Trình độ và chuyên môn đào tạo của cán bộ, nhân viên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. (Trang 85 - 97)

ứng dụng 2 phần mềm Word và Excel 2019 để phục vụ công tác văn phòng, và xử lý tính toán thống kê cũng như lập dự toán một số hạng mục đầu tư xây dựng cơ bản nhỏ, một số đề tài nghiên cứu cấp tỉnh và cấp bộ được thực hiện tại VQGNKĐ.

Các phần mềm chuyên dụng, phục vụ cho công nghệ địa không gian như ArcGis; EVNI; Mapinfo; QGIS, v.v, chưa được ứng dụng trong quản lý tài nguyên rừng tại VQGNKĐ. Đây là một trong số những hạn chế và thiếu nền tảng cho việc triển khai ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại ban quản lý VQGNKĐ.

3.1.3.3. Hiện trạng nhân sự cho phát triển ứng dụng công nghệ địa không gian

Căn cứ Quyết định số 42 QĐ-BLN ngày 03/8/2018 của Bộ Trưởng Bộ Nông Lâm nghiệp Lào về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chỉ tiêu biên chế Ban quản lý VQGNKĐ. Ban quản lý được giao biên chế ổn định gồm 16 biên chế. Tổng số 16 biên chế được tuyển dụng và đang làm việc trong Ban quả lý gồm cấp bậc, trình độ và chuyên môn đào tạo được thống kê trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Trình độ và chuyên môn đào tạo của cán bộ, nhân viênBan quản lý VQGNKĐ Ban quản lý VQGNKĐ TT Bộ phận/phòng Số lượng Trình độ đào tạo Chuyên môn Bằng Chứng chỉ

1 Ban giám đốc 3 Ths, KS Tin học văn

phòng B Lâm nghiệp 2 Phòng Kế toán - Hành chính 3 Trung cấp - Cử nhân Tin học văn phòng B Kinh tế và Quản trị kinh doanh

TT Bộ phận/phòng Số lượng Trình độ đào tạo Chuyên môn Bằng Chứng chỉ 3 Phòng Kỹ thuật lâm sinh 5 KS Tin học văn phòng B Lâm nghiệp 4 Phòng Bảo vệ rừng 5 Trung cấp; KS Tin học văn phòng B Nông, Lâm nghiệp Tổng 16

(nguồn: kết quả điều tra và tính toán của NCS: Bakham, 2020)

Kết quả thống kê về trình độ và chuyên môn đào tạo trên cho thấy, đa phần cán bộ, nhân viên có chuyên môn về lâm nghiệp, trừ Phòng Kế toán- Hành chính. Trong ban quản lý, không có cán bộ, nhân viên nào được đào tạo về công nghệ thông tin hay có các chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ công nghệ thông tin. Điều đó cho thấy, để triển khai ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại ban quản lý VQGNKĐ là rất khó khăn và gặp nhiều trở ngại nếu số cán bộ được biên chế không được bồi dưỡng chuyên sâu về công nghệ địa không gian.

3.1.4. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác quản lý tài nguyên rừng tại khu vực VQGNKĐ

Qua kết quả điều tra thực tế tại hiện trường, kết hợp phỏng vấn người dân địa phương, cùng với một số lãnh đạo Ban quản lý VQGNKĐ, lãnh đạo huyện và Ủy ban bản (xã Việt Nam). Các yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý tài nguyên rừng khu vực bao gồm:

4.1.4.1. Các nguyên nhân nội tại của khu vực VQGNKĐ

Mặc dù công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại địa phương đã đạt được nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó vẫn còn thể hiện một số vấn đề hạn chế như sau:

(i). Hạn chế của công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng liên quan tới điều kiện tự nhiên, KT-XH

- Công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng gặp nhiều khó khăn do địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn. Hơn nữa, khu vực VQGNKĐ còn số đông dân cư sống phu thuộc vào rừng, v.v. Do vậy, áp lực xâm hại đến tài nguyên rừng rất lớn.

- Chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ tài nguyên rừng chưa đáp ứng được với nhiệm vụ thực tế nên chưa động viên, khuyến khích mọi lực lượng tham gia một cách chủ động và tích cực.

- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và các cấp chính quyền cơ sở còn hạn chế và còn mang tính hình thức. Nhận thức của một số người dân ở gần rừng còn hạn chế, việc ký cam kết bảo vệ rừng ở các thôn, bản cũng còn mang nặng về hình thức, v.v. Do đó, cùng với công tác tuyên truyền cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc để người dân có ý thức chấp hành tốt hơn công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

- Chủ trương xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng bước đầu được thực hiện. Tuy nhiên, chưa được quy định rõ và thực hiện nghiêm túc; một số cộng đồng địa phương chưa chủ động trọng việc thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, chưa phát huy vai trò trong việc phát hiện sớm lửa rừng để tổ chức xử lý khi đám cháy mới phát sinh.

- Lực lượng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trên địa bàn đã được tổ chức có hệ thống nhưng hiệu quả chưa cao, chưa xây dựng được các tổ đội chuyên nghiệp. Hiện chưa có mô hình cộng đồng tham gia thực sự chủ động trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại VQGNKĐ.

(ii). Hạn chế của công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng liên quan tới khoa học-công nghệ

- Năng lực trình độ và nghiệp vụ kỹ thuật của lực lượng bảo vệ rừng và quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trên địa bàn VQGNKĐ chưa thật cao, chưa

được đào tạo bài bản. Công tác phối kết hợp giữa các ngành, các bên liên quan chưa dược thường xuyên. Các phương án quản lý bảo vệ tài nguyên rừng được xây dựng theo các giai đoạn, có điều chỉnh bổ sung hàng năm nhưng chưa có bản đồ phục vụ cho công tác quản lý. Bản đồ phân khu chưa được tổ chức thực hiện nên đã hạn chế tới hiệu quả của công tác quản lý.

- Lực lượng Kiểm lâm được giao nhiệm vụ là nòng cốt trong công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, nhưng lại rất mỏng và phân tán; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý bảo vệ tài nguyên rừng còn hạn chế. Đầu tư phương tiện, trang thiết bị cho công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, thông tin liên lạc chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Công tác chỉ đạo, điều hành chậm do không nắm bắt được thông tin kịp thời và chính xác, thiếu phương tiện, trang thiết bị phục vụ chỉ đạo, chỉ huy. Sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia quản lý bảo vệ rừng chưa thật nhịp nhàng, hiệu quả thấp, chưa phân định rõ nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

- Diện tích rừng của Vườn rộng lớn nhưng các công trình phục vụ quản lý bảo vệ tài nguyên rừng còn rất ít.

Những hạn chế nêu trên sẽ là căn cứ quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại khu vực VQGNKĐ. Đặc biệt trong đó là những giải pháp khoa học công nghệ, đề xuất mô hình quản lý dựa vào công nghệ viễn thám cho khu vực nghiên cứu.

(iii). Khai thác gỗ, nhất là loài cây có giá trị cao, gây nên suy thoái rừng

Hàng năm, theo nghi nhận của các cấp, ban ngành có trách nhiệm, số vụ vi phạm lâm luật như khai thác gỗ nói riêng và lâm sản nói chung trái phép tại VQGNKĐ còn rất cao, số vụ khai thác gỗ của lâm tạc chủ yếu là khai thác cây gỗ lớn, có giá trị cao, những loài cây lâm tặc chọn khai thác trộm chủ yếu là loài cây họ Dầu. Những năm trước đây (chưa đóng cửa rừng tự nhiên), gỗ được lâm tặc khai thác thường được vận chuyển nguyên cây sang Việt Nam

tiêu thụ thông qua các tỉnh Trung Lao. Trong 3 năm trở lại đây, từ khi Chính phủ Lào đóng cửa rừng tự nhiên (năm 2017), gỗ khai thác được lâm tặc sơ chế và đóng đồ nội thất ngay tại địa phương thông qua một số cơ sở sản xuất, chế biến của người Việt Nam và Trung Quốc. Lâm tặc tham gia khai thác thường là người địa phương, sống gần và trong vùng đệm VQGNKĐ, họ khai thác không những bán cho cơ sở sản xuất mà họ còn tích trữ một lượng lớn gỗ hộp tại nhà riêng để làm nhà cho các con khi trưởng thành. Ngay tại thời điểm điều tra, tác giả luận án gặp trực tiếp 2 vụ khai thác trái phép và xẻ hộp ngay tại kiểu rừng hỗn giao lá rộng thường xanh nửa rụng lá, hình ảnh lâm tặc khai thác được ghi tại hiện trường, hình 3.2)

