Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè bền vững theo hướng vietgap trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 63)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Phương pháp phân tích

2.3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để mô tả tình hình kinh tế- xã hội của huyện, tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của nông hộ sản xuất chè, kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ nông dân sản xuất chè qua các năm.

2.3.2.2. Phương pháp thống kê so sánh

+ So sánh các số liệu qua các năm. + So sánh qua các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tượng tương tự.

Phương pháp này được sử dụng nhằm tính các tốc độ tăng trưởng, xác định mức biến động tương đối, tuyệt đối, so sánh kết quả và hiệu quả của hộ sản xuất chè trước và sau khi chuyển đổi sang sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, so sánh giữa hai nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và không theo tiêu chuẩn VietGAP trong năm 2019.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a) Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển kinh tế

- Các chỉ tiêu thể hiện trình độ, điều kiện sản xuất của chủ hộ: Độ tuổi; Trình độ văn hóa/chuyên môn; Số năm kinh nghiệm;

- Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển sản xuất chè: Diện tích trồng chè, diện tích các loại chè, chủng loại chè, số giống chè, năng suất chè; Chi phí sản xuất 1ha chè; Giá bán, doanh thu, lợi nhuận; Đất đai; Lao động; Vốn; Tư liệu sản xuất.

Sản lượng chè (ha) = Diện tích chè (ha) x Năng suất chè (tấn/ha) Theo quan điểm của hệ thống ta coi tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào đều là hoạt động sản xuất kinh doanh thống nhất giữa đầu ra và đầu vào của các sản phẩm sản xuất ra. Các chỉ tiêu so sánh hiệu quả kinh tế được xây dựng trên cơ sở mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào đó.

Kết quả đầu ra

Hiệu quả kinh doanh =

Yếu tố đầu vào

Trong đó:

Đầu vào là các chi phí cho quá trình sản xuất. Đầu ra là kết quả của quá trình sản xuất.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sáng tạo ra trong một thời kì nhất định, thường là một vụ hoặc một năm.

GO =   n i Pi Qi 1

Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm loại i Pi là đơn giá sản phẩm loại i Ý nghĩa:

- Làm căn cứ để đánh giá kết quả sản xuất của ngành nông nghiệp. - Là cơ sở để tính toán một số chỉ tiêu quan trọng khác như giá trị gia tăng, năng suất lao động.

- Chi phí trung gian (IC) ngành nông nghiệp là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thực tế đã chi ra của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt và

thuần dưỡng thú, dịch vụ nông nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn.

Ý nghĩa:

- Chi phí trung gian ngành nông nghiệp làm cơ sở để tính toán giá trị gia tăng, từ đó đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp.

- Giá trị tăng thêm (VA) là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất ngành nông nghiệp. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp chính là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian của ngành nông nghiệp.

Ý nghĩa:

+ Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp thể hiện kết quả sản xuất ngành nông nghiệp. Nó dùng đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp (tốc độ phát triển hay tốc độ tăng trưởng GDP)

+ Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp thể hiện vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

+ Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp dùng tính toán các chỉ tiêu thống kê quan trọng khác: như năng suất lao động, thu nhập hỗn hợp (MI), lợi nhuận (Pr)..

VA= GO - IC

Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất IC là chi phí trung gian Hiệu quả tính trên một đồng vốn trung gian

- Chỉ tiêu GO/IC: Phản ánh giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian.

Tỷ lệ GO/IC = Giá trị sản xuất (lần)

Chi phí trung gian

- Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí trung gian VA/IC: Chỉ tiêu này phản ánh với mức độ đầu tư một đồng trung gian thì tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu.

Chi phí trung gian

- Các chỉ tiêu phản ánh về kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất chè: Tổng sản lượng chè thu hoạch trong năm (tấn); Tổng giá trị sản xuất chè; Năng suất trung bình trên một ha chè.

b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển sản xuất chè bền vững về mặt xã hội, môi trường

- Số hộ, số lao động trồng chè

- Tuổi bình quân lao đồng trồng chè

- Trình độ giáo dục của lao động trồng chè - Diện tích trồng chè theo quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè bền vững theo hướng vietgap trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)