Thực trạng công tác xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém của BHTGVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 68)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém của BHTGVN

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện các hoạt động nghiệp vụ quản lý và kiểm soát như kiểm tra, giám sát, kiểm soát đặc biệt và nghiệp vụ chi trả bảo hiểm tiền gửi và theo dõi sau chi trả để xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.

3.2.1. Thực trạng công tác kiểm tra tổ chức tín dụng yếu kém

Trong thời gian qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo giám sát, kiểm tra và xử lý đối với quỹ tín dụng nhân dân có vấn đề theo Quyết định số 211/QĐ-BHTG132 ngày 10/04/2015 của Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Theo đó, Ban chỉ đạo giám sát, kiểm tra và xử lý đối với quỹ tín dụng nhân dân có vấn đề (gọi tắt là Ban chỉ đạo) do Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thành lập và Tổ chỉ đạo giám sát, kiểm tra và xử lý đối với quỹ tín dụng nhân dân có vấn đề (gọi tắt là Tổ chỉ đạo) do Giám đốc Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thành lập nhằm chỉ đạo giám sát, kiểm tra và xử lý một cách thường xuyên và toàn diện đối với quỹ tín dụng nhân dân có vấn đề.

Năm 2018, Ban chỉ đạo tiếp tục chỉ đạo các Tổ chỉ đạo cử cán bộ tham gia Ban Kiểm soát đặc biệt đối với quỹ tín dụng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chủ động theo dõi diễn biến tình hình của các quỹ tín dụng, phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn, nắm bắt thông tin, diễn biến hoạt động của các quỹ tín dụng, hướng xử lý của các cơ quan có thẩm quyền, kịp thời báo cáo và đề xuất với Ban chỉ đạo, Ban lãnh đạo Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Các Tổ chỉ đạo đã tiếp tục cử cán bộ tham gia Ban Kiểm soát đặc biệt tại 15 quỹ tín dụng theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tổng số 22 cán bộ. Trên cơ sở phân công nhiệm vụ của Trưởng Ban Kiểm soát đặc biệt, của Tổ chỉ đạo tại Chi nhánh và chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo, các cán bộ tham gia Ban Kiểm soát đặc biệt tích cực phối hợp với các thành viên Ban Kiểm soát đặc biệt

thực hiện giám sát tình hình hoạt động và việc thực hiện phương án củng cố, chấn chỉnh của từng quỹ tín dụng, đặc biệt là giám sát số liệu chi tiết, đánh giá khả năng thanh toán hàng ngày cũng như biến động tiền gửi tại các quỹ tín dụng, thực hiện đối chiếu số hồ sơ tiền gửi của khách hàng. Qua kiểm tra, đối chiếu tiền gửi được bảo hiểm tại các quỹ tín dụng có vấn đề đã phát hiện nhiều sai sót có liên quan đến tiền gửi được bảo hiểm. Cán bộ tham gia Ban Kiểm soát đặc biệt tại các quỹ tín dụng này đã kiến nghị, yêu cầu đơn vị có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời, đồng thời báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo và Tổng giám đốc. Bên cạnh đó, các Tổ chỉ đạo cũng thường xuyên liên hệ, tổ chức các buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố để trao đổi, nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình các quỹ tín dụng có vấn đề, đề xuất phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc.

Bảng 3.1: Số tổ chức tham gia BHTG đƣợc kiểm tra, giám sát giai đoạn 2013-2018

Loại hình tổ chức 2013 2014 2015 2016 2017 2018

NHTM Nhà nước 2 2 5 2 4 3

NH Hợp tác xã 0 0 1 1 1 1

NHTM cổ phân 14 15 20 15 16 16

Chi nhánh NH nước ngoài 22 13 22 24 16 14

Ngân hàng liên doanh 2 2 2 0 2 4

NH 100% vốn nước ngoài 1 2 0 0 2 4

Tổ chức tài chính vi mô 0 0 0 0 2 2

Quỹ tín dụng nhân dân 352 307 349 356 387 419

Nguồn: Theo báo cáo của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

3.2.2. Thực trạng công tác giám sát tổ chức tín dụng

Về công tác giám sát TCTD, theo Luật Bảo hiểm tiền gửi quy định BHTGVN có nhiệm vụ “tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức

tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, Luật Bảo hiểm tiền gửi cũng quy định Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có quyền theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi”. Trong quá trình thực hiện công tác giám sát, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã liên tục đổi mới các phương pháp giám sát để phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng báo cáo giám sát. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện giám sát định kỳ th áng, quý, năm đối với 100% tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Trên cơ sở thông tin thu th ập được của các tổ chức tham gia b ảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiê ̣n phân tích, đánh giá tình hình hoa ̣t đô ̣ng của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, phát hiện những biểu hiện yếu kém , vi phạm các quy đi ̣nh về an toàn trong hoa ̣t đô ̣ng ngân hàng đ ể báo cáo kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo kết quả giám sát, năm 2018, số lượng quỹ tín dụng nhân dân yếu kém có xu hướng gia tăng, đặc biệt là 20 quỹ tín dụng nhân dân có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong đó 18 quỹ tín dụng nhân dân đang được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt vào kiểm soát đặc biệt. Công tác kiểm tra tại chỗ luôn được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đặc biệt quan tâm. Tính đến 31/12/2018, toàn hệ thống đã hoàn thành kiểm tra đối với 463 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gồm 03 ngân hàng thương mại Nhà nước, 16 ngân hàng thương mại cổ phần, 14 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 04 ngân hàng liên doanh, 04 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 01 Ngân hàng Hợp tác xã, 419 quỹ tín dụng nhân dân và 02 Tổ chức tài chính vi mô đạt 100% kế hoạch kiểm

tra năm 2018. Kết quả kiểm tra cho thấy có 345/463 đơn vị có sai sót trong việc chấp hành các quy định về bảo hiểm tiền gửi, trong đó có 315/463 đơn vị có sai sót trong việc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi, nguyên nhân chủ yếu là do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi xác định không đúng loại tiền, đối tượng người gửi tiền được bảo hiểm.

Bảng 3.2: Số tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đƣợc giám sát tại chỗ giai đoạn 2010-2017 Loại hình đơn vị 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Ngân hàng 34 49 41 47 45 42 Quỹ TDND 307 350 356 487 412 321 Tổng số 341 399 397 434 475 463

Nguồn: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

3.2.3. Thực trạng công tác tham gia kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng yếu kém tín dụng yếu kém

Đối với hoạt động tham gia kiểm soát đặc biệt thì BHTG có nhiệm vụ sau: Phối hợp với NHNN tại các tỉnh, thành phố trong việc giám sát, kiểm tra và nắm bắt thông tin, tình hình hoạt động của QTDND được KSĐB.

Tiếp nhận quyết định và thông báo của NHNN các tỉnh, thành phố về KSĐB đối với các TCTD yếu kém, cử cán bộ của BHTGVN tham gia vào ban KSĐB.

BHTGVN tùy vào tình hình của mỗi một TCTD yếu kém để đưa ra các kế hoạch, chương trình kiểm tra, đối chiếu về tiền gửi xác định chính xác số tiền, số người, số món tiền gửi được bảo hiểm (gồm cả gốc và lãi), phát hiện và kiến nghị với cấp có thẩm quyền để xử lý kịp thời các hành vi gian lận, giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ, các hình thức trục lợi bảo hiểm …

hoạt động khá ổn định và không có ngân hàng nào bị xét vào diện phải kiểm soát đặc biệt.

Đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, tính đến cuối tháng 8/2018, toàn hệ thống có 49 QTDND yếu kém, chiếm 4,14% tổng số QTDND, tăng 05 QTDND so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 23 QTDND xếp loại ở mức 4 và 26 QTDND xếp loại ở mức 5. Vi phạm chủ yếu của các QTDND có vấn đề thường là các vi phạm về an toàn trong hoạt động và chất lượng tín dụng kém (100% QTDND vi phạm): các tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ, tỷ lệ lỗ lũy kế/giá trị thực vốn điều lệ và các quỹ dự trữ đều chiếm tỷ lệ cao trên mức cho phép; vi phạm trong quản trị điều hành, yếu kém sai phạm trong cho vay, tham ô, lập hồ sơ khống cho vay, huy động để tiền ngoài sổ sách...

Trong số 26 QTDND xếp loại ở mức 5 có 25 QTDND đang được đặt vào tình trạng KSĐB; trong đó có 9/25 QTDND được đặt dưới hình thức giám sát đặc biệt. Các quỹ tín dụng nhân dân bị xét vào diện kiểm soát đặc biệt là: 13 QTDND đã được KSĐB từ nhiều năm (Phương Tú, Thọ Lộc, Phùng Xá (Hà Nội); Hòa Sơn (Hòa Bình); Bình Minh, Quang Hưng (Hưng Yên); Thọ Xương (Bắc Giang); Phù Nham (Yên Bái); Thuận Hòa (Thừa Thiên Huế); Hoằng Đồng (Thanh Hóa); Chí Công (Bình Thuận); Hậu Giang (Hậu Giang); Thạnh Hóa (Long An)); 05 QTDND được KSĐB trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là Thái Bình, Thanh Bình, Dầu Giây, Quảng Tiến và Tân Tiến và 02 QTDND là Trần Cao và Trù Hựu đã bị NHNN thu hồi giấy phép và BHTGVN đã thực hiện chi trả cho người gửi tiền.

