Sử dụng mô hình SWOT áp dụng vào NH HTX VN-CN Hải Dƣơng để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hải dương (Trang 95 - 99)

để nâng cao năng lực cạnh tranh.

3.2.1. Phát huy điểm mạnh.

Trong nền kinh tế đang có rất nhiều biến động lớn, sự tham gia của các ngân hàng ngày càng nhiều, mật độ ngân hàng dày đặc, vì vậy áp lực cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Để đứng vững và phát triển đƣợc trong điều kiện kinh tế cạnh tranh khốc liệt nhƣ vậy, việc tận dụng lợi thế sẵn có, phát huy sức mạnh là điều vô cùng cần thiết. NH HTX VN-CN tiếp tục phát huy và thực hiện nhƣ sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển thƣơng hiệu. Tiếp tục củng cố và phát triển trên tinh thần hoạt động vì mục tiêu tƣơng trợ cộng đồng, nhằm hạn chế cho vay nặng lãi, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của ngƣời dân khu vực nông thôn;

Thứ hai, tận dụng mạng lƣới rộng đến tận xã, phƣờng, địa bàn hoạt động tƣơng đối rộng để phát triển sản phẩm dịch vụ, tiếp tục phát triển và giữ

vững là tổ chức tín dụng bán lẻ hàng đầu trên địa bàn;

Thứ ba, tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ và các Tổ chức quốc tế để tiếp cận và sử dụng nguồn vốn “giá rẻ” để giúp thành viên phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển nông nghiệp, nông thôn.

3.2.2. Khắc phục điểm yếu

Đối với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào thì các yếu tố: tiềm lực tài chính - công nghệ - con ngƣời đều đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển. Không thể phát triển các sản phẩm dịch vụ, mở rộng mạng lƣới và nâng cao năng lực quản trị điều hành lại thiếu các yếu tố trên. Đây là sự tác động lôgic nhƣ những cặp phạm trù cơ bản nhất của lý thuyết phát triển. Thực tiễn chung của hệ thống QTDNDCS và NH HTX VN hiện nay đúng nhƣ đã nêu trong câu hỏi trên. Khó khăn này bản thân chúng tôi, NH HTX VN, các QTDNDCS đã nhìn thấy và xác định đây thật sự là những trở ngại lớn cho sự phát triển chung kể cả khi chúng ta chƣa gia nhập WTO.

Để có thể khắc phục phần nào những bất cập trên toàn hệ thống đang tập trung giải quyết một số vấn đề nhƣ:

Thứ nhất, trƣớc, trong và sau khi trong tiến trình trở thành Ngân hàng Hợp tác, cần mở rộng, phát triển nhiều loại sản phẩm dịch vụ. Hiện tại NH HTX VN đang ở thời kỳ đầu thực hiện dịch vụ chuyển tiền, mở thẻ rút tiền ATM (trong hệ thống), tiến tới tiếp tục triển khai rút tiền ATM qua hệ thống liên ngân hàng (banknet), rút tiền qua internet (ebanking), gửi tiền một nơi rút nhiều nơi, cho vay mua sản phẩm trả góp, ....

Thứ hai, Hằng năm có kế hoạch cụ thể chi tiêu cho việc quảng bá hình ảnh, qua chƣơng trình quảng cáo, trao học học bổng cho các cháu học sinh giỏi, học sinh nghèo vƣợt khó, đặt biển quảng cáo ở một số nơi tập trung lƣợng lớn ngƣời nhƣ sân vận động, nhà thi đấu, siêu thị...

lực vốn tự có trong đó tập trung bổ sung cho NH HTX VN để làm cơ sở phát triển mở rộng dịch vụ, củng cố cơ sở vật chất, công nghệ;

Thứ tư, tập trung để từng bƣớc cải tiến, áp dụng công nghệ trong quản lý, điều hành kinh doanh, trƣớc hết là ở NH HTX VN để tạo điều kiện giúp đỡ tốt hơn cho QTDNDCS; chú trọng đào tạo cán bộ theo hƣớng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ theo quy chuẩn của NHNN (Chủ yếu cho QTDNDCS); thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho từng đối tƣợng là quản lý, nhân viên, các mảng chuyên sâu. Vận động, khuyến khích cán bộ nhân viên tham gia các lớp tập huấn, các lớp đào tạo chuyên môn, các lớp tự học....(đối với các cán bộ nhân viên tự học ngoài giờ hỗ trợ kinh phí đào tạo).

Thứ năm, đối với việc mở rộng quy mô vốn hoạt động, cân nhắc và khảo sát mở rộng địa bàn hoạt động (đây là yếu tố then chốt cho việc tăng vốn hoạt động), đề xuất và khuyến khích nhân viên tham gia ý kiến cho việc huy động vốn. Giao chỉ tiêu huy động vốn cho các phòng...

