Quy hoạch sử dụng đất ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 2018 và xây dựng phương án kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa​ (Trang 31)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở một số nước trên Thế giới và

1.3.1 Quy hoạch sử dụng đất ở một số nước trên thế giới

Trên thế giới, công tác quy hoạch sử dụng đất được tiến hành từ nhiều năm trước đây và chiếm vị trí quan trọng trong quản lý tài nguyên đất đai cũng như quá trình sản xuất, song tuỳ thuộc vào đặc điểm mỗi nước mà các loại hình, phương pháp quy hoạch có các trường phái sau:

Tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đảm bảo cho sự hài hoà phát triển đa mục tiêu sau đó mới đi sâu nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành, tiêu biểu cho trường phái này là Đức và Úc.

Tiến hành quy hoạch nông nghiệp làm nền tảng, sau đó làm quy hoạch phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của kế hoạch hoá tập trung lao động, đất đai trở thành yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu, tiêu biểu cho trường phái này là Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa. Ở một số nước khác còn có các phương pháp quy hoạch mang đặc thù riêng.

Ở Pháp, quy hoạch đất đai được sử dụng theo mô hình ngoài nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên, môi trường và lao động; bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc và cơ cấu áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc sản xuất hợp lý, tăng hiệu quả sản phẩm xã hội.

Ở Đức, quy hoạch đất đai gắn liền với môi trường, xây dựng một hệ thống quy hoạch tổng thể đảm bảo cảnh quan và sử dụng đất hiệu quả bền vững, vì vậy quy hoạch sử dụng đất tại các nước này có tính khả thi cao.

Ở Thái Lan, quy hoạch đất đai được được phân bố theo 3 cấp: Quốc gia, vùng và địa phương. Quy hoạch nhằm thể hiện cụ thể các chương trình kinh tế xã hội của Hoàng gia Thái Lan gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý nhà nước phối hợp với chính phủ và chính quyền địa phương. Dự án phát triển Hoàng gia đã xác định vùng nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội - chính trị của Thái Lan. Các dự án đều tập trung vào vấn đề quan trọng là nguồn nước, đất đai nông nghiệp, thị trường lao động.

Ở Đài Loan, trong vài thập kỷ gần đây, quá trình đô thị hoá và bùng nổ kinh tế đang diễn ra hết sức sôi động, thành phố Cao Hùng (thành phố phía Nam của Đài Loan) đã phải đối mặt với áp lực tăng dân số đô thị nhanh chóng, làm thay đổi mạnh mẽ về quy mô lẫn diện mạo của thành phố. Chính quyền thành phố đã dựa trên kế hoạch, thực thi một cách tích cực dự án tổng thể nâng cấp đất đô thị với tên gọi là: “Củng cố đất đô thị”, theo đó, trước khi xây dựng ổn định, vững chắc, những mảnh đất nhỏ nào có hình dạng không đều và không có giá trị kinh tế sẽ được chuyển sang dạng vuông vắn, có đường giao thông thuận tiện cho việc sử dụng tối ưu và cho các mục đích xây dựng thông qua việc

điều chỉnh lại ranh giới cũ bằng cách hợp nhất, chuyển đổi và phân chia lại các mảnh đất. Quy trình hoạt động của dự án củng cố đất đô thị gồm 4 phần nội dung cơ bản: bắt đầu từ khi lựa chọn vùng đất, quyết định phạm vi đất để sử dụng cho dự án, cho đến khâu quy hoạch thiết kế; điều tra, cải tạo đất, bồi thường cho những phần bị tháo dỡ tính toán hình dạng của đất với sự tham gia của các chủ sử dụng đất và giao đất đã được củng cố cho các ngành, các tập đoàn báo cáo, thông qua kết quả của công tác giao đất, cho đến việc thực hiện giao dịch đất đai và sắp xếp địa chính

1.3.2. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam

a. Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 1993

Quy hoạch sử dụng đất đai chưa được coi là công tác của ngành Quản lý đất đai mà chỉ được thực hiện như một phần của quy hoạch phát triển ngành nông - lâm nghiệp. Các phương án phân vùng nông – lâm nghiệp đã đề cập tới phương hướng sử dụng tài nguyên đất trong đó có tính toán đến quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp và coi đây là phần quan trọng. Tuy nhiên, do còn thiếu các tài liệu điều tra cơ bản và chưa tính được khả năng đầu tư nên tính khả thi của phương án còn thấp.

