Tên bệnh Số con theo dõi Số con mắc và điều trị (con) Tỷ lệ mắc (%) Số con khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Viêm tử cung 72 23 31,94 22 95,65 Viêm vú 72 2 2,78 2 100 Sát nhau 72 3 4,17 3 100
Qua bảng 4.7 cho thấy: Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái nuôi con và một số bệnh đối với lợn con tại trại có tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao.
100%, sát nhau tỷ lệ khỏi đạt tỷ lệ khỏi đạt 100%, bệnh viêm tử cung tỷ lệ khỏi là 95,65%.
Qua chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái, em nhận thấy: để giảm tỷ lệ mắc bệnh chúng ta phải đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi, khi thời tiết nóng ta phải tăng quạt thông gió, bật giàn mát, đóng kín cửa tránh nhiệt độ bên ngoài ùa vào làm ảnh hưởng đến tiểu khí hậu trong chuồng nuôi, làm tăng nhiệt độ trong chuồng.
Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh. Ngoài ra việc lựa chọn được loại thuốc phù hợp sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao và giảm chi phí điều trị bệnh, từ đó giúp nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi.
Phác đồ điều trị
- Bệnh viêm tử cung:
Tiêm Vetri LA: liều lượng 1ml/10kg TT. Tiêm Oxytocin: liều lượng 2-3 ml.
Thụt rửa tử cung bằng thuốc iodine 10%: liều lượng 10 ml/1 lít nước
- Bệnh viêm vú:
Dùng khăn nhúng nước ấm trộn với thuốc Iodine 10% (10 ml/1 lít nước) để lau vú.
Tiêm Oxytocin: liều lượng 2-3 ml.
- Bệnh sát nhau:
Tiêm Oxytocin: liều lượng 2-3 ml. Tiêm pendistrep L.A: 1ml/20kg TT.
4.4. Kết quả thực hiện các thao tác khác tại trại
Bên cạnh công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, trong quá trình thực tập em còn tực tiếp tham gia vào một số thao tác khác, từ đó được rèn luyện tay nghề và nắm được thao tác, yêu cầu và ý nghĩa của từng công việc cụ thể được thể hiện qua bảng sau: