Trong nước đã có nhiều nghiên cứu về phẫu thuật cắt khối tá tụy, nhưng chỉ một số nghiên cứu về vét hạch trong mổ điều ung thư vùng đầu tụy
Nguyễn Minh Hải và cộng sự (2004), công bố kết quả nghiên cứu cắt khối tá tụy điều trị ung thư quanh bóng Vater với 101 trường hợp, hay gặp nhất là ung thư bóng Vater (54,5%), ung thư đầu tụy (35,6%), ung thư tá tràng (6,9%) Trong nghiên cứu, vét hạch triệt để ở 36 trường hợp với tỷ lệ di căn hạch là 38,8% Kết quả phẫu thuật gặp tỷ lệ biến chứng chung 26,7%, rò tụy 7,9%, và tử vong 5 9% Tuy nhiên, các tiêu chuẩn chẩn đoán biến chứng sau mổ chưa được chuẩn hóa và đưa ra cụ thể [88]
Đỗ Trường Sơn (2004), nghiên cứu chẩn đoán và điều trị ung thư tụy ngoại tiết, tiến hành cắt khối tá tụy ở 82 bệnh nhân với thời gian mổ trung bình 251,71 phút, biến chứng sau mổ được thống kê gồm: chảy máu trong ổ bụng (2,4%), rò tụy (3,7%), rò miệng nối mật (2,4%), rò miệng nối dạ dày (1,2%), áp xe tồn dư (1,2%) và nhiễm khuẩn vết mổ (3,7%) Bệnh nhân có thời gian nằm viện sau mổ trung bình 13,34 ngày, tỷ lệ tử vong phẫu thuật 4,8%, nguyên nhân tử vong được cho là do chảy máu, rò tiêu hóa và viêm phổi nặng sau mổ [89]
Trần Văn Phơi và cộng sự (2005), nghiên cứu cắt khối tá tụy điều trị các bệnh quanh bóng Vater ở 35 bệnh nhân có độ tuổi trung bình 58,43 tuổi, thời gian mổ trung bình 284 phút, thời gian nằm viện trung bình 14,6 ngày, biến chứng sau mổ gồm rò tụy 20% và toác vết mổ 7%, không có tử vong phẫu thuật, thời gian sống thêm trung bình 10 tháng [90]
Trần Đình Quốc cộng sự (2005), nghiên cứu điều trị phẫu thuật ung thư bóng Vater ở Bệnh viện Chợ Rẫy với 103 bệnh nhân, trong đó 45 trường hợp được cắt khối tá tụy Kết quả phẫu thuật có thời gian mổ trung bình 5,4 giờ, thời gian nằm viện trung bình 14,6 ngày, biến chứng chung sau mổ là 44,4%; trong đó rò tụy gặp 13,3%, chảy máu 6,6%, và tử vong 13,3% [91]
Nguyễn Ngọc Bích và cộng sự (2009), nghiên cứu cắt khối tá tụy tại Bệnh viện Bạch Mai từ 2002 đến 2009 Kết quả có 86 trường hợp được cắt khối tá tụy với các nguyên nhân ung thư chiếm 80,2%, các biến chứng sau mổ được thống kê gồm chảy máu trong ổ bụng 2,29%, chảy máu tiêu hóa 5,74%, rò tụy 2,29%, chướng bụng liệt ruột kéo dài 40,2%, áp xe tồn dư sau mổ 3,34% Tử vong phẫu thuật 4,58%, thời gian sống sau 1 năm, 3 năm và 5 năm của nhóm bệnh nhân ung thư lần lượt là 56%, 25% và 9% [92]
Phạm Thế Anh (2013), nghiên cứu cắt khối tá tụy với phương pháp lập lại lưu thông tụy - dạ dày gặp tỷ lệ biến chứng chung sau mổ là 44,8% trong đó rò tụy 6,7%, không có tử vong phẫu thuật Ở nhóm bệnh nhân ung thư có thời gian sống thêm sau 2 năm là 28,13% Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tác giả kỹ thuật vét hạch không được đề cập cụ thể (2016), nghiên cứu
phẫu thuật Whipple điều trị ung thư bóng Vater qua 44 trường hợp Tác giả nhận thấy, phẫu thuật an toàn, tỷ lệ biến chứng chung 31,8% trong đó chỉ gặp 1 trường hợp rò tụy, thời gian sống thêm sau mổ trung bình theo Kaplan – Meier là 36,8 tháng, tỷ lệ sống sau 3 năm 56,9% [74], [76]
Đỗ Trung Kiên (2015), nghiên cứu kết quả cắt khối tá tụy tại Bệnh viện Việt Đức với 57 trường hợp có thời gian phẫu thuật trung bình 303,08 phút, thời gian nằm viện sau mổ 14,95 ngày, biến chứng chung sau mổ 14% trong đó: chảy máu trong ổ bụng (3,5%), chảy máu tiêu hóa (5,3%), rò tụy (1,8%), áp xe tồn dư (1,8%), thời gian sống sau mổ trung bình 46,37 tháng với tỷ lệ sống sau 36 tháng là 33,3% Tuy nhiên, trong nghiên cứu này các tiêu chuẩn chẩn đoán biến chứng sau mổ chưa được đưa ra cụ thể [75]
Đoàn Tiến Mỹ (2020), nghiên cứu kết quả cắt khối tá tụy ở Bệnh viện Chợ Rẫy với 81 bệnh nhân ung thư vùng đầu tụy, nhận thấy ung thư bóng Vater hay gặp nhất (67,9%), thư hai là ung thư đầu tụy (19,8%), ung thư đoạn thấp ống mật chủ gặp 12,3%, tỷ lệ di căn hạch là 39,5% Thời gian phẫu thuật trung
bình 410 phút, tỷ lệ biến chứng chung 48,1%, thời gian nằm viện sau mổ trung bình 17 ngày, tử vong phẫu thuật 1,2%, tỷ lệ sống thêm 36 tháng 56,1% Theo tác giả, các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian sống gồm mức độ xâm lấn của u, di căn hạch, xâm, lấn thần kinh vi thế và hóa trị bổ trợ sau mổ [77]
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân ung thư vùng đầu tụy được điều trị bằng phẫu thuật cắt khối tá tụy, vét hạch chuẩn tại Khoa Phẫu thuật Gan-Mật-Tụy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong thời gian từ tháng 06/2016 đến tháng 06/2019, thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn của nghiên cứu