Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 2018 và xây dựng phương án kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa​ (Trang 37)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2018 và phương án kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

2.2. Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Địa bàn thành phố Thanh Hóa. - Phạm vi thời gian: Năm 2016 - 2018

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Thanh Hóa ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất

- Điều kiện tự nhiên.

- Điều kiện kinh tế - xã hội.

2.3.2. Đánh giá việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018 Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018

- Khái quát Quy hoạch sử dụng đất của thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018.

- Đánh giá kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018

2.3.3. Đánh giá của cán bộ quản lý và người sử dụng đất

2.3.3.1.Đánh giá của người sử dụng đất về công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất của thành phố giai đoạn 2016 – 2018

2.3.3.2. Đánh giá của người sử dụng đất về chính sách bố trí tái định cư

2.3.3.3. Đánh giá của cán bộ quản lý về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện công tác QHSDĐ và áp dụng các văn bản mới có liên quan đến QHSDĐ

2.3.4. Xây dựng phương án kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020

- Quy hoạch đất nông nghiệp. - Quy hoạch đất phi nông nghiệp. - Quy hoạch đất chưa sử dụng

2.3.5. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế - xã hội, môi trường và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác đến kinh tế - xã hội, môi trường và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quy hoạch sử dụng đất

2.3.5.1. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế - xã hội và môi trường

2.3.5.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quy hoạch sử dụng đất

- Giải pháp về vốn

- Giải pháp về cơ chế, chính sách - Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

- Giải pháp về khoa học công nghệ và kỹ thuật

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Được tiến hành thu thập tại các cơ quan: Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa, Phòng TN&MT thành phố Thanh Hóa, Phòng Thống kê…và các xã, phường của thành phố Thanh Hóa. Các nội dung thu thập như sau:

Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố;

Tài liệu về quy hoạch sử dụng đất thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2018;

Tài liệu về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2018; Tài liệu về xây dựng phương án kế hoạch của thành phố đến năm 2020.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

+ 20 phường nội thành: An Hoạch, Ba Đình, Điện Biên, Đông Thọ, Đông Cương, Đông Hải, Đông Hương, Đông Sơn, Đông Vệ, Hàm Rồng, Lam Sơn, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Phú Sơn, Quảng Hưng, Quảng Thành, Quảng Thắng, Tào Xuyên, Tân Sơn, Trường Thi;

+ 17 xã ngoại thành: Đông Hưng, Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Vinh. Hoằng Anh, Hoằng Đại, Hoằng Long, Hoằng Lý, Hoằng Quang, Quảng Cát, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Thịnh, Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Thiệu Văn.

- Tiến hành chọn địa điểm nghiên cứu: Chọn 9 phường, xã đại diện cho các vùng trên địa bàn thành phố đảm bảo các yêu cầu:

+ Đại diện và theo tỷ trọng các xã trong vùng sinh thái, kinh tế của thành phố.

+ Đại diện đầy đủ về khoảng cách: xa gần về giao thông, thuận lợi, khó khăn; Căn cứ tình hình các điều kiện: tự nhiên, xã hội và thế mạnh của vùng, cụ thể các vùng nghiên cứu như sau:

+ Vùng 1: chọn 3 phường trung tâm của thành phố: Lam Sơn, Trường Thi, Ba Đình;

+ Vùng 2: chọn 3 phường ở gần trung tâm thành phố: An Hoạch, Phú Sơn, Đông Vệ;

+ Vùng 3: chọn 3 xã ngoại thành: Hoằng Anh, Quảng Đông và Thiệu Khánh

- Tiến hành điều tra 90 hộ của 3 vùng nghiên cứu theo mẫu phiếu điều tra. Mỗi vùng điều tra 30 hộ trong đó có 10 hộ giàu, 10 hộ trung bình và 10 hộ nghèo.

