Đăng ký biến động đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh thanh hóa giai đoạn 2014 2017​ (Trang 49 - 50)

3.3.4 .Việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao

3.4.2Đăng ký biến động đất đai

3.4. Kết quả hoạt động của VPĐKQSDĐ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014-2017

3.4.2Đăng ký biến động đất đai

Khi các tổ chức thực hiện các quyền của người sử dụng đất như nhận chuyển nhượng QSD đất; góp vốn hình thành pháp nhân mới; chia tách sáp nhập,... phải đăng ký biến động. Những đặc thù về quản lý và sự biến động sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đòi hỏi công tác cập nhật và chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo quy định của pháp luật phải đầy đủ và kịp thờiđể đáp ứng cho yêu cầu quản lý chặt chẽ đất đai trong quá trình đô thị hóa.

Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký biến động đất đai qua các năm từ năm 1014 - 2017 như sau:

Bảng 3.6: Theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai giai đoạn 2014-2017

Tiếp nhận hồ sơ qua

các năm Hồ sơ tiếp nhận Có kết quả Hồ sơ trả lại quyết (%) Tỷ lệ giải

Năm 2014 1.398 1.366 16 97,7

Năm 2015 916 916 100

Năm 2016 1088 1086 02 99,8

Năm 2017 2035 2031 4 99,8

Qua kết quả điều tra tại VPĐKQSDĐ tỉnh Thanh Hóa cho thấy biến động về sử dụng đất theo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất chủ yếu tập trung vào các thủ tục: chuyển nhượng, góp vốn bằng QSDĐ, đăng ký chuyển mục đích SDĐ, đăng ký đổi tên, chia tách, sáp nhập, đăng ký bổ sung quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, đăng ký giao dịch bảo đảm.... Kết quả xử lý của VPĐKQSDĐ tỉnh Thanh Hóa đạt 100%, đúng theo thời gian quy định của Chính phủ và của UBND tỉnh, tạo niềm tin cho các tổ chức về đăng ký giao dịch tại VPĐKQSDĐ tỉnh, góp phần tăng chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng sồ sơ phải trả lại qua 4 năm là 22 hồ sơ. Nguyên nhân do các tổ chức sử dụng đất đã kê khai hồ sơ chưa đúng với tình trạng pháp lý của hồ sơ, khi được Nhà nước giao đất, cấp GCN đã có hành vi lấn chiếm đất, sử dụng đất không đúng mục đích.... hoặc các tổ chức tín dụng kê khai hồ sơ chưa sát với tài sản hiện có. Từ các lý do trên, Văn phòng Đăng ký QSD đất chưa có cơ sở thực hiện thủ tục cho các tổ chức, cá nhân.

Hiện nay, VPĐKQSDĐ tỉnh Thanh Hóa đang triển khai thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, nên công tác đăng ký, cập nhật chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất sẽ được chỉnh lý và cập nhật trực tiếp vào hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai thực hiện trên bản đồ và hồ sơ địa chính dạng giấy; theo đó tất cả các biến động về quản lý, sử dụng đất sẽ được cập nhật thường xuyên vào cơ sở dữ liệu, bảo đảm cho cơ sở dữ liệu luôn thống nhất với thực tế quản lý, sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh thanh hóa giai đoạn 2014 2017​ (Trang 49 - 50)