Cơ sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động góc ở trường mầm non (Trang 32)

7. Cấu trúc khoá luận

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1. Mục đích điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra GV để làm rõ nhận thức của GVMN về một số biện pháp giáo dục KNBVMT cho trẻ và thực tế họ đã sử dụng các biện pháp và mức độ thực hiện một số KNBVMT cho trẻ 5-6 tuổi.

1.2.2. Đối tượng điều tra

- Để tìm hiểu những vấn đề trên chúng tôi đã tiến hành điều tra và khảo sát trên 30 giáo viên đã và đang giảng dạy tại trường mầm non Kim Đức - Việt Trì - Phú Thọ. Những giáo viên có trình độ đạt chuẩn hoặc trên chuẩn (10 giáo viên đạt trình độ trung cấp, 12 giáo viên đạt trình độ cao đẳng, 8 giáo viên đạt trình độ đại học). Các giáo viên đều có thâm niên công tác trên 2 năm, trong đó đội ngũ giáo viên có thâm niên công tác lâu năm (trên 5 năm) có nhiều kinh nghiệm chiếm 80% (24 giáo viên). Những giáo viên này tham gia giảng dạy ở các lớp mẫu giáo, có nhiệt huyết với nghề, có lòng yêu trẻ, có kỹ năng và kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ.

- Điều tra trên 60 trẻ 5 - 6 tuổi tại 2 lớp 5 tuổi A1 và lớp 5 tuổi A2 trường mầm non Kim Đức - Việt Trì - Phú Thọ. Các cháu được khảo sát đều có sự phát triểm bình thường về thể chất và trí tuệ, có khả năng tham gia vào tất cả các hoạt động giáo dục dành cho trẻ 5 - 6 tuổi. Hiện nay các cháu đều được chăm sóc, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non mới.

1.2.3. Nội dung điều tra

- Thực trạng mức độ thực hiện giáo dục KNBVMT của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động góc ở trường mầm non

- Thực trạng về việc tổ chức hoạt động góc nhằm giáo dục KNBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

1.2.4. Thời gian điều tra

Từ ngày 05/11/2017 đến ngày 05/12/2017

1.2.5. Phương pháp điều tra

* Phương pháp điều tra bằng Anket

Trưng cầu ý kiến của GV đang giảng dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường MN thông qua phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp.

* Phương pháp quan sát:

- Quan sát quá trình tổ chức hoạt động giáo dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN.

- Quan sát các biểu hiện BVMT của trẻ 5 - 6 tuổi. * Phương pháp đàm thoại:

- Trao đổi với GVMN để thấy quá trình GV tổ chức giáo dục KNBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi qua TCHT trong hoạt động KPKH.

1.2.6. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả giáo dục KNBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động góc ở trường mầm non

1.2.6.1. Tiêu chí đánh giá

* Tiêu chí 1: Nhận ra sự cẩn thiết của môi trường đối với cuộc sống con người (3 điểm)

Trong quá trình hoạt động góc, trẻ nhận ra được tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống của mình. Trẻ nhận thấy các vấn đề về môi trường đang xảy ra xung quanh mình, trong các hoạt động của mình.

* Tiêu chí 2: Trẻ thực hiện các hành động BVMT hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh (3 điểm)

Khi tham gia hoạt động góc, trẻ có các hành động BVMT như: giữ gìn vệ sinh môi trường chơi, lớp học sạch sẽ, gọn gàng; sử dụng các nguyên vật liệu, điện, nước tiết kiện và hợp lí; chăm sóc, bảo vệ thực vật;…

* Tiêu chí 3: Trẻ thực hiện các hành động bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả (4 điểm)

Trẻ vận dụng các KNBVMT đã được hình thành một cách linh hoạt, có hiệu quả rõ ràng.

1.2.6.2. Thang đánh giá

1. Loại tốt (8 - 10 điểm): Trẻ nhận biết được các vấn đề môi trường xung quanh, sự cần thiết của môi trường; Trẻ thưc hiện các hành động bảo vệ môi trường phù hợp với hoàn cảnh, tình huống và đạt hiệu quả.

2. Loại khá (6 - 8 điểm): Trẻ nhận biết được một số vấn đề môi trường xung quanh; Thực hiện được một số các hành động bảo vệ môi trường phù hợp với hoàn cảnh, tình huống và đạt hiệu quả.