- Điều tra phỏng vấn cán bộ quản lý: 30 người

+ Cán bộ sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa: 2 người; + Cán bộ phòng TN & MT Thanh Hóa: 10 người;

+ Cán bộ địa chính phường, xã: 18 người (mỗi phường, xã nghiên cứu phỏng vấn 2 người).

2.4.3. Phương pháp thống kê, so sánh

Để phân tích đưa ra kết luận, đề tài dựa vào số liệu quy hoạch đã được phê duyệt, số liệu đánh giá của người sử dụng đất và số liệu thực hiện quy hoạch, từ đó rút ra những chỉ tiêu đã đạt và chưa đạt theo quy hoạch và kế hoạch của thành phố.

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu sử dụng phần mềm vi tính

Các số liệu thu thập được phân tích, xử lý, tổng hợp với sự hỗ trợ hiệu quả của các phần mềm vi tính, đặc biệt là excel.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thành phố Thanh Hóa

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Thanh Hóa, có tọa độ địa lý 105045’00’’ kinh độ Đông, 19045’20’’ - 19050’08’’ vĩ độ Bắc. Có ranh giới hành chính tiếp giáp:

- Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa;

- Phía Đông giáp huyện Hoằng Hóa, Thành phố Sầm Sơn; - Phía Nam giáp huyện Quảng Xương, Đông Sơn;

- Phía Tây giáp huyện Đông Sơn.

Nằm ở vị trí rất thuận lợi về địa lý, giao thông - vị trí trung tâm trên các tuyến giao thông huyết mạch bao gồm đường bộ, đường sắt và đường sông. Cách Thủ đô Hà Nội 155 km về phía Nam, là thành phố cửa ngõ phía Bắc Trung Bộ - Nam Bắc Bộ; có Quốc lộ 1A, có đường sắt thống nhất Bắc - Nam chạy qua với điểm dừng là ga Thanh Hoá và nhiều tuyến đường Tỉnh lộ khác tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.

Thành phố Thanh Hóa có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với cả nước cũng như nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để trở thành một trong những cực phát triển phía Nam vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn cho thành phố Thanh Hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới: Đó là thể hiện vai trò đầu tàu thúc đẩy kinh tế - xã hội của toàn tỉnh phát triển, tránh tụt hậu so với cả nước.

3.1.1.2. Địa hình

Thành phố Thanh Hóa nằm gọn trong khu vực đồng bằng với địa hình khá bằng phẳng có hướng nghiêng dần từ Tây sang Đông, độ cao trung bình từ 5 - 10 m so với mực nước biển, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải cũng như các hoạt động thương mại,…

3.1.1.3. Khí hậu thủy văn

Theo tài liệu của Trạm Dự báo khí tượng thủy văn Thanh Hóa, thành phố Thanh Hóa nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hóa (tiểu vùng Ib). Có đặc trưng về khí hậu như sau:

* Nhiệt độ

- Tổng nhiệt độ trung bình năm khoảng 8.600 C, nhiệt độ trung bình năm từ 23,3 - 23,60C, trong đó có những ngày lên tới 400C, hoặc có ngày nhiệt độ xuống thấp lạnh tới 50C.

Do tính chất của vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm thành phố Thanh Hóa chịu ảnh hưởng rõ rệt của hai mùa nóng, lạnh: Mùa lạnh thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình khoảng 200C. Mựa nóng kéo dài 5 tháng: Từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt độ trung bình khoảng 250C.

* Độ ẩm không khí

Độ ẩm trung bình cả năm khá cao khoảng 80 - 85%, độ ẩm xuống thấp cực điểm khi có gió mùa Đông Bắc hanh heo 50% vào những ngày có gió Tây khô nóng 45%; đồng thời có lúc độ ẩm lên cao tới 90%.

