Cây trồng Khi chưa bị tác động của BĐKH Tác động do BĐKH Hiện tượng thời tiết Tác động cực đoan
- Rầy; - Bọ xít đen (trước kia không có); - Nhện vàng (trước đây không có), mới gây thiệt hại nhẹ;
- Sâu đục thân, rầy phát triển nhiều; - Tăng chi phí sản xuất
- Không thể gieo cấy, phải cấy chậm lại hoặc bỏ đất trống. - Sâu đục thân gây thiệt hại rất Hạn kéo dài ít. - Đạo ôn ít Lúa Rét đậm, rét hại
- Bệnh bó rễ, cây không phát triển được, không gieo trồng được phải gieo cấy chậm lại hoặc chuyển trồng cây khác
Thời tiết thất
thường -- Bệnh đạo ôn phát triển nhiềuBệnh vàng lùn, xoắn lá trước đây không có - Bệnh bạc lá
Ngô
- Ngô ít hạt do trổ cờ thiếu nước
Hạn kéo dài - Ngô không có hạt
Rét - Thời gian ít, ra bắp chậm hơn - Ít hạt
Mưa nắng thất thường
- Khi ngô sắp trổ cờ, cây bị thối nhũn đến gốc và chết. Nếu mưa nhiều và mưa to làm dập, gãy cây Đậu xanh - Rệp màu xanh đen (con Nhẵn), Ban miêu cắn hoa, Hạn
- Rệp màu xanh đen phát triển nhiều làm cây lùn xuống và chết, xuất hiện vào tháng 5-6.
Ban miêu phát triển nhiều Mưa nắng
thất thường -đều Rụng hoa, ra hoa nhiều đợt, chín không - Lá phát triển nhiều, cây ra nhiều vòi
Lạc
Kiến đỏ
Hạn - Kiến đỏ phát triển Rét - Không nảy mầm được
Khoai
Tây Kiến đỏ
Hạn - Kiến đỏ nhiều
- Sinh trưởng và phát triển chậm Rét đậm - Quăn lá
Trong vòng 3-4 năm gần đây do hạn kéo dài nên các loại sâu bệnh hại như đạo ôn, sâu cuốn lá, rầy nâu phát triển rất mạnh. Một số bệnh mới xuất hiện như lùn sọc đen, nhện vàng, bọ xít đen gây thiệt hại đến năng suất lúa rất nhiều.
Đối với lúa vụ Xuân, Rét làm cho rễ bị nghẹt không phát triển được. Những năm gần đây, Rét kéo dài không những ảnh hưởng đến lúa vụ Xuân mà còn ảnh hưởng lớn đến thời vụ lúa mùa. Năm 2017- 2018, Rét đậm kéo dài làm chậm thời vụ vụ Mùa 1 tháng. Tuy nhiên, hầu hết diện tích trồng lúa Bao Thai nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chu kỳ sinh trưởng phát triển của lúa. Một tỉ lệ nhỏ các vùng đất thiếu nước vào cuối vụ Mùa thường được trồng bằng lúa Khang dân bị ảnh hưởng nếu lịch gieo trồng bị chậm.
Hạn kéo dài cũng tạo điều cho nhiều loại sâu, bệnh ở cây ngô và đậu đỗ phát triển. Ở ngô, rệp cờ đen, sâu đục thân phát triển nhiều hơn, ảnh hưởng đến năng suất. Do ảnh hưởng của hạn, năng suất giảm nên diện tích ngô trên nương giảm đi đáng kể.
Mưa nắng thất thường làm cho cây ngô dễ bị thối nhũn ở gốc và chết, đặc biệt khi cây ngô ở vào giai đoạn trổ cờ. Đây là bệnh mới xuất hiện những năm gần đây, trước đây không có. Tuy nhiên, bệnh này xuất hiện tùy thuộc chân đất, không lây lan. Thường phổ biến ở những ruộng ngô 1 vụ, không luân canh với những cây trồng khác.
Ở xã Thành Sơn còn trồng đỗ xanh, đây là cây trồng bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết xấu sau lúa và ngô. Hạn, thiếu nước làm cho cây đỗ xanh cằn cỗi, phát triển chậm, trái nhỏ. Rệp màu xanh đen hay còn gọi là con Nhẵn và Ban miêu phát triển mạnh. Con Nhẵn bám nhiều làm cây đỗ xanh lùn xuống và chết. Ban miêu thường cắn hoa làm giảm năng suất đỗ xanh. Mưa, nắng thất thường là hiện tượng thời tiết rất bất lợi cho cây trồng và vật nuôi. Điều kiện thời tiết thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu, bệnh,
côn trùng phá hoại cây trồng và dịch bệnh ở vật nuôi phát triển. Đặc biệt cây đậu xanh là cây ưa thích ở xã Thành Sơn do thị trường đầu ra tốt và là nguồn thực phẩm quan trọng ở địa phương nên được người dân chú trọng phát triển. Tuy nhiên, theo người dân những năm gần đây do mưa nắng thất thường, mưa nhiều tập trung vào lúc ra hoa nên hoa trổ không tập trung, hoa ra nhiều đợt, chín không đều, lá phát triển nhiều, ra nhiều vòi và năng suất giảm. Cũng như cây lạc, cây khoai tây thường bị kiến tấn công khi nắng hạn. Do khô hạn nên kiến thường cắn củ chui vào để ăn. Do vậy, hạn không những ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mà còn ảnh hưởng đến năng suất khoai tây. Cây khoai tây có khả năng chịu rét tốt, tuy nhiên, rét đậm kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây và gây nên hiện tượng quăn lá
4.3.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến chăn nuôi
Một trong những tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất chăn nuôi là thay đổi sự có sẵn nguồn thức ăn cho chăn nuôi. Nhiệt độ xuống thấp hoặc tăng cao đều làm giảm diện tích đồng cỏ cho chăn nuôi gia súc nhai lại và giảm năng suất cây trồng cung cấp lương thực cho gia súc dạ dày.
Nhiệt độ tăng vào mùa hè dẫn đến nhu cầu nước cho vật nuôi tăng lên rõ rệt, trong khi đó nguồn nước cung cấp không được đáp ứng một cách đầy đủ. Biến đổi khí hậu có thể làm giảm khả năng sinh trưởng và sản xuất của vật nuôi như giảm tăng trọng, sinh sản và sản xuất sữa thông qua giảm chất lượng thức ăn và tăng nhiệt độ xung quanh.
Nhiệt độ thấp (rét đậm và rét hại) làm khan hiếm nguồn thức ăn cho vật nuôi đồng thời làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh từ đó gây chết vật nuôi.