Đánh giá năng lực cạnh tranh của NH HTX VN-CN Hải Dƣơng bằng mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hải dương (Trang 69 - 73)

mô hình SWOT.

Bảng 2.6: Mô hình phân tích SWOT

Điểm mạnh

S1: Tƣơng trợ cộng đồng, hạn chế nạn cho vay nặng lãi, phát triển kinh tế tập thể. S2: Mạng lƣới rộng. S3: Thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng, thuận tiện S4: Gần dân S5: Món vay nhỏ lẻ, phù hợp mức độ sản xuất của dân

S6: Liên kết hệ thống chặt chẽ, tƣơng trợ tốt.

Cơ hội

O1: phát triển các sản phẩm dịch vụ

O2: tổ chức nhiều hoạt động liên kết kinh tế, hỗ trợ vốn cho khối kinh tế Hợp tác xã; tính liên kết.

O3: nông nghiệp nông thôn ngày càng phát triển, chế biến, xuất khẩu, đó là cơ hội rất lớn cho hệ thống QTDNDCS.

Điểm yếu

W1: Sản phẩm chƣa đa dạng

W2: Chính sách xây dựng thƣơng hiệu chƣa đƣợc tốt

W3: trình độ công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý kinh doanh còn giới hạn, đội ngũ cán bộ chƣa đồng đều

W4: quy mô vốn hoạt động còn nhỏ

W5: Thực hiện chƣơng trình hiện đại hóa vẫn còn chậm

W6: cơ chế quản lý, điều hành còn chƣa đƣợc phù hợp với tình hình hiện tại

Thách thức

T1: Tiềm lực tài chính.

T2: Mức độ cạnh tranh gay gắt. T3: Trình độ công nghệ hạn chế, chất lƣợng đội ngũ cán bộ.

2.4.1. Điểm mạnh.

Đƣợc sắp xếp theo thứ tự giảm dần, hệ thống QTDNDCS có 6 điểm mạnh sau:

Thứ nhất, do xuất phát từ đặc điểm mô hình hệ thống QTDNDCS là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, hoạt động vì mục tiêu tƣơng trợ cộng đồng, nhằm hạn chế nạn cho vay nặng lãi, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống ngƣời dân khu vực nông thôn. Phát triển thành phần kinh tế tập thể, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hóa trong nông nghiệp, nông thôn.

Thứ hai, hệ thống QTDNDCS có mạng lƣới rộng đến tận xã, phƣờng, tận dụng đƣợc địa bàn hoạt động tƣơng đối rộng, gần khách hàng, thành viên tại các vùng nông thôn và đƣợc nhân dân, cấp ủy, chính quyền địa phƣơng ủng hộ. (Địa bàn Hải Dƣơng có 1 Chi nhánh, 4 phòng giao dịch, hơn 70 QTDNDCS, ngoài ra còn có các phòng giao dịch trực thuộc QTDNDCS).

Thứ ba, cơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ, thủ tục giao dịch của hệ thống QTDNDCS thuận tiện, đơn giản, phục vụ nhanh, tạo đƣợc thiện cảm cho ngƣời dân, thu hút ngày càng nhiều thành viên.

Thứ tư, cán bộ QTDNDCS gần dân, bám sát cơ sở, nắm bắt đƣợc tình hình thực tế của từng thành viên, khách hàng. Do đó, thuận tiện cho công tác thẩm định, quản lý, thu hồi vốn vay, nâng cao chất lƣợng tín dụng.

Thứ năm, các món vay phục vụ thành viên thƣờng là nhỏ, lẻ phù hợp với sản xuất của ngƣời dân nên mức độ rủi ro đƣợc phân tán, hạn chế.

Thứ sáu, có mối liên kết hệ thống chặt chẽ từ Trung ƣơng đến cơ sở. Làm tốt việc điều hòa vốn, tƣơng trợ khả năng thanh toán, chi trả, mở rộng tín dụng cho các QTDNDCS.

2.4.2. Điểm yếu.

