Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái tại trại lợn liên kết công ty nam việt (Trang 45)

Số liệu thu được được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2010 với các chỉ tiêu sau:

-Tỷ lệ lợn mắc bệnh:

Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = ∑ Số lợn mắc bệnh x 100 ∑ Số lợn theo dõi

- Tỷ lệ lợn khỏi:

Tỷ lệ khỏi (%) = ∑ Số con khỏi bệnh

x 100 ∑ Số con điều trị

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Nam Việt

Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,2 lứa/năm. Số con sơ sinh là 12,5 con/đàn, số con cai sữa: 12,6 con/đàn. Trại gồm ba giống lợn: Lợn nái Landrace và Yorkshire, còn lợn đực Duroc và Landrace.

Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 28 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang chuồng cai sữa.

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại trong 3 năm (2018 – 11/2020) STT Chỉ tiêu khảo sát ĐVT Năm 2018 Năm 2019 11/2020

1 Lợn nái Con 700 900 1200

2 Lợn đực giống Con 16 18 23

3 Lợn con theo mẹ Con 21458 25063 30181

4 Lợn thịt Con 19029 24466 16621

5 Tổng Con 41203 50447 48025

Qua bảng 4.1 cho thấy: Từ năm 2018 đến 2020 số đầu lợn tăng lên cho thấy quy mô chăn nuôi lợn của trại có xu hướng tăng lên rõ rệt từ năm 2018 là 700 nái đến tháng 11/ 2020 là 1200 nái. Số lợn con là cao nhất sau đó là lợn thịt và tiếp là lợn nái, số lợn nái có xu hướng tăng lên nhiều qua các năm. Đặc biệt là lợn hậu bị tăng lên nhằm thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn và phải loại thải. Hàng tháng vẫn có sự loại thải những con nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn để làm giống. Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ các số liệu liên quan của từng nái như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng đàn lợn nái

4.2.1. Số lượng lợn nái được giao trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng

Chăm sóc nuôi dưỡng là một quy trình không thể thiếu của bất kỳ trại chăn nuôi nào, chính vì vậy trong suốt 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia và làm các công việc về nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn nái nuôi con tại trại. Em đã được học và hiểu biết rất nhiều về cách cho ăn, thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt … Và dưới đây là kết quả em đã thực hiện được.

Bảng 4.2. Số lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trong 6 tháng thực tập

Tháng Kết quả Tổng Nái đẻ (con) Nái hậu bị (con) 6 11 30 41 7 12 31 43 8 10 30 40 9 12 32 44 10 14 31 45 11 13 30 43 Tổng 72 184 256

Kết quả bảng 4.2 cho thấy: Trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp hằng ngày em đã trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng 72 con lợn nái, 184 con lợn hậu bị. Công việc hàng ngày em đã được thực hiện như sau: cho lợn nái ăn khẩu phần ăn đúng quy định. Nếu nái nuôi con quá gầy, nuôi nhiều con cho ăn tăng lượng thức ăn lên, theo dõi nái ăn, nếu nái bỏ ăn kiểm tra nhiệt độ cơ thể để có biện pháp xử lý kịp thời. Vệ sinh lối đi lại, chuồng nuôi, hót phân, lau bầu vú cho nái bằng bằng nước sát trùng.

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng em đã được học hỏi và mở mang rất nhiều kiến thức từ việc vệ sinh đến các khâu chăm sóc như sau: Đối với lợn nái trước và sau đẻ cần chú ý đến khẩu phần ăn, quy trình dùng thuốc luôn được đảm bảo và công tác vệ sinh luôn được quan tâm.

Theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời đối với lợn nái. Chuồng trại phải được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ. Chuồng nuôi đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát, ...