Từ năm 1981 đến năm 1986 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, hầu hết các quận huyện trong cả nước đã xây dựng quy hoạch tổng thể cấp huyện. Từ năm 1987 đến trước Luật Đất đai năm 1993, công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã có cơ sở pháp lý quan trọng, thời kỳ này công cuộc đổi mới nông thôn diễn ra sâu sắc, quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã nổi lên như một vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất. Đây là mốc đầu tiên triển khai quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã trên phạm vi toàn quốc.

b.Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai từ năm 1993 đến năm 2013

Sau Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1992, Nhà nước ta triển khai công tác nghiên cứu chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể kinh tế, xã hội ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các vùng kinh tế. Đây là mốc bắt đầu của thời kỳ đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Thông qua quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước thực hiện quyền định đoạt về đất đai, nắm được quỹ đất đai đến từng loại, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gắn chuyển mục đích sử dụng đất với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, có cơ sở để điều chỉnh chính sách đất đai tại mỗi địa phương, chủ động giành quỹ đất hợp lý cho phát triển các ngành, các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa đảm bảo ổn định các mục tiêu xã hội vừa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước chủ động dành quỹ đất hợp lý cho xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng cho công nghiệp, dịch vụ, đô thị. Qua công tác quy hoạch sử dụng đất đai, UBND các cấp nắm chắc được quỹ đất đai của địa phương mình, có dự tính được nguồn thu từ đất cho ngân sách nhà nước.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được quy định trong Luật Đất đai 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 01/10/2001 quy định nội dung cụ thể về lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp địa phương. Từ năm 1994, Chính phủ đã cho triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010. Chính phủ đã chỉ đạo rà soát quy hoạch sử dụng đất đối với tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, đến nay đã hoàn thành trên phạm vi cả nước.

Theo Nguyễn Đình Bồng (2006): “Quy hoạch sử dụng đất ở nước ta được pháp luật quy định là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà

nước về đất đai. Tổ chức triển khai quy hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn từ 1994 đến nay đã cơ bản hoàn thành QHSDĐ cả nước, QHSDĐ cấp tỉnh; QHSDĐ đã góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong quá trình CNH - HĐH đất nước. Tồn tại chủ yếu: QHSDĐ ở nước ta mới thực hiện chủ yếu ở mức độ khái quát, mang tính định hướng (QHSDĐ cả nước, QHSDĐ cấp tỉnh và gần 60% QHSDĐ cấp huyện), còn thiếu quy hoạch chi tiết (QHSDĐ cấp xã mới đạt 34%); về phương pháp và quy trình thực hiện còn nhiều bất cập chưa có quy trình QHSDĐ mang tính đặc thù đối với đô thị; sự phối hợp giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các cấp, quy hoạch các ngành chưa đồng bộ, đặc biệt là quy hoạch đô thị chi tiết. Do những nguyên nhân trên chất lượng và tính hiệu quả QHSDĐ được đánh giá thấp, QHSDĐ “treo” còn tồn tại phổ biến”.

Quy hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là cơ sở để xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý và tiến hành thực hiện các văn bản hiện hành có liên quan đến Luật Đất đai quy định. Những áp lực đối với đất đai như hiện nay cho thấy nguồn tài nguyên đất đai ngày càng khan hiếm và có giới hạn, dân số thế giới gia tăng nhanh, đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt được khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực, đồng thời cũng bảo vệ được vùng đất đai nông nghiệp và môi trường sống. Quy hoạch sử dụng đất đai là nền tảng trong tiến trình này.

c. Thời kỳ sau Luật Đất đai năm 2013

Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội nói chung và đòi hỏi về công tác quản lý đất đai nói riêng. Luật Đất đai năm 2013 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013. Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014. Khung pháp lý đối với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định

rõ. Luật Đất đai 2013, với 17 điều, Thông tư 29/2014/TT-TNMT quy định chi tiết về lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Luật Đất đai năm 2013 quy định rõ nội dung việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp. Đối với kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm và kỳ kế hoạch là 5 năm. Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là 5 năm một lần gắn với việc kiểm kê đất đai để phục vụ cho công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được tốt hơn. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập 10 năm một lần gắn với kỳ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã phải được lập trên nền bản đồ địa chính. Ngoài ra, để cho việc quản lý đất đai được thuận lợi hơn, đất đai được chia thành 3 nhóm đất chính: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2018 và phương án kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

2.2. Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Địa bàn thành phố Thanh Hóa. - Phạm vi thời gian: Năm 2016 - 2018

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Thanh Hóa ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất

- Điều kiện tự nhiên.

