mật độ dân số trung bình của 12 quận nội thành Hà Nội (11.220 người/km2). Dân số và mật độ dân số lớn đang gây sức ép không nhỏ đến hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội của quận nhưng cũng mang lại thuận lợi về NNL. Trong giai đoạn 2013 - 2017, quận đã giải quyết việc làm cho 27.171 người, thực hiện các biện pháp hỗ trợ 186 hộ thoát nghèo, đến nay Cầu Giấy là quận đầu tiên của thành phố Hà Nội không còn hộ nghèo theo chuẩn mới.

Quận đã quan tâm đầu tư xây dựng 362 thiết chế văn hóa, trong đó có 139 nhà họp tổ dân phố, 23 bể bơi, 82 sân chơi cho trẻ em tại các khu dân cư được lắp đặt các trang thiết bị đồ chơi hiện đại, 8/8 phường có trung tâm văn hóa thông tin và thể thao. Trên địa bàn quận có 20 lễ hội truyền thống, 67 di tích trong đó có một số di tích tiêu biểu như chùa Hà, chùa Thánh Chúa, chùa Hoa Lăng, đền Quán Đôi... Đây là các điều kiện thuận lợi để luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí, làm đa dạng, phong phú đời sống tinh thần, tâm linh của người dân.

Giáo dục - đào tạo phát triển mạnh về cả quy mô và chất lượng, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Trong 20 năm, quận đã đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng để xây mới, cải tạo sửa chữa trường học, là đơn vị dẫn đầu thành phố Hà Nội. Chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng cao, 100% đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên. Toàn quận có 35 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có trường đạt tiêu chuẩn Đông Nam Á như THCS Nghĩa Tân, THCS Cầu Giấy. 8/8 phường đạt phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS mức độ 3. Địa bàn là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học đào tạo nhân lực chất lượng cao. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe nhân dân được tổ chức rộng khắp. Các phường đều có trạm y tế đạt chuẩn, Trung tâm y tế dự phòng quận được đầu tư xây dựng 02 phòng khám đa khoa với trang thiết bị hiện đại. Trên địa bàn có nhiều bệnh viện lớn như Bệnh viện E, Bệnh viện 198, nhiều phòng khám, cửa hàng dược tư nhân. Từ năm 2013, 8/8 phường đều đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Hạ tầng kỹ thuật đô thị được xây dựng tương đối đồng bộ. Toàn quận có 09 khu đô thị mới, 01 Cụm Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ (nay là Khu công nghệ thông tin tập trung). 100% hộ dân được dùng điện lưới và nước máy, rác thải được thu gom ngay trong ngày. An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công an quận luôn được công nhận là Đơn vị quyết thắng, nhiều năm liền được suy tôn là đơn vị Lá cờ đầu trong phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc.

Từ một vùng đất ven đô, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, nay quận Cầu Giấy đã vươn lên mạnh mẽ với kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng hiện đại, kinh tế phát triển nhanh, bền vững, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh quốc phòng được bảo đảm. Song cũng không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế như: một số tuyến đường trong quy hoạch vẫn chưa được triển khai, hạ tầng giao thông chưa theo kịp được yêu cầu; dân số lớn gây quá tải đối với hệ thống giáo dục - đào tạo; tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; kinh tế - xã hội phát triển dẫn đến các thách thức ngày càng cao trong công tác quản lý nhà nước tại địa phương.

Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng CBCC cấp phường. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của CBCC, đặc biệt trong mùa đông. Kinh tế phát triển nhanh và ổn định góp phần tăng thu ngân sách, từ đó đảm bảo tài chính cho việc thực thi công vụ. Dân số lớn, văn hóa, giáo dục phát triển là điều kiện thuận lợi tuyển dụng nhân lực có chất lượng cao. Mạng lưới y tế trong quận và khu vực lân cận nhìn chung đáp ứng tốt yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân và CBCC. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội của quận phát triển nhanh cũng đòi hỏi đội ngũ CBCC cấp phường phải không ngừng rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực thi công vụ.

