Những vấn đề khó khăn khi sử dụng, và cách tư vấn

Một phần của tài liệu Giáo trình chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình phần 1 cđ y tế hà đông (Trang 27 - 30)

Bài 5 TRÁNH THAI BẰNG DỤNG CỤ TỬ CUNG

5.Những vấn đề khó khăn khi sử dụng, và cách tư vấn

5.1. Ra máu nhiều hoặc kéo dài (> 8 ngày hoặc gấp đôi lượng máu kinh bình thường).

- Giải thích cho khách hàng hiện tượng ra máu nhiều hoặc kéo dài thường gặp trong 3 - 6 tháng đầu và sẽ cải thiện dần.

- Nếu có thể dùng một trong các thuốc sau:

+ Các thuốc kháng viêm không có steroid (không dùng aspirin), hoặc + Acid tranexamic

+ .Bổ sung sắt và khuyến cáo các thức ăn giàu sắt

_ Nếu ra máu nhiều đến mức đe dọa đến sức khỏe: Đến cơ sở ytế để tháo DCTC và hướng dẫn chọn BPTT khác.

5.2. Ra máu âm đạo bất thường :

Tiếp tục sử dụng DCTC, cần khảo sát nguyên nhân ,hoặc chuyển tuyến.

5.3. Đau hạ vị.

- Hỏi để phát hiện các dấu hiệu sau, chuyển tuyến nếu có một trong các dấu hiệu sau:

+ Mất kinh, trễ kinh hoặc khẳng định có thai. + Đau, căng vùng bụng khi khám.

+ Ra máu âm đạo.

+ Sờ được khối vùng chậu.

- Nếu không có dấu hiệu nào trên đây, mà có ít một trong các dấu hiệu sau: + Thân nhiệt > 380C.

+ Khí hư bất thường. + Đau khi giao hợp.

+ Bạn tình gần đây có tiết dịch niệu đạo hoặc được điều trị lậu

5.4. Đang bị NKLTQĐTD hoặc bị trong vòng 3 tháng gần đây khí hư có mủ tư vấn khách hàng đi khám để sử trí kịp thời.

5.5. Có thai.

- Cần tư vấn đi khám để loại trừ thai ngoài tử cung.

- Mang thai 3 tháng đầu (< 13 tuần), thấy dây DCTC càn :

+ Giải thích rằng nên tháo DCTC để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, sẩy thai và đẻ non. Động tác tháo vòng cũng có nguy cơ thấp gây sẩy thai.

+ Nếu khách hàng đồng ý, tháo DCTC hoặc chuyển tuyến để tháo. Cần khám lại ngay nếu ra máu nhiều, đau bụng, ra dịch âm đạo hoặc sốt.

- Nếu không thấy dây DCTC và/hoặc thai > 3 tháng.

+ Cần siêu âm đánh giá xem liệu DCTC có còn nằm đúng vị trí không.

+ Giải thích rằng có nguy cơ nhiễm khuẩn nặng, nếu không muốn mang thai có thể xử trí theo qui định về chấm dứt thai kỳ với mục đích điều trị.

+ Nếu muốn hoặc bắt buộc tiếp tục mang thai, giải thích về nguy cơ nhiễm khuẩn và sẩy thai. Cần theo dõi thai nghén chặt và khám lại ngay nếu ra máu nhiều, đau bụng, ra dịch âm đạo hoặc sốt.

5.6. Bạn tình phàn nàn về dây DCTC.

- Giải thích cho khách hàng và bạn tình (nếu có thể) rằng cảm giác đó là bình thường.

- Tư vấn cách lựa chọn và xử trí: + Cắt ngắn đoạn dây, hoặc + Tháo DCTC.

5.7. Đối với khách hàng HIV(+).

- Khách hàng HIV(+) hoặc AIDS với tình trạng lâm sàng ổn định có thể sử dụng DCTC. Không cần lấy DCTC ra nếu khách hàng tiến triển thành AIDS, tuy nhiên những người này cần theo dõi các dấu hiện của tình trạng viêm vùng chậu.