Thứ sáu, tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức, củng cố, nâng cao vai trò của Hiệp hội QTDND Việt Nam để tiến tới xác lập các thể chế đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống nhƣ: Thành lập Quỹ an toàn hệ thống; Quỹ dự phòng khả năng chi trả, hệ thống kiểm toán nội bộ...;

Thứ bảy, tiếp tục phát triển các QTDNDCS ở những vùng có đủ điều kiện đồng thời mở rộng địa bàn hoạt động cho các QTDNDCS đang hoạt động an toàn hiệu quả để tăng cƣờng mạng lƣới, tiếp cận thành viên; Thực hiện tổ chức liên kết chặt chẽ giữa các cấp trong hệ thống.

3.2.3. Tận dụng cơ hội

Việt Nam hội nhập WTO là mở ra cho nền kinh tế những cơ hội mới không chỉ đối với hệ thống tín dụng mà còn với tất cả các thành phần kinh tế trong cả nƣớc. Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam ngày càng xuất khẩu nhiều mặt hàng, ngƣời nông dân cũng có điều kiện tiếp nhận đƣợc những luồng

thông tin nhanh chóng, dần bắt kịp đƣợc xu thế biến động của nền kinh tế. QTDTW đã thực hiện xong quá trình chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp Tác, và trong lộ trình tất cả các QTDNDCS sẽ đƣợc hợp nhất lại vào hệ thống NH HTX VN, vì vậy đây là cơ hội rất lớn, tạo một sức mạnh cho hệ thống QTDND. Địa bàn sẽ là một cạnh tranh với các Chi nhánh NHTM khác. Để biến cơ hội thành chìa khóa cho sự thành công thì NH HTX VN-CN Hải Dƣơng cần phải:

Thứ nhất, tận dụng mạng lƣới rộng khắp để đẩy mạnh và phát triển lợi thế của ngân hàng bán lẻ, nhanh chóng phát triển những sản phẩm mang tính công nghệ cao, ví dụ: banknet, mobile_banking, internet_banking, E_banking...

Thứ hai, tranh thủ sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nƣớc, các dự án hỗ trợ vốn của nƣớc ngoài, hợp tác công nghệ thông tin với các nƣớc bạn để tiếp cận phƣơng pháp quản lý chuyên nghiệp, công nghệ mới nhất nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh.

3.2.4. Vượt qua thách thức

Mô hình hệ thống NH HTX VN 2 cấp bao gồm: NH HTX VN và QTDNDCS nhƣ hiện nay là phù hợp, thuận tiện cho hoạt động, nâng cao liên kết hệ thống. Đặc biệt, sự ra đời của Hiệp hội QTDND Việt Nam - tổ chức xã hội nghề nghiệp đại diện cho hệ thống QTDNDCS là bƣớc đánh dấu sự hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, để biến những lợi thế đang có, những cơ hội, điểm mạnh, điểm yếu của mình để vƣợt qua thách thức để tạo lợi thế trong cạnh tranh mà vẫn đảm bảo an toàn, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích hệ thống QTDNDCS cần phải:

Thứ nhất, tăng tính tự chủ cho các QTDNDCS, tiếp tục phát triển các QTDNDCS mới tại những vùng hội đủ điều kiện; đồng thời có chính sách mở rộng địa bàn hoạt động cho các quỹ có đủ điều kiện, tiềm lực (liên xã, liên

phƣờng); Thiết lập các cơ chế, thiết chế hỗ trợ hoạt động hệ thống nhƣ: Quỹ an toàn, Quỹ dự phòng hỗ trợ khả năng chi trả...; Chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ để tăng hiệu quả công việc; Xây dựng NH HTX VN thành Ngân hàng Hợp tác tƣơng trợ không chỉ cho hệ thống QTDNDCS thành viên mà còn hỗ trợ các loại hình kinh tế hợp tác khác; Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mô hình tổ chức của Hiệp hội QTDND Việt Nam trở thành một tổ chức liên kết đủ mạnh của hệ thống để trợ giúp các QTDNDCS phát triển vững mạnh, hiệu quả và an toàn.

Thứ hai, tăng cƣờng đầu tƣ phát triển công nghệ mới, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị nhằm nâng cao chất lƣợng truyền tải dữ liệu, đảm bảo sự an toàn, chính xác và nhanh chóng trong mọi giao dịch. Hạn chế xảy ra trƣờng hợp chậm trễ, gây thiệt hại cho khách hàng và ảnh hƣởng đến uy tín của đơn vị.

Thứ ba, quan tâm, hỗ trợ cho đội ngũ nhân viên trong việc nâng cao trình độ, thu hút nguồn nhân lực giỏi, đủ năng lực quản lý và điểu hành công việc.

Thứ tư, luôn tìm tòi, phát huy những lợi thế, sản phẩm khác biệt trong hoạt động kinh doanh của mình dựa trên con ngƣời, các sản phẩm, chất lƣợng dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hải dương (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)