Cấp vốn, hỗ trợ tài chính cho hệ thống Bảo hiểm tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 25 - 27)

1.1. Những vấn đề chung về bảo hiểm tiền gửi

1.1.5.1. Cấp vốn, hỗ trợ tài chính cho hệ thống Bảo hiểm tiền gửi

Cấp vốn hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia

Vấn đề duy trì tỷ lệ vốn tự có của mỗi thành viên và nguồn vốn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của mỗi thành viên cũng như các tổ chức tham gia luôn là mục tiêu phải đạt tới của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi. Đây luôn là những vấn đề khó khăn đối với hoạt động bảo hiểm tiền gửi các quốc gia, đặc biệt trong thời điểm hệ thống ngân hàng gặp khó khăn hoặc nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng nổ cuộc khủng hoảng.

Mối quan tâm của BHTG chính là vốn tự có của các ngân hàng và các TCTD. Việc tăng cường năng lực tài chính của tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi luôn được mỗi hệ thống Bảo hiểm tiền gửi quan tâm, đưa ra những cảnh báo cho tổ chức chưa duy trì đủ tỷ lệ này. Vì khi hoạt động của ngân hàng có biểu hiện bất ổn sẽ làm nảy sinh tâm lý nghi ngờ và tâm lý này sẽ được lan truyền trong những người có tiền gửi ở ngân hàng.

2Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI)

Cấp vốn và hỗ trợ tài chính cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Một số cơ sở xác định vốn và nguồn vốn cần thiết cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi:

+ Dựa vào tỷ lệ vốn và quỹ dự trữ của tổng tổ chức tham gia trên tiền gửi được bảo hiểm hoặc tổng tiền gửi tại tổ chức đó nhằm xác định số tiền cần có trong quỹ bảo hiểm một cách tương đối phù hợp cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi. Vấn đề đặt ra là xác định số tiền (vốn cấp) phải là bao nhiêu cho phù hợp. Đây thật sự là một vấn đề khó khăn bởi rất khó ước tính, dự toán số lượng, quy mô của các tổ chức tham gia đổ vỡ trong một kỳ nhất định hay khả năng vỡ nợ của các ngân hàng.

Vốn cấp cũng là vốn huy động khi tổ chức Bảo hiểm tiền gửi mới ban đầu thành lập. Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi sau một thời gian hoạt động mới có thêm thu nhập từ đóng góp tài chính của tổ chức tham gia và từ nguồn khác. Nhưng vốn cấp lúc này sẽ không đồng nhất với vốn hoạt động. Như vậy tỷ lệ vốn hoạt động cần xác định và duy trì phụ thuộc vào hai yếu tố: Sự gia tăng vốn hoạt động từ đầu tư, sự gia tăng của tiền gửi được bảo hiểm hay tổng tiền gửi, phát triển vốn cấp và các quỹ làm tăng thu nhập từ đóng góp tài chính.

Hai vấn đề quan trọng đặt ra để giúp tổ chức Bảo hiểm tiền gửi thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình thì mỗi một đất nước phải xây dựng chính sách Bảo hiểm tiền gửi như sau: Hỗ trợ cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp những khoản tổn thất có tính khủng hoảng vượt quá năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi; có phương án xử lý các khoản tổn thất về tiền gửi nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho hệ thống Bảo hiểm tiền gửi.

Khi xảy ra tổn thất mang tính khủng hoảng đòi hỏi chính phủ phải có vai trò quan trọng nhằm trợ giúp chính là hỗ trợ tài chính cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi. Hình thức hỗ trợ có thể là:

+ Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi được vay từ Ngân hàng Trung ương hoặc Chính phủ để trấn an và đảm bảo cho khoản tiền gửi của khách hàng và đẩy tỷ lệ vốn hoạt động trở lại bình thường.

+ Vay tiền từ các trung gian tín dụng để BHTG thực hiện nghĩa vụ của mình. Tùy vào mỗi trường hợp mà có hướng xử lý nhưng nói chung biện pháp này ít được khuyến khích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)