7. Cấu trúc khoá luận
3.6. Kết quả thực nghiệm
3.6.1. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm
3.6.1.1. Kết quả khảo sát KNBVMT của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động góc trước TN của nhóm ĐC và nhóm TN
Kết quả được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát KNBVMT của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động góc nhóm ĐC và nhóm TN trước TN (tính theo %) Kĩ năng Nhóm Tốt Khá TB Yếu Nhóm SL SL % SL % SL % SL % KN giữ gìn đồ dùng ĐC 30 5 16,7 8 26,6 14 46,7 3 10,0 đồ chơi TN 30 4 13,3 10 33,3 12 40,0 4 13,3 KN vệ sinh môi ĐC 30 3 10,0 10 33,3 15 50,0 2 6,7 trường TN 30 4 13,3 9 30,0 14 46,7 3 10,0 KN sử dụng đồ ĐC 30 3 10,0 10 33,3 12 40,0 5 16,7 dùng, đồ chơi hợp lí TN 30 4 13,3 9 30,0 13 43,4 4 13,3 KN sử dụng tiết ĐC 30 3 10,0 8 26,6 15 50,0 4 13,3 kiệm nước TN 30 3 10,0 9 30,0 14 46,7 4 13,3 KN chăm sóc ĐC 30 2 6,7 11 36,6 13 43,4 4 13,3 cây cối TN 30 3 10,0 10 33,3 12 40,0 5 16,7
Kết quả được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo sát KNBVMT của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN trước TN (tính theo %)
- Kết quả khảo sát bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy mức độ thực hiện KNBVMT ở trẻ ở hai nhóm TN và ĐC là tương đương nhau và chưa cao. Ở mỗi kĩ năng trẻ đạt tỉ lệ tốt rất ít (đa số mỗi kĩ năng chỉ chiếm dưới 15%), số trẻ đạt loại khá thấp chiếm dưới 37%, trẻ chủ yếu đạt mức độ trung bình (đa số trên 40%), vẫn còn rất nhiều trẻ đạt ở mức độ yếu. Như vậy qua kiểm tra trước TN chúng tôi thấy trẻ ở cả nhóm TN và ĐC mức độ thực hiện KNBVMT tương đương nhau và chủ yếu đạt mức độ trung bình.
- Những trẻ đạt mức độ tốt ở các kĩ năng chiếm tỉ lệ thấp là những trẻ xuất sắc của lớp. Trẻ tích cực và có ý thức tham gia vào các hoạt động BVMT một cách thường xuyên và liên tục. Những trẻ này thường rất mạnh dạn, tự tin, tích cực trong tất cả các hoạt động ở trường. Trẻ tích cực đưa ra những đề xuất để BVMT một cách hiệu quả. Bên cạnh số ít trẻ đạt loại tốt thì số trẻ đạt loại trung bình chiếm phần lớn tỉ lệ trẻ. Trẻ chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, tích cực trong các hoạt động.
- Số trẻ ở mức độ yếu cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ. Những trẻ thuộc nhóm này thường rất thụ động khi tham gia hoạt động BVMT. Trẻ hầu như nhận biết các
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN Tốt Khá Trung bình Yếu KN giữ gìn đồ dùng đồ chơi KN vệ sinh môi trường KN SD đồ dùng, đồ chơi hợp lí KN tiết
biểu hiện, dấu hiệu của sự thay đổi môi trường còn kém, thụ động khi tham gia vào các hành động bảo vệ môi trường chỉ khi cô giáo và các bạn nhắc nhở cần làm gì và làm như thế nào thì trẻ mới làm theo. Trẻ cũng chưa biết thiết lập được mối quan hệ chơi với các bạn do chưa có khả năng bày tỏ ý kiến cũng như phối hợp hoạt động với bạn, các hành động của trẻ thực hiện BVMT còn chưa mang lại hiệu quả, một số hành động đang làm trẻ bỏ đi và làm việc khác.