Thứ nhất, sản phẩm, dịch vụ chƣa đa dạng và chƣa đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng. Ví dụ: hệ thống NH HTX VN chỉ giao dịch thuần nhất một loại tiền mặt là Đồng Việt Nam; sản phẩm cho vay có hai loại tập trung nhiều nhất là cho vay lƣơng và cho vay thế chấp nhà đất; sản phẩm tiết kiệm mới chỉ dừng ở tại nơi giao dịch, chƣa có hình thức gửi một nơi, rút nhiều nơi; hệ thống ATM mới chỉ ở mức thử nghiệm, chƣa rộng rãi, chƣa kết nối hệ thống thẻ với ngân hàng khác...

Thứ hai, chính sách xây dựng thƣơng hiệu chƣa đƣợc tốt. Nhƣ việc quảng bá hình ảnh qua truyền hình, qua tài trợ... không nhiều. Do tính chất và kinh phí nên khách hàng đến giao dịch tại NH HTX VN chủ yếu là các đối tƣợng khách hàng công tác tại các cơ quan Nhà nƣớc.

Thứ ba, trình độ công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý kinh doanh còn giới hạn, đội ngũ cán bộ chƣa đồng đều.

Thứ tư, quy mô vốn hoạt động còn nhỏ nên chƣa thực hiện đƣợc mục tiêu kinh doanh một cách hoàn chỉnh.

Thứ năm, việc thực hiện chƣơng trình hiện đại hóa vẫn còn chậm trong việc kết hợp phát triển các sản phẩm dịch vụ, chƣa thuận lợi, chƣa tạo đƣợc nhiều tiện ích cho khách hàng nhƣ kết nối sử dụng thẻ giữa ngân hàng bạn.

Thứ sáu, cơ chế quản lý, điều hành còn chƣa đƣợc phù hợp với tình hình hiện tại, vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của NHTM hiện đại., chƣa xây dựng đƣợc văn hóa doanh nghiệp, ví dụ nhƣ thực hiện mặc đồng phục đều đặn, ...

2.4.3. Cơ hội

Thứ nhất, Trở thành Ngân hàng Hợp tác đồng nghĩa mở ra cơ hội phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích ngân hàng hiện đại nhằm phục vụ nhiều đối tƣợng, nhiều nhóm khách hàng.

Thứ hai, Ngân hàng hợp tác xã là một định chế tài chính hoàn thiện, không chỉ nhằm phục vụ, liên kết với các QTDNDCS trong hệ thống mà còn phải tổ chức nhiều hoạt động liên kết kinh tế, hỗ trợ vốn cho khối kinh tế Hợp tác xã; tính liên kết.

Thứ ba, nông nghiệp nông thôn ngày càng phát triển, chế biến, xuất khẩu, đó là cơ hội rất lớn cho hệ thống QTDNDCS.

2.4.4. Khó khăn và thách thức

Thứ nhất, QTDNDCS phải đối mặt với thách thức về tiềm lực tài chính. Sự gia nhập của các Ngân hàng nƣớc ngoài với tiềm lực tài chính hùng hậu, công nghệ hiện đại, kết hợp với năng lực quản trị điều hành có kinh nghiệm, các sản phẩm, dịch vụ tiện ích đa dạng, phong phú. Thì các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam thì tiềm lực tài chính cũng hết sức khiêm tốn. Dù hơn 15 năm xây dựng và phát triển nhƣng đến nay tiềm lực tài chính của hệ thống QTDNDCS vẫn còn rất nhỏ bé;

Thứ hai, mức độ cạnh tranh trong thời gian tới sẽ diễn ra hết sức gay gắt. Đối với hệ thống QTDNDCS - một loại hình tín dụng hợp tác hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng sẽ không nằm ngoài phạm vi của sự cạnh tranh, thậm chí là rất lớn.

Thứ ba, trình độ công nghệ hạn chế, chất lƣợng đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, chƣa đƣợc chuyên môn hoá cao (nhất là QTDND cơ sở) đã có tác động rất lớn đến năng lực quản trị, điều hành.

Những khó khăn này không phải một sớm một chiều có thể xử lý đƣợc. Do vậy toàn hệ thống phải cố gắng vƣơn lên nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hải dương (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)