Hình 3.2. Hình ảnh lâm tặc khai thác và xẻ hộp gỗ Sao đen

- Khai thác các loại lâm sản phi gỗ: Hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ diễn ra quanh năm với mức độ khai thác phụ thuộc vào mức độ sẵn có của từng vùng giáp ranh với VQGNKĐ. Nguyên nhân là do nhu cầu thị trường cao; do sinh kế của người dân địa phương; đối với một số vùng do dân thiếu việc làm và tìm kiếm thu nhập thay thế là nguồn bổ sung cho thu nhập gia đình.

- Khai thác củi, đốt than, chăn thả gia súc, đánh bắt cá bằng các thiết bị hủy diệt, xâm lấn đất rừng làm nương rẫy, v.v. cũng là một trong những mối

đe dọa trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường, làm suy giảm đáng kể chất lượng rừng. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu đất sản xuất để ổn định cuộc sống, do tập quán, thói quen xấu cần phải được thay đổi của người dân nơi đây.

Như vậy, áp lực về đời sống của người dân trong vùng đệm là mối đe dọa lớn đối môi trường rừng ở khu vực VQGNKĐ. Vì vậy, vấn đề đầu tiên trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và phát triển rừng ở đây là nâng cao nhận thức về luật pháp và giải quyết sinh kế cho người dân vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh.

(iv). Chuyển đổi đất và lấn chiếm đất rừng gây mất rừng

Nguyên nhân thứ 2 là chuyển đổi đất rừng sang đất làm nương rẫy, thậm chí chuyển sang đất trồng cây công nghiệp (trồng cây Cao su). Theo thống kê, hành năm khoảng 50 ha được phát rẫy, làm nương mới của đồng bào sống trong khu vực vùng đệm VQGNKĐ, kiểu rừng khộp và rừng hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim là 2 kiểu rừng chính được làm nương rẫy của đồng bào nơi đây. Đây là 2 kiểu rừng có số loài cây họ Dâu, cây Pơ mu, Cẩm liên, Sến đỏ phân bố tự nhiên nhiều. Ở kiểu rừng hỗn giao tre nứa, khu vực thuộc các huyện quản lú được giao cho các hộ trong bản sống trong khu huyện quản lý, đã có một số hộ khai thác tráng để trồng cây Cao su theo chương trình liên kết với tập đoàn Cao su Lào-Việt Nam.

(v). Phong trào trồng cây, gây rừng tại địa phương và VQGNKĐ

Nhằm hỗ trợ cho bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết các nguyên nhân mất rừng khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh và các địa phương trong khu vực, qua đó giảm phát thải do mất rừng, suy thoái rừng và tăng hấp thụ do phục hồi, tái tạo rừng, Bộ Nông Lâm Lào, sở Nông Lâm Bolikhamsay đã và đang thực hiện Chương trình Giảm phát thải vùng Bắc Trung Lào. Trong những năm qua, Bộ Nông Lâm và sở Nông Lâm Bolikhamsat và Ngân hàng Thế giới (WB)-cơ quan nhận ủy thác của Quỹ Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) ký kết Thỏa thuận Chi trả giảm phát thải Chương trình giảm

phát thải vùng Bắc Trung Lào. Với Thỏa thuận này, Lào chuyển nhượng cho FCPF 10,3 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Bắc Trung Lào và FCPF sẽ thanh toán cho dịch vụ này là 51,5 triệu USD để triển khai một số dự án trồng rừng trên phạm vi toàn tỉnh và VQGNKĐ. Do nhờ có chương trình này, mà hăng trăm ha rừng trồng Bạch đàn Urophylla và rừng trồng Tếch được trồng thêm mới trên đất lâm nghiệp thuộc VQGNKĐ trong giai đoạn nghiên cứu. Một số hình ảnh trồng rừng trong khu vực VQGNKĐ.