- Điều kiện kinh tế - xã hội.

2.3.2. Đánh giá việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018 Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018

- Khái quát Quy hoạch sử dụng đất của thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018.

- Đánh giá kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018

2.3.3. Đánh giá của cán bộ quản lý và người sử dụng đất

2.3.3.1.Đánh giá của người sử dụng đất về công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất của thành phố giai đoạn 2016 – 2018

2.3.3.2. Đánh giá của người sử dụng đất về chính sách bố trí tái định cư

2.3.3.3. Đánh giá của cán bộ quản lý về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện công tác QHSDĐ và áp dụng các văn bản mới có liên quan đến QHSDĐ

2.3.4. Xây dựng phương án kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020

- Quy hoạch đất nông nghiệp. - Quy hoạch đất phi nông nghiệp. - Quy hoạch đất chưa sử dụng

2.3.5. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế - xã hội, môi trường và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác đến kinh tế - xã hội, môi trường và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quy hoạch sử dụng đất

2.3.5.1. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế - xã hội và môi trường

2.3.5.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quy hoạch sử dụng đất

- Giải pháp về vốn

- Giải pháp về cơ chế, chính sách - Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

- Giải pháp về khoa học công nghệ và kỹ thuật

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Được tiến hành thu thập tại các cơ quan: Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa, Phòng TN&MT thành phố Thanh Hóa, Phòng Thống kê…và các xã, phường của thành phố Thanh Hóa. Các nội dung thu thập như sau:

Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố;

Tài liệu về quy hoạch sử dụng đất thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2018;

Tài liệu về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2018; Tài liệu về xây dựng phương án kế hoạch của thành phố đến năm 2020.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

+ 20 phường nội thành: An Hoạch, Ba Đình, Điện Biên, Đông Thọ, Đông Cương, Đông Hải, Đông Hương, Đông Sơn, Đông Vệ, Hàm Rồng, Lam Sơn, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Phú Sơn, Quảng Hưng, Quảng Thành, Quảng Thắng, Tào Xuyên, Tân Sơn, Trường Thi;

+ 17 xã ngoại thành: Đông Hưng, Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Vinh. Hoằng Anh, Hoằng Đại, Hoằng Long, Hoằng Lý, Hoằng Quang, Quảng Cát, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Thịnh, Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Thiệu Văn.

- Tiến hành chọn địa điểm nghiên cứu: Chọn 9 phường, xã đại diện cho các vùng trên địa bàn thành phố đảm bảo các yêu cầu:

+ Đại diện và theo tỷ trọng các xã trong vùng sinh thái, kinh tế của thành phố.

+ Đại diện đầy đủ về khoảng cách: xa gần về giao thông, thuận lợi, khó khăn; Căn cứ tình hình các điều kiện: tự nhiên, xã hội và thế mạnh của vùng, cụ thể các vùng nghiên cứu như sau:

+ Vùng 1: chọn 3 phường trung tâm của thành phố: Lam Sơn, Trường Thi, Ba Đình;

+ Vùng 2: chọn 3 phường ở gần trung tâm thành phố: An Hoạch, Phú Sơn, Đông Vệ;

+ Vùng 3: chọn 3 xã ngoại thành: Hoằng Anh, Quảng Đông và Thiệu Khánh

- Tiến hành điều tra 90 hộ của 3 vùng nghiên cứu theo mẫu phiếu điều tra. Mỗi vùng điều tra 30 hộ trong đó có 10 hộ giàu, 10 hộ trung bình và 10 hộ nghèo.

- Điều tra phỏng vấn cán bộ quản lý: 30 người

+ Cán bộ sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa: 2 người; + Cán bộ phòng TN & MT Thanh Hóa: 10 người;

+ Cán bộ địa chính phường, xã: 18 người (mỗi phường, xã nghiên cứu phỏng vấn 2 người).

2.4.3. Phương pháp thống kê, so sánh

Để phân tích đưa ra kết luận, đề tài dựa vào số liệu quy hoạch đã được phê duyệt, số liệu đánh giá của người sử dụng đất và số liệu thực hiện quy hoạch, từ đó rút ra những chỉ tiêu đã đạt và chưa đạt theo quy hoạch và kế hoạch của thành phố.

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu sử dụng phần mềm vi tính

Các số liệu thu thập được phân tích, xử lý, tổng hợp với sự hỗ trợ hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 2018 và xây dựng phương án kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa​ (Trang 31)