3.1.2. Hệ thống bộ máy tổ chức của UBND cấp phường thuộc quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

Sơ đồ 3.1. Hệ thống bộ máy tổ chức UBND cấp phƣờng thuộc quận Cầu Giấy

Công chức Địa chính - đô thị và môi trường Công chức Văn phòng - thống kê Công chức Văn hóa - xã hội Công chức Tài chính - kế toán Công chức Tư Pháp - hộ tịch Chỉ huy trưởng quân sự Ban chỉ huy quân sự Phó Chủ tịch phụ trách

Văn hóa - xã hội

Phó Chủ tịch phụ trách Kinh tế - đô thị Chủ tịch Bộ phận phát thanh Bộ phận “Một cửa” Nhà văn hóa Bộ phận Thú y Thanh tra xây dựng

Trên cơ sở Luật CBCC năm 2008 và các văn bản hướng dẫn, Chủ tịch UBND phường trực tiếp phụ trách, đồng thời phân công các Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách, quản lý các bộ phận, công chức chuyên môn phù hợp với điều kiện đặc thù từng đơn vị. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống bộ máy tổ chức của các UBND phường thuộc quận Cầu Giấy được cơ cấu, định hình giống nhau như sơ đồ 3.1.

3.2. Phân tích thực trạng chất lƣợng nhân lực của UBND cấp phƣờng trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

3.2.1. Cơ cấu nhân lực của UBND cấp phường, quận Cầu Giấy

Theo số liệu của Phòng Nội vụ quận Cầu Giấy, tính đến ngày 31/12/2017 có tổng số 106 CBCC đang làm việc tại các UBND phường, cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Cơ cấu giới tính, dân tộc của CBCC

STT Nội dung Số lƣợng Tỉ lệ 1 Giới tính Nam 49 46,2 % Nữ 57 53,8 % 2 Dân tộc Kinh 104 98,1 % Dân tộc khác 02 1,9 %

Nguồn: Phòng Nội vụ quận Cầu Giấy tính đến ngày 31/12/2017

Bảng 3.3. Cơ cấu chức danh của CBCC

STT Chức danh Số lƣợng (ngƣời) Chỉ tiêu (ngƣời) Tỉ lệ (%) 1 Chủ tịch 08 08 100 2 Phó Chủ tịch 16 16 100

3 Công chức Chỉ huy trưởng quân sự 08 08 100 4 Công chức Văn phòng - Thống kê 23 24 96 5 Công chức Văn hóa - Xã hội 14 24 58 6 Công chức Tư pháp - Hộ tịch 16 16 100 7 Công chức Tài chính - Kế toán 07 08 88 8 Công chức Địa chính - Đô thị - Môi trường 14 24 58

Tổng 106 128 83

Từ các số liệu trên ta thấy, số lượng CBCC của các UBND phường chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 0,0004% so với dân số toàn quận. Tỷ lệ lãnh đạo chiếm khá cao (22,6%) do số lượng công chức chuyên môn còn thiếu so với chỉ tiêu biên chế; tỷ lệ nam CBCC thấp hơn nữ CBCC, tuy nhiên tỷ lệ lãnh đạo nữ lại thấp hơn rất nhiều (6 người), chỉ bằng 1/3 so với lãnh đạo nam giới (18 người); tỷ lệ CBCC dân tộc thiếu số rất thấp ở mức 1,9% .

Theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP, chỉ tiêu biên chế CBCC thuộc khối UBND phường tối đa không quá 16 người/đơn vị. Số liệu từ Bảng 3.3. cho thấy vào thời điểm năm 2017, số lượng CBCC của các UBND phường trung bình chỉ đạt 13,25

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng nhân lực của UBND cấp phường trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Quản trị-Quản lý (Trang 50)