Trong số 13 QTDND được KSĐB có 10 quỹ được kiểm soát toàn diện và 03 quỹ được giám sát đặc biệt (Bình Minh, Quang Hưng, Phù Nham). Hầu hết các QTDND được KSĐB kéo dài nhiều năm, gia hạn nhiều lần. Trong đó, 01 quỹ đã hết số dư tiền gửi (Phù Nham - Yên Bái), 02 quỹ có khả năng phục hồi (Bình Minh, Quang Hưng - Hưng Yên), 02 quỹ có quy mô nguồn vốn

hoạt động nhỏ (Thuận Hòa - Thừa Thiên Huế, Thạnh Hóa - Long An), 08 còn lại quỹ rơi vào tình trạng hoạt động thua lỗ trầm trọng; trong đó, đáng lưu ý là QTDND Thọ Xương -Bắc Giang và QTDND Hoằng Đồng - Thanh Hóa có nhiều vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động huy động vốn và cho vay.

Đối với 05 QTDND đang được KSĐB trên địa bàn tỉnh Đồng Nai: được NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai đặt vào tình trạng KSĐB từ cuối năm 2017 và đầu năm 2018 do phát sinh các rủi ro hết sức nghiêm trọng cả phần tài sản nợ và tài sản có, huy động nhiều khoản tiền gửi lớn lên đến hàng chục tỷ đồng để sử dụng cho vay các món lớn, cho vay các doanh nghiệp “sân sau” của chính cán bộ quản lý quỹ, thậm chí lập hồ sơ khống để vay sử dụng vào mục đích cá nhân, làm phát sinh các tổn thất nghiêm trọng, đẩy QTDND rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, thậm chí có khả năng ảnh hưởng xấu lan truyền tới các QTDND và NHTM khác trên địa bàn.

Đối với những QTDND trên được kiểm soát đặc biệt thì BHTGVN đã xử lý theo những phương án sau:

- Phương án phục hồi: Trong trường hợp chủ trương cơ cấu lại QTDND được KSĐB theo phương án phục hồi, theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD và các quy định pháp luật liên quan, trách nhiệm của BHTGVN bao gồm: đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi; Cho vay đặc biệt QTDND được KSĐB (để hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi) theo phương án phục hồi đã được phê duyệt; Mua trái phiếu của TCTD hỗ trợ QTDND được KSĐB khi TCTD được chỉ định tham gia hỗ trợ QTDND được KSĐB.

Hoặc BHTGVN sẽ thực hiện mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ theo quyết định của NHNN khi NHHTX có quyết định chỉ định là TCTD hỗ trợ phù hợp với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong các trường hợp sau:

“+ Cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả trường hợp tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt;

+ Cho vay đặc biệt theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ thanh khoản đối với công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ khi công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trước khi phương án cơ cấu lại được phê duyệt;

+ Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ phục hồi đối với công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.”

Trách nhiệm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) việc chấp thuận hoặc không chấp thuận cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt. Giám sát việc sử dụng vốn vay đặc biệt của bên đi vay; đôn đốc, yêu cầu bên đi vay trả nợ vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này, phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt, hợp đồng cho vay đặc biệt. Định kỳ hằng tháng, trong vòng 07 ngày làm việc đầu tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo hoặc khi cần thiết có văn bản báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số liệu cho vay đặc biệt, đồng thời gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp: Trong trường hợp chủ trương cơ cấu lại QTDND được KSĐB theo phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của QTDND được KSĐB (gọi tắt là phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng), theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD và các quy định pháp luật liên quan, theo đó phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng sẽ do QTDND được KSĐB xây dựng, trình Ban KSĐB đánh giá và báo cáo NHNN xem xét, phê duyệt.

- Phương án phá sản: Nếu xử lý pháp nhân theo phương án phá sản, BHTGVN sẵn sàng chi trả tiền gửi hợp pháp của người gửi tiền thuộc đối tượng bảo hiểm theo quy định của Luật BHTG một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

Nếu không thực hiện phương án phá sản, BHTGVN đề xuất NHNNVN có thể xem xét, lựa chọn phương án giao NHHTXVN xây dựng phương án và xử lý tổng thể các QTDND yếu kém, BHTGVN sẽ thực hiện mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ theo quyết định của NHNNVN.

3.2.4. Thực trạng công tác chi trả bảo hiểm tiền gửi và theo dõi sau chi trả

Trong năm 2017, không phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhưng vẫn có một số quỹ tín dụng nhân dân yếu kém và có khả năng lâm vào tình trạng phá sản. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện giám sát chặt chẽ mọi diễn biến và hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân này, phối hợp với Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh các tỉnh, thành phố để nắm tình hình và thống nhất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)