Ví dụ: Cháu Mạnh Cường, Ngọc Yến, Hà My, Đỗ Sinh,... còn chưa có các kĩ năng BVMT. Các cháu còn tranh giành đồ chơi của nhau; quăng, ném đồ chơi ra lớp; chưa tắt vòi nước khi rửa tay sau hoạt động.
- Mức độ thực hiện các kĩ năng của trẻ còn ở mức độ trung bình và thấp nhiều được thể hiện ở tổng điểm (tính theo điểm trung bình).
3.6.1.2. Mức độ thực hiện KNBVMT của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động góc nhóm ĐC và nhóm TN trước TN (tính theo điểm TB)
Kết quả được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 3.2. Mức độ thực hiện KNBVMT của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động góc nhóm ĐC và nhóm TN trước TN (tính theo điểm TB)
Kĩ năng Nhóm X
Nhóm SL
KN giữ gìn đồ dùng đồ chơi ĐC 30 2,50
TN 30 2,47
KN vệ sinh môi trường ĐC 30 2,47
TN 30 2,47
KN SD đồ dùng, đồ chơi hợp lí ĐC 30 2,36
TN 30 2,43
KN sử dụng tiết kiệm nước ĐC 30 2,33
TN 30 2,36
KN chăm sóc cây cối ĐC 30 2,36
Nhìn vào bảng 3.2 cho thấy có sự chênh lệch ở các kĩ năng, trẻ thực hiện các kĩ năng giữ gìn đồ dùng đồ chơi, kĩ năng vệ sinh môi trường tốt hơn các kĩ năng chăm sóc cây cối, sử dụng tiết kiệm nước. Qua tìm hiểu và quan sát chúng tôi nhận thấy đây là kĩ năng trẻ thường xuyên thực hiện và ở lớp GV thường xuyên nhắc nhở trẻ thực hiện. Còn các kĩ năng tiết kiệm điện, kĩ năng chăm sóc cây cối, GV chưa chú ý và tạo điều kiện cho trẻ được luyện tập và thực hành trong cuộc sống hàng ngày.
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy trẻ chủ yếu nhận biết sự cần thiết của môi trường sống của con người nhưng chưa hiểu được ý nghĩa sâu xa như trẻ chỉ biết giũ gìn vệ sinh môi trường tốt khi hỏi tại sao lại thế thì trẻ lại không trả lời được như giữ cho không gian sạch, không bị ô nhiễm, tốt cho sức khỏe. Về việc thực hiện các hành động bảo vệ môi trường của trẻ còn thụ động, trẻ thường làm khi cô nhắc nhở và bước đầu các hành động đó đạt hiệu quả BVMT.
Tóm lại từ việc tiến hành khảo sát trước TN chúng tôi nhận thấy:
- Mức độ thực hiện KNBVMT của trẻ ở hai nhóm ĐC và TN tương đương nhau và đều ở mức trung bình. Trẻ ở cả hai nhóm đều thực hiện kĩ năng giữ gìn đồ dùng đồ chơi và vệ sinh môi trường tốt hơn các kĩ năng khác, kĩ năng chăm sóc cây cối trẻ thực hiện còn nhiều hạn chế hơn các kĩ năng khác.
- Trẻ ở cả hai nhóm ĐC và TN đã nhận biết được các dấu hiệu, biểu hiện của môi trường xung quanh tuy nhiên việc đưa ra hành động bảo vệ môi trường và đạt hiệu quả thì chưa chủ động còn phụ thuộc vào sự hướng dẫn, gợi ý của cô giáo và mọi người xung quanh.
- Mức độ chênh lệch của nhóm ĐC và TN không đáng kể cho phép chúng tôi tiến hành nội dung thực nghiệm.