* Lượng mưa

Lượng mưa trung bình nằm khoảng 1.730 - 1.980 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, còn lại từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ chiếm 15%; trung bình hàng năm có 140 ngày mưa; tính biến động liên tục về mưa đã dẫn tới rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng nguồn nước cũng như trong việc tổ chức sản xuất, sinh hoạt và gây trở ngại cho việc cấp thoát nước trong thành phố.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Theo kết quả phúc tra thổ nhưỡng theo phương pháp của FAO- UNESCO thổ nhưỡng thành phố thanh hóa có 3 nhóm đất chính đó là: Nhóm đất phù sa; nhóm đất cát và nhóm đất tầng mặt.

*Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: Thành phố Thanh Hóa nằm trong lưu vực hai con sông là sông Mã và sông Chu. Khu vực đô thị thành phố Thanh Hóa có các sông: Thọ Hạc, Kênh Vinh và sông nhà Lê chảy theo các hướng từ Tây Bắc, Tây Nam xuống Đông Nam. Sông Mã có trữ lượng nước khá lớn, hàng năm đổ ra biển khoảng 17 tỷ m3 nước.

- Nguồn nước ngầm: Trên địa bàn thành phố Thanh Hóa nguồn nước ngầm rất rồi rào, người dân dễ khai thác ở độ sâu 1,5 đến 3m; theo kết quả đánh giá của Cục Khảo sát Địa chất Việt Nam cho thấy tầng ngầm với trữ lượng khá lớn ở khu vực Hàm Rồng cách thành phố 5 km về phía Tây Bắc, tầng nước ngầm sâu 30 m trong giới hạn có đá gốc và dự kiến có công suất khai thác ổn định khoảng 6.000 m3/ngày đêm; số liệu hiện có cho thấy thành phố Thanh Hóa không có tầng bồi tích ngậm nước với trữ lượng lớn..

* Tài nguyên khoáng sản

Thành phố có một số loại khoáng sản, chủ yếu là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng trong đó: nhiều nhất là đá xây dựng có thể khai thác công nghiệp ở quy mô hợp lý.

* Tài nguyên du lịch

Nằm ở khu vực giao lưu giữa các không gian du lịch đồng bằng, du lịch biển đảo, du lịch rừng núi Thanh Hóa, trên địa bàn tập trung nhiều di tích văn hóa lịch sử và thắng cảnh đẹp.

- Tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đặc sắc với các di tích văn hóa, lịch sử tiêu biểu của dân tộc và Xứ Thanh như Di chỉ khảo cổ thời kỳ đồ đá Núi Đọ, Di chỉ khảo cổ Văn hóa Đông Sơn, Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, di tích lịch sử, kiến trúc văn hóa đền, chùa, miếu mạo hấp dẫn (Thái Miếu nhà Lê, Đền thờ Trần Hưng Đạo, Đền Thờ Trần Khát Trân, Đền thờ Dương Đình Nghệ, Chùa Đại Bi, Chùa Phúc Lâm, Chùa Báo Ân,…).

Sông Mã chảy qua cũng tạo lợi thế cho Thành phố phát triển các hình thức du lịch sông nước (du lịch sinh thái, du lịch thăm quan, thể thao, giải trí,…), tổ chức các tour du lịch trên sông ngược về thượng nguồn thăm quan du lịch Vùng miền núi phía Tây Thanh Hóa hoặc xuôi vùng cửa sông ra biển thăm quan du lịch biển như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa...

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình kinh tế của thành phố

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012-2017 đạt 11,9%, trong đó năm 2017 tốc độ tăng trưởng của thành phố là 14%, thành phố vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, cao gấp 1,69 lần tốc độ tăng trưởng của tỉnh.Trong Ngành Công nghiệp-xây dựng tăng bình quân 13,3%/năm, Ngành Nông nghiệp tăng 3,5%/năm, Ngành Dịch vụ tăng 12,5%/năm.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn sát nhập từ năm 2012 đến nay, chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện tương đối rõ và cơ bản đúng định hướng, tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 46,0% năm 2012 lên 47,81 năm 2017; tỷ trọng dịch vụ - thương mại không ổn định, năm 2012 có tỷ trọng là 46,4%, tăng lên 47,08% năm 2017. Tỷ trọng nông nghiệp lâm, thủy sản giảm từ 7,6% năm 2012 xuống còn 5,11% năm 2017.