4.2.2. Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại

Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại Tháng Số nái đẻ

(con)

Nái đẻ bình thường Nái đẻ khó phải can thiệp Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 6 11 10 90,9 1 9,1 7 12 11 91,67 1 8,33 8 10 9 90,0 1 10,0 9 12 12 100 0 0 10 14 12 85,7 2 14,3 11 13 12 92,3 1 7,7 Tổng 72 66 91,7 6 8,3

Qua bảng 4.3 cho thấy: Trong 72 nái theo dõi có nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 91,7 %, có 6 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 8,3 %.

Biểu hiện đẻ khó như sau: Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ, hoặc trường hợp khi đẻ được 1 đến 2 con sau 30 phút đến 1 giờ mà không thấy lợn đẻ nữa nhưng lợn mẹ vẫn tiếp tục rặn liên tục thì

nhanh chóng sát trùng tay, bôi gel bôi trơn. Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.

Trong khi thực hiện đỡ đẻ em rút ra một số bài học sau: Việc chăm sóc, nuôi dưỡng nái đẻ và nuôi con cần chú ý giảm khẩu phần ăn đối với lợn nái quá béo, điều chỉnh tăng hoặc giảm thức ăn thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó, loại thải những nái già đã đẻ quá nhiều lứa. Trong lúc nái đẻ cần phải trực liên tục cho đến khi lợn đẻ xong, khi có biểu hiện khó đẻ cần xử lý kịp thời. Kỹ năng học được trong 6 tháng vừa qua là cho nái ăn đúng khẩu phần, biết được quy trình đỡ đẻ và can thiệp đúng lúc.

4.3. Thực hiện quy trình phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái tại trại

4.3.1. Kết quả vệ sinh, sát trùng chuồng trại trong 6 tháng thực tập

Bảng 4.4. Kết quả vệ sinh, sát trùng trong 6 tháng thực tập

Công việc Số lượng công việc được giao (lần) Số lượng lần làm (lần) Tỷ lệ hoàn thành (%)

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 180 180 100

Phun sát trùng 170 170 100

Quét và rắc vôi đường đi 89 89 100

Qua bảng 4.4: Ta thấy trong 6 tháng thực tập tại cơ sở em được giao trực tiếp tham gia vệ sinh chuồng trại 180 lần, phun sát trùng trong và xung quanh chuồng 170 lần, quét và rắc vôi đường đi 89 lần, đã hoàn thành 100% công việc được giao. Qua quá trình làm em đã nắm được quy trình vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi như thế nào là hợp lý, sử dụng thuốc sát trùng với liều

lượng phù hợp và điều quan trong là khi phun sát trùng phải mặc quần áo lao động, đi ủng, đeo khẩu trang, đội mũ, ...

4.3.2. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn nái của trại

Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn nái của trại

Loại lợn

Thời gian

tiêm phòng Phòng bệnh Loại vắc xin

Số con thực hiện (con) Số con an toàn (con) Tỷ lệ an toàn (%) Lợn hậu bị

Tuần thứ 3 Mycoplasma Mycoflex 185 184 99,46

Tuần thứ 6 CFS lần 1

(dịch tả) Coglapest 185 185 100

Tuần thứ 7 FCV2

(circo virus Cercovac 183 183 100

Tuần thứ 9 (Dịch tả)

FMD lần 1

Coglapest

aflogen 183 183 100

Tuần thứ 11 Giả dại Porcilis

BEGONIA 183 183 100

Tuần thứ 12 PVC2

(circo virus) Cercovac 183 183 100

Tuần thứ 13 FMD lần 2 Aflogen 183 183 100

Tuần thứ 14 PRRS (tai xanh) Ingelvac

PRRS 183 183 100

Lợn nái mang

thai

mang thai tuần

thứ 8 PCV2 (circo) Cercovac 72 72 100

Mang thai tuần

thứ 10 CFS (dịch tả) Colapest 72 72 100

Mang thai tuần

thứ 11 FMD (LMLM) Aflogen 72 72 100

Mang thai tuần

thứ 12 Glasser

Porsilis

glasser 72 72 100

Mang thai tuần

thứ 13 E. coli

Vắc xin

E. coli 72 72 100

Mang thai tuần thứ 15

Tẩy kst

Qua bảng 4.5 cho thấy: đàn lợn nái sinh sản và đàn lợn hậu bị của trại được tiêm phòng đầy đủ với tỷ lệ an toàn cao 99,46% đến 100%.

