Chương 3L : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng trong
vực nghiên cứu.
3.4.3.1. Nâng cao chất lượng rừng
Với lý do khu vực nghiên cứu còn rất ít quỹ đất để trồng mới rừng thì việc nâng cao chất lượng rừng làm tăng khả năng phòng hộ, bảo vệ môi trường là giải pháp cần thiết.
Các biện pháp nâng cao chất lượng rừng chủ yếu là khoanh nuôi có trồng bổ sung các khu vực rừng bị suy thoái, có mật độ cây thấp, có nhiều cây tái sinh. Các loại cây trồng bổ sung cần chọn là loài đang phân bố tại khu vực hoặc những loài khác có cùng điều kiện sinh thái với những loài bản địa.
Những diện tích rừng còn lại cần được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh bị chặt phá dựa trên quy trình công nghệ địa không gian luận án đã đề xuất để pháp hiện sớm khu rừng bị chặt phá và ngăn chặn kịp thời.
Xây dựng mô hình du lịch sinh thái dựa vào hệ sinh thái rừng điển hình tại khu vực, triển khai toàn diện công tác chăm sóc, bảo vệ rừng,
3.4.3.2. Phục hồi lại hiện trạng rừng đã bị mất
Chuyển đổi mục đích sử dụng từ rừng sang canh tác nương rẫy đã hủy hoại diện tích rừng khá lớn. Những năm gần đây, tại khu vực nghiên cứu, theo kết quả đánh giá diện tích đất nương rẫy còn bỏ hoang hóa còn lớn (hơn 1000 ha). Đây là cơ hội tốt để Ban quản lý VQGNKĐ tăng thêm diện tích rừng mặc dù quỹ đất để trồng mới không còn. Để đẩy nhanh quá trình này, Ban quản lý cần kết hợp với chương trình chống biến đổi khí hậu cung cấp cây giống, kỹ thuật để thực hiện nhanh quá trình trồng rừng trong khu vực nương rẫy bỏ hoang hóa.
3.4.3.3. Thực hiện các giải pháp về kinh tế xã hội
Rừng có vai trò hấp thụ CO2 làm giảm hiệu ứng nhà kính do đó cần tiến hành trồng rừng trên đất hoang. Một ha rừng tích tụ trung bình 1,5 tấn Carbon/ha/năm, trầm tích ở rừng là 700 tấn Carbon ở độ sâu 1 m. Ngoài các giải pháp về quản lý, kỹ thuật thì việc đề xuất các giải pháp kinh tế cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển rừng tại VQGNKĐ. Trong giới hạn của đề tài, tác giả xin đề xuất một số giải pháp kinh tế để bảo vệ và phát triển rừng như sau:
Sản xuất trong rừng
Sản xuất trong rừng trên quan điểm tổng hợp và đa dạng. Nuôi trồng cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu trong rừng: Để kết hợp việc vừa bảo vệ rừng và phát triển kinh tế là điều cần thiết
Phát triển du lịch sinh thái rừng
Khi cuộc sống của người dân được nâng cao thì vấn đề bảo tồn và du lịch cũng được cải thiện dần dần. Những khu rừng nguyên sinh tại VQGNKĐ có cảnh quan đẹp với nhiều loài động thực vật sẽ tạo điều kiện cho việc du
lịch sinh thái phát triển với sự tham gia của cộng đồng địa phương trên cơ sở phân chia lợi nhuận một cách công bằng. Quản lý tổng hợp tài nguyên rừng cần có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan trên cơ sở bàn bạc để đi đến thống nhất chung các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái đặc biệt này với những quy định quản lý tài nguyên rừng do cộng đồng xây dựng.
- Việc kết hợp Bảo vệ rừng với khai thác lợi thế từ rừng để phục vụ phát triển du lịch là một trong những ưu tiên để tỉnh Bolikhamsay và VQGNKĐ ngày một đưa chất lượng rừng tốt hơn.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, phương pháp và các kết quả nghiên cứu nổi bật của luận án có thể rút ra một số kết luận cơ bản dưới đây:
1.1. Đặc điểm hiện trạng tài nguyên rừng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài nguyên rừng tại khu vực VQGNKĐ
- Trong tổng số 168.550 ha tài nguyên đất đai tự nhiên, tỷ lệ đất đai có nguồn tài nguyên rừng bao phủ khá cao, chiếm trên 90% tổng diện tích đất tự nhiện. Trong đó, kiểu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh bao gồm các trạng thái: (i).Trạng thái trung bình đạt 73.942,89ha, chiếm trên 43%; (ii). Trạng thái nghèo và nghèo kiệt đạt 39.777,80ha, chiếm trên 23%; (iii). Trạng thái giàu, đạt 18.198,42ha, chiếm trên 16%. Tổng diện tích rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy, sau cháy, cây bụi và trảng cỏ đạt 9.017,43ha, chiếm trên 5%. Tổng diện tích rừng trồng đạt 2.528ha, chiếm trên 1% ở khu vực VQGNKĐ.
- Thực trạng hạ tầng ứng dụng công nghệ địa không gia chưa đáp ứng yêu cầu. Hạ tầng kỹ thuật đang ở giai đoạn sơ khai.
- Có 2 nguyên nhân chủ yếu gây khó khăn trong quản lý bền vững nguồn tại nguyên ở khu vực VQGNKĐ là làm mất rừng, suy thoái rừng tăng thêm rừng mới. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do khai thác trái phép và do xâm lấn, lấn chiếm đất rừng và các hoạt động khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng rừng mới một số lài cây như Tếch, Bạch đàn và Cao su.
1.2. Ứng dụng công nghệ địa không gian phát hiện mất rừng và suy thoái rừng
Ngưỡng chỉ số tương đối KB (ARVI) để phát hiện mất rừng từ -88,76 % đến -65,77 %; để phát hiện suy thoái từ -29,83% đến -5,44%. Với sai số phát hiện mất rừng, suy thoái rừng từ 2%-15,8%.
1.3. Ứng dụng công nghệ địa không gian ghi nhận diện tích thêm rừng mới
Ngưỡng chỉ số tương đối KB (ARVI) để phát hiện thêm rừng từ 173,93 đến 965,43. Với sai số phát hiện thêm rừng là 5%.
1.4. Các biện pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ địa không gia trong quản lý tài nguyên rừng
Đề xuất quy trình ứng dụng công nghệ địa không gian để phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng ở khu vực VQGNKĐ vào thực tiễn cho các lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách, cho các nhà quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Quy trình gồm có 9 bước. Ngoài ra, thực hiện các biện pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin: máy tính cấu hình cao; mạng Internet tốc độ cao; xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu nền về hiện trạng rừng; tuyên truyền, tập huấn, đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng về công nghệ địa không gian cho lực lượng quản lý bảo vệ rừng chuyên trách tại địa phương.