thủ tục hải quan
- Tổng cục Hải quan xây dựng Đề án xã hội hóa việc mua sắm trang thiết bị và đầu tƣ hạ tầng cơ sở phục cho công tác hiện đại hóa kiểm tra giám sát hải quan, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; tiếp tục đầu tƣ trang bị máy soi phục vụ kiểm tra, giám sát hàng hóa tại cửa khẩu. Tăng cƣờng đầu tƣ trang bị các hệ thống máy soi container, camera giám sát để phục vụ hiệu quả công tác kiểm soát, giám sát hải quan và thúc đẩy nhanh việc kiểm tra hàng hóa, thông quan cho doanh nghiệp.
- Đầu tƣ quản lí sân bay, cảng biển quốc tế cần đảm bảo điều kiện làm việc và bố trí địa điểm lắp đặt các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lí hải quan, quản lí Nhà nƣớc về kiểm tra chất lƣợng, tiêu chuẩn hàng hoá.
- Thí điểm xây dựng mô hình thống nhất quản lý tại các cửa khẩu: Thủ tƣớng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan xây dựng Đề án xã hội hóa việc mua sắm trang thiết bị và đầu tƣ hạ tầng cơ sở phục cho công tác hiện đại hóa kiểm tra giám sát hải quan, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; tiếp tục đầu tƣ trang bị máy soi phục vụ kiểm tra, giám sát hàng hóa tại cửa khẩu. Theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ, Tổng cục Hải quan cần đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ, đại lý hải quan. Thí điểm xây dựng mô hình thống nhất quản lý tại các cửa khẩu theo hƣớng đƣa cán bộ, công chức hải quan đi đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ tại các Bộ, cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành. Trƣớc mắt thí điểm thực hiện ở Cục Hải quan thành phố Hải Phòng và Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh.
b) Hải quan Việt Nam tăng cƣờng hợp tác quốc tế sâu rộng và áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về đơn giản hóa, hài hòa thủ tục hải quan
Hợp tác đa phƣơng
Để thúc đẩy tạo thuận lợi thƣơng mại và đảm bảo an ninh an toàn quốc gia, Hải quan Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác hải quan trong các khuôn khổ các tổ chức quốc tế về hoặc liên quan đến Hải quan nhƣ Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dƣơng (APEC), Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM), Chƣơng trình hợp tác tiểu vùng sông Mê kông mở rộng (GMS),…
-Tổ chức Hải quan thế giới (WCO)
Hải quan Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hội đồng Hợp tác Hải quan (CCC), nay là Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) ngày 01/07/1993. Sau khi trở thành thành viên của WCO, năm 1997, Việt Nam đã gia nhập Công
ƣớc Kyoto về Đơn giản hóa và Hài hòa hóa thủ tục hải quan. Ngày 08/01/2008, Việt Nam gia nhập Nghị định thƣ sửa đổi Công ƣớc Kyoto và Công ƣớc sửa đổi đã có hiệu lực với Việt Nam vào ngày 08/4/2008. Năm 1998 Việt Nam tham gia Công ƣớc HS về Hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa. Từ tháng 6/2013, Tổng cục Hải quan đã chính thức có cán bộ làm đại diện hải quan Việt Nam tại WCO, với chức danh Tham tán tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ.
-Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO)
Ngày 07/11/2006, Việt Nam là thành viên chính thức của WTO. Các cam kết của WTO liên quan đến hải quan là việc thực hiện Hiệp định trị giá GATT, các Hiệp định về Quy tắc xuất xứ, Sở hữu trí tuệ và Hiệp định về Tạo thuận lợi Thƣơng mại và các Hiệp định, Thỏa thuận khác liên quan đến xuất nhập khẩu và Hải quan.
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
+ Trong khuôn khổ hợp tác Hải quan ASEAN, Hải quan Việt Nam là thành viên tích cực trong việc thực hiện các chƣơng trình sáng kiến hợp tác hải quan khu vực, cụ thể là việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch Chiến lƣợc Phát triển Hải quan ASEAN (SPCD), xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế quá cảnh hải quan ASEAN, xây dựng và thực hiện Hiệp định Hải quan ASEAN mới, xây dựng và rà soát Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN) trên phiên bản HS cập nhật. Ngoài các hoạt động hợp tác nội khối, cùng với Hải quan các nƣớc ASEAN, Hải quan Việt Nam đã và đang tham gia sâu rộng trong các chƣơng trình hợp tác với các nƣớc đối thoại và đối tác của ASEAN gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc-New Zealand, Mỹ với các hoạt động chủ yếu là hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực kỹ thuật nghiệp vụ hải quan. + Hải quan Việt nam đã tổ chức đăng cai nhiều hội nghị, hội thảo trong
khuôn khổ hợp tác Hải quan ASEAN. Năm 1995 và 2004 Hải quan Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Tổng cục trƣởng Hải quan ASEAN lần thứ 3 và lần thứ 12. Tháng 6/2014, Hải quan Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trƣởng Hải quan ASEAN lần thứ 23.
- Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dƣơng (APEC)
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC từ năm 1998. Hải quan Việt Nam tham gia tích cực và triển khai có hiệu quả các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dƣơng APEC, chủ yếu thông qua Tiểu ban Thủ tục hải quan APEC (SCCP) và Ủy ban Thƣơng mại và đầu tƣ APEC (CTI): Hải quan Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan hữu quan xây dựng chƣơng trình hành động quốc gia, đã và đang thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Kế hoạch hành động tập thể - CAP (gồm các nội dung liên quan đến nghiệp vụ Hải quan). Hải quan Việt Nam cử cán bộ tham gia các hội thảo, phiên họp chƣơng trình đào tạo nghiệp vụ do APEC tổ chức; tích cực chủ động tham gia các phong trào, chiến dịch do các thành viên APEC đề xuất.
- Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM)
Tháng 3 năm 1996, Hải quan Việt Nam tham gia diễn đàn hợp tác Á-Âu với tƣ cách là thành viên sáng lập. Nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam trong diễn đàn là (1) Xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục các rào cản thƣơng mại, (2) Phối hợp hành động và tạo thuận lợi đầu tƣ. Kể từ khi tham gia, Hải quan Việt Nam luôn tích cực tham gia các hoạt động của Diễn đàn và điểm nhấn là Việt Nam đã đăng cai tổ chức Cuộc họp Nhóm làm việc về các vấn đề hải quan lần thứ 4 và Ngày Hải quan – Doanh nghiệp tại Hà Nội năm 2010.