3. Loại trung bình (5 - 6 điểm): Trẻ nhận biết được một số vấn đề môi trường xung quanh; Thỉnh thoảng thực hiện được một số hành động bảo vệ môi trường phù hợp với hoàn cảnh, tình huống và bước đầu có kết quả.

4. Loại yếu (dưới 5 điểm): Trẻ nhận biết được một số vấn đề về môi trường và có sự gợi ý của người lớn; Thực hiện được một số hành động bảo vệ môi trường trong các tình huống cụ thể nhưng có sự hướng dẫn của người lớn, hiệu quả mang lại thấp.

1.2.6.3. Cách đánh giá

Để đánh giá mức độ KNBVMT của trẻ chúng tôi đã chọn một số kĩ năng trong mỗi nhóm kĩ năng để đánh giá bao gồm:

- Kĩ năng giữ gìn đồ dùng đồ chơi

- Kĩ năng vệ sinh môi trường không vứt rác bừa bãi - Kĩ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi hợp lí

- Kĩ năng sử dụng tiết kiệm nước

- Kĩ năng chăm sóc cây cối: tưới cây, lau lá

1.2.7. Kết quả điều tra thực trạng

1.2.7.1. Thực trạng về việc tổ chức hoạt động góc nhằm giáo dục KNBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

Qua phiếu điều tra Anket, chúng tôi thu được kết quả như sau:

a. Nhận thức của giáo viên về giáo dục bảo vệ môi trường?

GV đã hiểu rõ được việc giáo dục BVMT là quá trình cung cấp cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, bao gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ của trẻ đối với môi trường xung quanh phù hợp với lứa tuổi.

Các KNBVMT mà GV cho rằng cần giáo dục ở trẻ 5 - 6 tuổi cụ thể là: - Kĩ năng chăm sóc, bảo vệ động thực vật

- Kĩ năng sử dụng tiết kiện năng lượng - Kĩ năng giữ gìn đồ dùng, đồ chơi

- Kĩ năng sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

b. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục KNBVMT đối với trẻ 5 - 6 tuổi

Kết quả điều tra được thể hiện thông qua số liệu ở bảng 1.1 sau:

Bảng 1.1. Ý kiến của GVMN về tầm quan trọng của việc giáo dục KNBVMTđối với trẻ 5 - 6 tuổi

STT Tầm quan trọng SL Tỷ lệ %

1 Rất quan trọng 19 63,3

2 Quan trọng 11 36,7

Từ bảng 1.1 ta thấy GVMN đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc giáo dục KNBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi cụ thể:

- Có 19 GV (chiếm 63,3%) cho rằng việc giáo dục KNBVMT có vai trò rất quan trọng đối với trẻ 5 - 6 tuổi.

- Có 11 GV (chiếm 36,6%) cho rằng việc giáo dục KNBVMT có vai trò quan trọng đối với trẻ 5 - 6 tuổi.

- Không có GV nào cho rằng giáo dục KNBVMT không có vai trò quan trọng đối với trẻ 5 - 6 tuổi.

Hầu hết tất cả các GV đều nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục KNBVMT cho trẻ MN. Có 19/30 GV (chiếm 63,3%) đã nhận thức được giáo dục KNBVMT có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em MN. Còn lại 11/30 GV (chiếm 36,6%) nhận thức rằng giáo dục KNBVMT với sự phát triển của trẻ MN là quan trọng. Không có GV nào phủ nhận vai trò của việc giáo dục KNBVMT đối với sự phát triển của trẻ. Điều này chứng tỏ GVMN đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc giáo dục KNBVMT và việc hình thành KNBVMT cho trẻ cũng được quan tâm trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ nhằm hình thành KNBVMT cho trẻ MG 5 - 6 tuổi được tốt hơn.

c. Mức độ GV tổ chức hoạt động góc nhằm giáo dục KNBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi

Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.2. Mức độ tổ chức hoạt động góc nhằm giáo dục KNBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi

Mức độ tổ chức SL %

Thường xuyên 4 13,3

Thỉnh thoảng 26 86,7

Chưa bao giờ 0 0

Từ kết quả trên, ta có thể thấy mức độ tổ chức hoạt động góc nhằm giáo dục KNBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi là chưa cao. Cụ thể:

- Chỉ có 4/30 GV (chiếm 13,3%) thường xuyên tổ chức hoạt động góc nhằm giáo dục KNBVMT cho trẻ.

- Đến 26/30 GV (chiếm 86,7%) chỉ thỉnh thoảng tổ chức hoạt động góc nhằm giáo dục KNBVMT cho trẻ.

Đa số GV đều nhận thức được rằng việc giáo dục KNBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi là quan trọng. Tuy nhiên, chỉ có 4/30 GV (chiếm 13,3%) thường xuyên tổ chức hoạt động góc cho trẻ nhằm giáo dục KNBVMT. Còn lại có đến 26/30 GV tổ chức hoạt động ở mức độ thường xuyên.

Việc giáo dục KNBVMT cho trẻ thông qua hoạt động góc còn chưa được GV chú trọng và quan tâm nhiều. GV cần phải hiểu rõ được vai trò của hoạt động góc nói chung và vai trò của hoạt động góc đối với giáo dục KNBVMT nói riêng để có kế hoạch tổ chức hoạt động sao cho hợp lí và khoa học.

d. Các biện pháp giáo dục KNBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi GV đã thưc hiện trong hoạt động góc

Chúng tôi đã đưa ra một số biện pháp để khảo sát. Kết quả được thể hiện ở bảng 1.3 như sau:

Bảng 1.3. Biện pháp giáo dục KNBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động góc của GVMN

Mức độ sử dụng

Các biện pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

TT SL % SL % SL % 1 Quan sát 22 73,3 8 26,7 0 0 2 Đàm thoại 19 63,3 11 36,7 0 0 3 Giải thích 20 66,7 10 33,3 0 0 4 Động viên, khuyến 18 60 11 36,7 1 3,3 khích 5

Thiết kế môi trường

5 16,7 18 60 7 23,3 giáo dục KNBVMT 6 Sử dụng các phương 23 76,7 7 23,3 0 0 tiện trực quan 7 Sử dụng tình huống 7 23,3 19 63,3 4 13,4 có vấn đề

Hầu hết GV đều đã thực hiện các biện pháp mà chúng tối đưa ra. Tuy nhiên, mức độ sử dụng giữa các biện pháp vẫn còn chưa được đồng đều và tích cực.

- Ở biện pháp quan sát có 22/30 GV (chiếm 73,3%) thường xuyên sử dụng biện pháp này và 8/30 GV (chiếm 26,7%).

- Biện pháp đàm thoại có 19/30 GV (chiếm 63,3%) thường xuyên sử dụng biện pháp này, 11/30 GV (chiếm 36,7%) thỉnh thoảng sử dụng.

- Biện pháp giải thích có 20/30 GV (chiếm 66,7%) thường xuyên sử dụng, 10/30 GV (chiếm 33,3%) thỉnh thoảng sử dụng biện pháp.

- Biện pháp động viên khuyến khích có 18/30 GV (chiếm 60%) thường xuyên sử dụng, 11/30 GV (chiếm 36,6%) thỉnh thoảng sử dụng và có 1 GV không bao giờ sử dụng biện pháp này.

- Biện pháp sử dụng tài liệu trực quan có 23/30 GV (chiếm 76,7%) thường xuyên sử dụng biện pháp này, có 7/30 GV (chiếm 23,3%) thỉnh thoảng sử dụng biện pháp.

Các biện pháp quan sát, đàm thoại, giải thích, động viên khuyến khích và sử dụng các phương tiện trực quan đã được GV sử dụng thường xuyên nhất. Họ thấy rằng việc quan sát, đàm thoại, giải thích, động viên khuyến khích và sử dụng các phương tiện trực quan là cần thiết để trẻ có những KNBVMT và dễ thực hiện tiến hành mọi lúc mọi nơi, tận dụng ngay những hoàn cảnh thực tế xung quanh.

Còn ở biện pháp thiết kế môi trường giáo dục KNBVMT và sử dụng tình huống có vấn đề thì ít được quan tâm hơn. Mức độ GV thường xuyên thực hiện dưới 25%. GV cho rằng việc thiết kế môi trường giáo dục và sử dụng tình huống có vấn đề là không thực sự cần thiết và không thể thường xuyên thực hiện.