- Yêu cầu khách hàng sử dụng bao cao su kèm theo. Khi sử dụng đúng cách, thường xuyên, bao cao su giúp ngăn ngừa lây nhiễm HIV và các NKLTQĐTD.

6. Hướng dẫn khách hàng sau khi đặt DCTC :

- Nằm nghỉ tại chỗ khoảng 1/2 giờ và dặn về nên nghỉ ngơi, làm việc nhẹ trong vài ba ngày, tự theo dõi một số dấu hiệu như đau bụng, ra máu, sốt và khí hư

- Hướng dẫn phụ nữ dùng thuốc sau khi đặt DCTC được cấp: + Kháng sinh để phòng ngừa nhiễm khuẩn.

+ Papaverin để giảm co bóp TC.

- Nếu đau bụng nhẹ: chườm nóng bụng dưới hoặc có thể dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamo l 0,50g X 1- 2 viên /ngày.

- Khuyên nên kiêng giao hợp trong vòng một tuần đầu.

- Trao đổi để phụ nữ biết một số tác dụng phụ sau khi đặt DCTC trong vòng vài ba ngày đầu và tình trạng kinh nguyệt có thể bất thường trong 2 3 tháng đầu. - Dặn dò kĩ lưỡng người mang DCTC cần phải đi ngay đến cơ sở y tế để kiểm tra khi :

+ Chậm kinh (nghi có thai) hoặc chảy máu âm đạo bất thường. + Đau bụng dưới nhiều hoặc đau bụng dưới khi giao hợp. + Khí hư hôi, biểu hiện tình trạng nhiễm khuẩn sinh dục. + Sốt, sức khoẻ giảm sút, không thoải mái.

+ Kiểm tra không thấy dây DCTC hoặc thấy DCTC rơi ra ngoài. - Hướng dẫn phụ nữ mang DCTC tự theo dõi tồn tại của DCTC bằng cách :

+ DCTC có thể rơi ra ngoài và hay rơi vào những ngày hành kinh, những tháng đầu mới đặt. Vì thế nên chú ý quan sát băng vệ sinh mỗi khi thay, để ý quan sát mỗi khi đi tiểu hay đại tiện để phát hiện DCTC rơi.

+ Có thể hướng dẫn phụ nữ mang DCTC cách tự kiểm tra dây DCTC bên trong âm đạo với cách làm như sau:

* Rửa sạch tay và vùng sinh dục.

* Ngồi xổm (hoặc đứng gác một chân lên nghế hay lên tường).

* Đưa 1 ngón tay (trỏ hoặc giữa) vào sâu âm đạo tìm cổ tử cung (một cục nhỏ, tròn, hơi cứng như đầu chóp mũi). Cạnh đó sẽ sờ thấy sợi dây.

* Không được kéo hoặc miết vào sợi dây làm DCTC bên trong tụt thấp. * Nếu không thấy dây, hoặc thấy dây dài hơn, ngắn hơn hoặc thấy một phần của DCTC thập thò ở CTC thì cần đến y tế để kiểm tra. Trong lúc DCTC chưa được thay thế, nên kiêng giao hợp hoặc dùng BPTT khác.

+ Khi nào nên kiểm tra DCTC ? trong tháng đầu nên kiểm tra vài lần, những tháng sau nên kiểm tra sau mỗi kì hành kinh.

- Dặn dò phụ nữ mang DCTC cần đến kiểm tra sau đặt DCTC 1 tháng, 12 tháng, và hàng năm trong những năm sau.

- Cấp cho phụ nữ mang DCTC một phiếu theo dõi đặt DCTC và những tờ rơi nội dung nói về các BPTT nếu có.

- Hoàn chỉnh hồ sơ đặt DCTC của người dùng DCTC để theo dõi.

Một phần của tài liệu Giáo trình chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình phần 1 cđ y tế hà đông (Trang 27 - 30)