Những vấn đề cần tư vấn cho khách hàng

Một phần của tài liệu Giáo trình chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình phần 1 cđ y tế hà đông (Trang 46)

4.1. Tư vấn:

- Lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về triệt sản nữ. Lưu ý những trường hợp quyết định triệt sản trong những thời điểm bị sang chấn tâm lý như sau sinh hay sau hư thai…

- Hiệu quả, ưu, nhược điểm của triệt sản nữ (nhấn mạnh đây là BPTT không hồi phục).

- Biện pháp không ảnh hưởng đến sức khỏe, giới tính và sinh hoạt tình dục.

- Sau triệt sản kinh nguyệt thường không thay đổi (trừ những trường hợp đang sử dụng DCTC hay tránh thai bằng nội tiết thì có thể thay đổi tạm thời trong một khoảng thời gian sau khi ngưng sử dụng các phương pháp này).

- Biện pháp không có tác dụng phòng tránh NKLTQĐTD, HIV/AIDS.

- Giải thích qui trình triệt sản nữ. - Ký đơn tình nguyện xin triệt sản.

4.2. Thời điểm thực hiện: - Khi không có thai.

- Sau đẻ: thời điểm tốt nhất là trong vòng 7 ngày đầu hoặc trì hoãn đến thời điểm sau 6 tuần sau đẻ.

- Sau phá thai: trong vòng 7 ngày đầu.

- Kết hợp triệt sản khi phẫu thuật bụng dưới vì một lý do khác (phẫu thuật lấy thai, phẫu thuật u nang buồng trứng…) và có yêu cầu của khách hàng.

4.3. Cán bộ dân số gửi khách hàng tới cơ sở ytế để được áp dụng BPTT triệt sản 4.4. Tư vấn khách hàng cần được thăm khám trước thủ thuật( Việc này do CBYT làm)

- Hỏi tiền sử: ngoài hỏi tiền sử nội, ngoại khoa cần lưu ý: + Tình trạng áp dụng BPTT hiện tại nếu có.

+ Ngày đầu kỳ kinh cuối cùng. + Tiền sử bệnh lý ở vùng chậu. + Tiền sử sản khoa.

+ Những phẫu thuật ở vùng chậu trước đó.

- Thăm khám thực thể:

+ Cân nặng, mạch, nhiệt độ, huyết áp. + Khám tim, phổi.

+ Khám bụng.

+ Đánh giá tình trạng dinh dưỡng.

+ Trước khi thực hiện triệt sản nữ ở thời điểm không có thai: phẫu thuật viên cần thăm khám vùng chậu để xác định kích thước tử cung, tính chất di động và vị trí của tử cung để loại trừ những trường hợp viêm vùng chậu và khối u vùng chậu.

+ Trước khi thực hiện triệt sản nữ sau sinh và sau phá thai: phẫu thuật viên cần thăm khám kỹ để loại trừ những biến chứng sau sinh và sau phá thai.

- Xét nghiệm:

+ Hemoglobin và/hoặc hematocrit.

+ Có thể thực hiện thêm những xét nghiệm khác tùy theo kết quả hỏi tiền sử và thăm khám lâm sàng. .

4.5. T ư vấn tự theo dõi sau triệt sản ở nhà:

- Ngay sau triệt sản theo dõi các dấu hiệu sinh tồn (toàn trạng, mạch, huyết áp, nhịp thở trong 6 giờ đầu sau thủ thuật).

- Có thể cho khách hàng về nhà khi ổn định (thông thường là trong ngày). Những dấu hiệu chứng tỏ khách hàng đã ổn định là:

+ Dấu hiệu Romberg (khách hàng đứng vững khi nhắm 2 mắt và đưa thẳng hai tay ra phía trước).

+ Khách hàng tỉnh táo, tự mặc quần áo được.

- Uống kháng sinh 5 ngày theo chỉ định của bác sĩ.

- Giảm đau bằng paracetamol.

- Hướng dẫn khách hàng chăm sóc vết mổ ngay sau triệt sản

+ Giữ vết mổ khô, sạch. Có thể tắm sau 24 giờ, khi tắm tránh không làm ướt vết mổ. Tránh đụng chạm vết mổ.

+ Cắt chỉ vết mổ vào ngày thứ 6 tại nhà hay ở trạm y tế xã (nếu khâu bằng chỉ không tiêu).

+ Tránh làm việc nặng và tránh giao hợp 1 tuần.

- Những dấu hiệu báo động: nếu có một trong các dấu hiệu sau cần báo ngay cho cán bộ y tế hoặc trực tiếp tới cơ sở y tế để khám:

+ Sốt.

+ Đau bụng không giảm hoặc tăng. + Chảy máu, mủ ở vết mổ.

+ Sưng vùng mổ.

4.6. Tư vấn các tai biến và biến chứng sau triệt sản nữ : - Chảy máu ổ bụng.

- Nhiễm trùng vùng chậu, viêm phúc mạc.

- Hình thành khối máu tụ.

- Chảy máu và nhiễm trùng vết mổ.

- Hiếm gặp: tổn thương tử cung, ruột, bàng quang.

- Trường hợp thất bại sau triệt sản có thể gặp thai ngoài tử cung.

Bài 10. CHĂM SÓC PHỤ NỮ TRƯỚC SINH MỤC TIÊU

1. Trình bày được cách chuẩn bị sức khoẻ cho cặp vợ chồng trước khi mang thai. 2. Phát được các dấu hiệu khi người phụ nữ có thai thường và thai bất thường. 3. Trình bày được nội dung cần chăm sóc người phụ nữ khi có thai.

4. Tư vấn được cho phụ nữ mang thai.

NỘI DUNG 1. Đại cương:

Thời gian mang thai trung bình của người phụ nữ là 40 tuần. Trong giai đoạn này người phụ nữ có rất nhiều nhu cầu thay đổi so với khi chưa có thai. Muốn có một trẻ khoẻ mạnh thì ngay từ khi chuẩn bị mang thai cặp vợ chồng đó cần chuẩn bị tốt về mặt sức khoẻ. Trong quá trình mang thai cần có chế độ ăn uống , nghỉ ngơi hợp lý… thì trẻ khi đẻ ra mới khoẻ mạnh. Do đó công tác chăm sóc trước sinh cho phụ nữ có thai hiện nay là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sự chăm sóc tốt cho phụ nữ có thai góp phần nâng cao và cải thiện tình trạng sức khoẻ của thế hệ tương lai.

2.Chuẩn bị trước lúc có thai: 2.1. Chuẩn bị sức khoẻ cho vợ:

- Không nên mang thai khi sức khoẻ không tốt: Khi đang mắc bệnh cấp tính. - Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Nếu có bệnh đường sinh dục cần điều trị khỏi trước khi mang thai. - Chuẩn bị tốt về tư tưởng , tâm lý để an tâm và thoải mái khi mang thai.

- Chuẩn bị cả thời gian và kinh tế để khi mang thai có đủ thời gian nghỉ ngơi và không lo lắng.

Một phần của tài liệu Giáo trình chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình phần 1 cđ y tế hà đông (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)