Hình 3.3. Hình ảnh trồng cây gây rừng ở khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh gia Nam Ka Đinh

(iv). Thực hiện tốt đề án khoanh nuôi, xúc tiến tai sinh tự nhiên và bảo vệ rừng tự nhiên

Nhờ thực hiện tốt đề án mà VQGNKĐ bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, VQGNKĐ tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng chinh phủ Lào về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đóng cửa rừng

tự nhiên. Từ kết quả thực hiện đề án và thực thi đóng cửa rừng tự nhiên đã tạo thuận lợi cho khu rừng thứ sinh phục hồi nhanh chóng, làm tăng đáng kể tỷ lệ rừng trong khu vực VQGNKĐ.

3.1.4.2. Các yếu tố bên ngoài

- Nhu cầu củi, gỗ: Nguyên nhân chính, bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn, hàng ngày của các hộ, người dân cần nguồn củ đốt để đun nấu chín thực phẩm phục vụ cho các bữa ăn hàng ngày. Trong tổng số các hộ điều tra, chiếm 100% hộ tham gia khai thác củi đun, đây là một nguồn nguyên liệu thiết yếu, không thể thiếu vì các hộ ở đây không có nguồn năng lượng nào khác thay thế, hộ gia đình không có thói quên đun rơm, rạ, hay chỉ rất ít hộ có sử dụng ga, điện để đun nấu một số loại thực phẩm nhanh chín. Ngoài nguồn gỗ củi, một số hộ dân còn khai thác một số cây gỗ có giá trị cao, quý, hiếm để phục vụ mục đích cá nhân và bán ra thị trường. Khai thác gỗ củi được coi là nguyên nhân hàng đầu, các tác động, ảnh hưởng mạnh tới nguồn tài nguyên rừng Vườn quốc gia.

- Thiếu việc làm: Thiếu thốn việc làm là nguyên nhân gây ảnh hưởng thứ 2 đến nguồn tài nguyên rừng nơi đây. Đặc trưng canh tác nông lâm nghiệp có tính chất thời vụ, tập chung vào một số ngày trong 2 mùa vụ chính (khoảng 2 tháng trong năm). Vào các tháng 2-4 và 7-10 hàng năm, người dân nơi đây thường rất nông nhàn, trong khoảng thời gian này, có đến trên 80% số hộ gia đình vào rừng khai thác các loại sản phẩm cho gia đình (6 loại sản phẩm chính yếu). Ông Chanthala, ấp Louy cho hay, ăn tết cổ truyền Lào xong, tôi không có việc gì để làm, nguồn cảm hứng nhất đối với tôi từ thủa nhỏ đến giờ là thường ngày tôi vào sâu trong khu rừng săn thú, tìm những loài hoa đẹp, những loại rau, củ, quả tự nhiên ngon nhất để săn bắt, thu hái mà về cho gia đình, họ hàng và người hàng xóm thân quen.

- Thiếu đất canh tác hay đất canh tác của hộ gia đình đã bạc mầu, cho năng xuất thấp, mắc nguồn sâu bệnh và gia súc chăn thả phá hoại là nguyên

nhân thứ 3, chiếm trên 60% số hộ. Các hộ gia đình tìm kiếm, khai hoang diện tích đất trong khu phục hồi sinh thái, trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt để canh tác. Để có khoảng trống đất canh tác, các hộ tiến hành chặt hạ toàn bộ cây gỗ rừng tự nhiên, dây leo, cây bụi để đốt, một số cây cổ thụ không thể chặt hạt thì bị đốt chết khô. Tuy số hộ tác động thấp hơn nhưng nguyên nhân này gây ra hậu quả rất lớn, nhiều diện tích rừng, giàu tài nguyên bị đốt trắng đã làm tài nguyên rừng Vườn quốc gia bị suy giảm nghiêm trọng. Ông Xiengpy, ấp Khampheng (phiếu điều tra số...) tâm sự rằng: (năm ngoái, 2019, 3 người con trai tôi đã lớn, đang tuổi ăn, tuổi lớn, diện tích đất sản xuất lúa nương của nhà tôi không đủ cung cấp cho các con tôi ăn, tôi và các con phải đi khai phá thêm 2000 m2 đất trong phân phu phục hồi sinh thái để giao trồng lúa nương). Thiếu đất là nguyên nhân chính làm cho các hộ gia đình tác động, gây ảnh hưởng đến tài nguyên rừng.

- Thiếu lương thực, thực phẩm. Lương thực, thực phẩm là một mặt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý tài nguyên rừng tại khu vực Vườn Quốc gia Nam Ka Đinh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. (Trang 85 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w