GV cần phải hiểu rõ về vai trò và mối quan hệ giữa các biện pháp. Để từ đây có th sử dụng linh hoạt các biện pháp để tạo ra hiệu quả giáo dục KNBVMT thông qua hoạt động góc tốt nhất cho trẻ.

e. Về các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục KNBVMT cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động góc

Bảng 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục KNBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động góc

STT Các yếu tố ảnh hưởng SL Tỷ lệ %

1

Nội dung giáo dục KNBVMT được

14 46,7

phản ánh trong hoạt động góc

2 Phương tiện, tài liệu trực quan 25 83,3

3 Nhu cầu hứng thú của trẻ 27 90

4 Không gian chơi 12 40

5 Cách tổ chức hoạt động góc của GV 20 66,7

Kết quả cho thấy phần lớn GV quan tâm là phương tiện, tài liệu trực quan (chiếm 83,3%), nhu cầu và hứng thú của trẻ (chiếm 90%) và cách tổ chức hoạt động góc của GV (chiếm 66,7%), yếu tố ít được quan tâm hơn cả là không gian chơi (chiếm 40%). Song, còn một yếu tố theo chúng tôi là rất quan trọng, định hướng trực tiếp cho việc giáo dục KNBVMT đó chính là nội dung giáo dục KNBVMT được phản ánh trong hoạt động góc được 46,7% GV quan tâm tới. Đây cũng là một điểm còn hạn chế trong cách tổ chức hoạt động góc của GV.

f. Những khó khăn của GV khi tổ chức hoạt động góc nhằm giáo dục KNBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi

Kết quả điều tra được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.5. Những khó khăn của GV khi tổ chức hoạt động góc nhằm giáo dục KNBVMT của trẻ 5-6 tuổi

Khó khăn SL %

Thiếu tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động góc 27 90

Thiếu đồ dùng, đồ chơi ở các góc 24 80

Thiếu diện tích hoạt động góc 10 33,3

Thiếu thời gian 9 30

Qua bảng số liệu, chúng tôi thấy rằng trong quá trình tổ chức hoạt động góc nhằm giáo dục KNBVMT cho trẻ GV còn gặp nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất mà khá nhiều GV gặp phải đó là thiếu tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động góc (90%), là lý do dẫn đến sự hạn chế khả năng thiết kế nội dung hoạt động mới của GV, chưa biết phối hợp các biện pháp giáo dục một cách khoa học dẫn đến hiệu quả giáo dục môi trường chưa cao, thiếu phương tiện giáo dục. Nhiều GV cho rằng để tổ chức hiệu quả hoạt động góc thì việc đầu tư đồ dùng đồ chơi là rất cần thiết, điều này đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian công sức và kinh phí. Vì thế nhiều GV chỉ đầu tư cho tiết dạy mẫu hay những thời điểm có sự kiểm tra nhận xét đánh giá từ bên ngoài chứ không vì lợi ích của trẻ.

Ngoài ra, GV cũng gặp một số khó khăn khác như lớp học quá đông, không có thời gian để đánh giá từng trẻ. Một khó khăn phải kể đến nữa là việc phối hợp với phụ huynh (63,3%). Quá trình giáo dục KNBVMT cần có sự phối hợp với gia đình để thống nhất yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục trẻ. Tuy nhiên các GV cũng cho biết nhiều gia đình không chủ động trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục con mình. Trong thời gian đón và trả trẻ, nhiều phụ huynh thường không dành thời gian ở lại trao đổi với giáo viên. Mặt khác, các GV cũng chưa có phương pháp kết hợp với gia dình trẻ một cách tốt nhất.

Những khó khăn trên đây cần sớm được loại bỏ nếu không chúng sẽ là rào cản lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục môi trường ở trường MN. Muốn vậy cần phải có sự quan tâm dồng bộ của các cấp, các ngành, ban giám hiệu nhà trường và hơn hết là sự cố gắng nỗ lực của chính GV. Qua điều tra GV và quan sát tình hình thực tế, chúng tôi có một số nhận xét như sau: Đa số GV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục KNBVMT đối với sự phát triển của trẻ. Mặc dù việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ cũng khá vất vả nhưng GVMN cũng đã tận dụng thời cơ để thực hiện nhiệm vụ và nội dung giáo dục KNBVMT cho trẻ.

1.2.7.2. Thực trạng mức độ thực hiện giáo dục KNBVMT của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động góc ở trường mầm non

Bảng 1.6. Mức độ thực hiện KNBVMT của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động góc Tốt Khá Trung bình Yếu Kĩ năng SL % SL % SL % SL % KN giữ gìn đồ dùng

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động góc ở trường mầm non (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)