Để giảm khả năng mắc bệnh cho đàn lợn việc tiêm phòng bệnh bằng vắc xin là rất cần thiết. Sử dụng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất, đặc biệt đối với những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để đảm bảo sự phát triển và sinh sản của đàn lợn nái được ổn định và bền vững.

Thực hiện tốt công tác phòng bệnh bằng vắc xin sẽ giúp cho đàn lợn nái cũng như đàn lợn con sau này tránh được rất nhiều bệnh truyền nhiễm. Giúp giảm chi phí cho việc chữa bệnh và giúp đàn lợn ổn định về số lượng và chất lượng.

4.3.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại

4.3.3.1. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản tại trại

Để đánh giá được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại, chúng em tiến hành theo dõi 72 con lợn nái sinh sản. kết quả được thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn nái sinh sản Tháng theo dõi Số con theo dõi (con) Tên bệnh

Viêm tử cung Viêm vú Sát nhau Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 6 11 4 36,36 1 9,1 1 9,1 7 12 5 41,67 0 0 1 8,33 8 10 2 20,00 0 0 0 0 9 12 4 33,33 0 0 0 0 10 14 3 21,43 0 0 1 7,14 11 13 5 38,46 1 7,69 0 0 Tổng 72 23 31,94 2 2,78 3 4,17

Qua bảng 4.6 cho thấy: Đàn lợn nái của trại mắc các bệnh như sau: lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất, tỷ lệ mắc bệnh 31,94%, rồi đến bệnh sát nhau và bệnh viêm vú, tỷ lệ mắc bệnh lần lượt là 4,17% và 2,78%.

Để giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn nái nhằm hạn chế bệnh sản khoa ở lợn nái cần nâng cao sức đề kháng cho lợn trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ. Điều chỉnh tăng, giảm thức ăn hỗn hợp thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó. Có như vậy mới hạn chế được việc can thiệp bằng tay hay dụng cụ sản khoa, từ đó sẽ hạn chế được việc làm tổn thương đường sinh dục của lợn nái. Bên cạnh đó cần đảm bảo chuồng nuôi phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa Hè và kín gió về mùa Đông.

Qua đây em thấy rằng trong chăn nuôi cần quan tâm chú ý hơn nữa đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái vì khi lợn nái nhiễm bệnh thì không những ảnh hưởng trực tiếp đến con nái bị bệnh, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đàn lợn con

4.3.3.2. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái tại trại

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại

Tên bệnh Số con theo dõi Số con mắc và điều trị (con) Tỷ lệ mắc (%) Số con khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Viêm tử cung 72 23 31,94 22 95,65 Viêm vú 72 2 2,78 2 100 Sát nhau 72 3 4,17 3 100

Qua bảng 4.7 cho thấy: Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái nuôi con và một số bệnh đối với lợn con tại trại có tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao.

100%, sát nhau tỷ lệ khỏi đạt tỷ lệ khỏi đạt 100%, bệnh viêm tử cung tỷ lệ khỏi là 95,65%.

Qua chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái, em nhận thấy: để giảm tỷ lệ mắc bệnh chúng ta phải đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi, khi thời tiết nóng ta phải tăng quạt thông gió, bật giàn mát, đóng kín cửa tránh nhiệt độ bên ngoài ùa vào làm ảnh hưởng đến tiểu khí hậu trong chuồng nuôi, làm tăng nhiệt độ trong chuồng.

Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh. Ngoài ra việc lựa chọn được loại thuốc phù hợp sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao và giảm chi phí điều trị bệnh, từ đó giúp nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi.