3.1.2.2. Tình hình xã hội của thành phố * Dân số

Thành phố là địa bàn tập trung đông dân ở các nơi trong và ngoài tỉnh đến làm ăn, sinh sống, dân số (2017) có 374.873 người, mật độ dân cư trung bình 2.770 người/km2, cao gấp 8,3 lần so với toàn tỉnh (332 người/km2) và cao gấp 2,6 lần so với mật độ dân cư đồng bằng ven biển Thanh Hóa.

* Nguồn nhân lực

Dân số thành phố trong tuổi lao động năm 2017 có 260.162 người chiếm 69,4% dân số. Lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có

254.438,5 người, trong đó lao động phi nông nghiệp chiếm khoảng 80,04%. Lao động trong các ngành kinh tế ở nội thành phần lớn đã qua đào tạo, dạy nghề từ sơ cấp trở lên (chiếm khoảng 78%). Khu vực ngoại thành, phần nhiều lao động chưa qua đào tạo nghề nhất là ở các xã mới sáp nhập, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chiếm khoảng 21%, đa số chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Nguồn lao động trẻ, dồi dào là điều kiện thuận lợi để tổ chức đào tạo nghề và thu hút tham gia vào phát triển kinh tế- xã hội. Mặt khác, cũng đặt ra vấn đề cho thành phố cần phải giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn thanh niên bước vào tuổi lao động hàng năm, nhất là thanh niên ở ngoại thành.

* Giáo dục và đào tạo

Đến năm 2016, toàn thành phố có 140 trường học các cấp với tổng số 2.056 phòng học, bao gồm 48 trường mầm non, 45 trường tiểu học, 37 trường THCS và 9 trường THPT. Đội ngũ giáo viên có 2.687 người gồm 1.207 giáo viên tiểu học, 1.148 giáo viên THCS và 332 giáo viên THPT, trong đó có nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh kể cả cấp quốc gia. Tổng số học sinh năm học 2015- 2016 có 40.911 học sinh bao gồm 17.345 học sinh tiểu học, 16.823 học sinh THCS và 6.743 học sinh THPT.

* Khoa học và công nghệ

Thành phố luôn quan tâm nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân, đã triển khai sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap; xử lý nước thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường; sử dụng năng lượng tái tạo; đèn chiếu sáng công cộng sử dụng năng lượng mặt trời.

* Quốc phòng - An ninh

Hoàn thành kế hoạch tuyển chọn tân binh đạt 100% kế hoạch; đã tổ chức 5 lớp tập huấn cho cán bộ dân quân tự vệ với 872 đồng chí tham gia và 157/157 đơn vị dân quân tự vệ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện;

Công tác quân sự - quốc phòng đạt kết quả tốt; tổ chức tốt diễn tập khu vực phòng thủ. Công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức quốc phòng - an ninh; công tác đăng ký, quản lý lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ và hậu phương quân đội được triển khai sâu rộng, hiệu quả. Thành lập 5 trung đội dân quân cơ động để phối hợp với lực lượng Công an, Quân sự trong thực hiện nhiệm vụ. Hằng năm, thành phố đều hoàn thành chỉ tiêu tuyển chọn, gọi thanh niên nhập ngũ, bảo đảm số lượng, chất lượng; tạo điều kiện về vốn, việc làm, giúp chiến sỹ hoàn thành nghĩa vụ trở về sớm ổn định cuộc sống, tích cực đóng góp vào sự phát triển của quê hương.

* Sản xuất nông nghiệp

3.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Tuy diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do yêu cầu phát triển đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 2018 và xây dựng phương án kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa​ (Trang 37)