 Phác đồ điều trị

- Bệnh viêm tử cung:

Tiêm Vetri LA: liều lượng 1ml/10kg TT. Tiêm Oxytocin: liều lượng 2-3 ml.

Thụt rửa tử cung bằng thuốc iodine 10%: liều lượng 10 ml/1 lít nước

- Bệnh viêm vú:

Dùng khăn nhúng nước ấm trộn với thuốc Iodine 10% (10 ml/1 lít nước) để lau vú.

Tiêm Oxytocin: liều lượng 2-3 ml.

- Bệnh sát nhau:

Tiêm Oxytocin: liều lượng 2-3 ml. Tiêm pendistrep L.A: 1ml/20kg TT.

4.4. Kết quả thực hiện các thao tác khác tại trại

Bên cạnh công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, trong quá trình thực tập em còn tực tiếp tham gia vào một số thao tác khác, từ đó được rèn luyện tay nghề và nắm được thao tác, yêu cầu và ý nghĩa của từng công việc cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.8. Kết quả thực hện các công tác chuyên môn khác.

STT Công việc Số con thực hiện (con) Số con an toàn (con) Số con bị chết (con) tỷ lệ an toàn (%)

1 Mài nanh, bấm đuôi 136 136 0 100

2

- Tiêm chế phẩm ỉon – dexatra 20%

- Cho uống diacoxin 5%

136 136 0 100

3 Thiến lợn đực 42 41 1 97,62

4 Mổ hernia 9 8 1 88,88

Qua bảng 4.8 cho thấy: trong tổng số lợn con của trại thì em đã được giao cho chăm sóc 136 con lợn con. Thực hiện công việc mài nanh, bấm đuôi, tiêm sắt và cho uống diacoxin 5% em đã hoàn thành tốt 100%. Ngoài ra, em còn được trực tiếp thiến lợn đực và mổ hernia với tỷ lệ an toàn khá cao từ 88,88% đến 97,62%.

Lợn con sau khi sinh phải được mài nanh, bấm đuôi thường là 1 ngày hoặc hai ngày sau khi đẻ nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ cũng như tránh được việc lợn con cắn lẫn nhau. Sau khi mài nanh bấm đuôi xong lợn con được tiêm chế phẩm iron - dextran 20% phòng bệnh thiếu máu ở lợn, sau đó cho uống diacoxin 5% phòng bệnh cầu trùng.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trang trại với chuyên đề em có một số kết luận sau:

- Cơ cấu đàn lợn của trại khá ổn định, dao động từ 41203 con (năm 2018) và 48025 con (năm 2020).

- Hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái của trại khá tốt, trong đó: tỷ lệ lợn đẻ thường chiếm 91,67%, tỷ lệ khó đẻ phải can thiệp chiếm khoảng 8,33%.

- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản khá cao 31,94%, còn bệnh sát nhau và viêm vú thấp hơn lần lượt là 4,17% và 2,78%.

- Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái đạt hiệu quả khá cao từ 95,65% đến 100%.

- Công việc mài nanh, bấm đuôi, tiêm sắt và cho uống diacoxin 5% em đã hoàn thành tốt 100%. Ngoài ra, em còn được trực tiếp thiến lợn đực và mổ hernia với tỷ lệ an toàn khá cao từ 88,88% đến 97,62%.

- Đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại lợn Nam Việt được tiêm phòng đầy đủ, đạt tỷ lệ 100%.

- Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn của trại luôn được thực hiện nghiêm ngặt với sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật.

- Em đã trực tiếp tham gia vệ sinh chuồng trại 180 lần, quét và rắc vôi đường đi 89 lần, phun sát trùng 170 lần, đã hoàn thành 100% công việc được giao.

5.2. Đề nghị

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh, phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ mắc bệnh.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái tại trại lợn liên kết công ty nam việt (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)