3.6.2. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm
3.6.2.1. Kết quả khảo sát KNBVMT của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động góc sau TN của nhóm ĐC và nhóm TN
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát KNBVMT của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động góc nhóm ĐC và nhóm TN sau TN (tính theo %) Kĩ năng Nhóm Tốt Khá TB Yếu Nhóm SL SL % SL % SL % SL % KN giữ gìn đồ ĐC 30 5 16,7 9 30,0 13 43,4 3 10,0 dùng đồ chơi TN 30 8 26,7 14 46,6 8 26,7 0 0,00 KN vệ sinh môi ĐC 30 4 13,3 13 43,3 11 36,7 2 6,7 trường TN 30 6 20,0 15 50,0 9 30,0 0 00,0 KN SD đồ dùng, ĐC 30 4 13,3 10 33,4 12 40,0 4 13,3 đồ chơi hợp lí TN 30 7 23,4 14 46,6 9 30,0 0 0,00 KN sử dụng tiết ĐC 30 3 10,0 9 30,0 16 53,3 2 6,7 kiệm nước TN 30 6 20,0 12 40,0 12 40,0 0 0,00 KN chăm sóc ĐC 30 3 10,0 12 40,0 10 33,4 5 16,7 cây cối TN 30 7 23,4 14 46,6 9 30,0 0 0,00
Kết quả được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát KNBVMT của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN sau TN (tính theo %) 0 10 20 30 40 50 60 ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN Tốt Khá Trung bình Yếu
Nhìn vào bảng 3.3 và biểu đồ 3.2. chúng tôi thấy rõ sự chênh lệch giữa hai nhóm ĐC và TN sau TN cụ thể:
Nhóm ĐC, GV ở nhóm ĐC vẫn tiến hành các hoạt động góc với những nội dung và phương pháp cũ, sau TN nhóm ĐC cũng có sự tiến bộ hơn nhưng sự tiến bộ này không đáng kể, mức độ chênh lệch trước và sau TN rất ít. Ở các kĩ năng BVMT loại tốt của nhóm ĐC chiếm tỉ lệ thấp và không tăng nhiều so với trước TN (Kĩ năng giữ gìn đồ dùng, đồ chơi chiếm 16,7; kĩ năng vệ sinh môi trường chiếm 13,3%; kĩ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi hợp lí 13,3%; kĩ năng sử dụng tiết kiệm nước 10%; kĩ năng chăm sóc cây cối 10%), số trẻ đạt loại khá tăng lên không đáng kể (Kĩ năng giữ gìn đồ dùng, đồ chơi chiếm 30%; kĩ năng vệ sinh môi trường chiếm 43,4%; kĩ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi hợp lí 33,4%; kĩ năng sử dụng tiết kiệm nước 30%; kĩ năng chăm sóc cây cối 40%). Số trẻ đạt loại trung bình chiếm tỉ lệ chủ yếu. Đặc biệt vẫn còn rất nhiều trẻ chiếm tỉ lệ yếu (Kĩ năng giữ gìn đồ dùng, đồ chơi chiếm 10%; kĩ năng vệ sinh môi trường chiếm 6,7%; kĩ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi hợp lí 13,3%; kĩ năng sử dụng tiết kiệm nước 6,7%; kĩ năng chăm sóc cây cối 16,7%).
Nhóm TN sau khi được tác động bằng các biện pháp đã đề xuất ở chương 2 thì trẻ đã có những tiến bộ rõ rệt. Cụ thể số trẻ đạt loại tốt đã tăng lên đáng kể so với trước TN (Kĩ năng giữ gìn đồ dùng, đồ chơi chiếm 26,7%; kĩ năng vệ sinh môi trường chiếm 20%, kĩ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi hợp lí 23,4%, kĩ năng sử dụng tiết kiệm nước 20%, kĩ năng chăm sóc cây cối 23,4%), số trẻ đạt loại khá tăng mạnh (Kĩ năng giữ gìn đồ dùng, đồ chơi chiếm 46,6%; kĩ năng vệ sinh môi trường chiếm 50%, kĩ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi hợp lí 46,6%, kĩ năng sử dụng tiết kiệm nước 40%, kĩ năng chăm sóc cây cối 46,6%), Số trẻ đạt loại trung bình đã giảm nhiều so với trước thực nghiệm, đặc biệt sau TN không còn trẻ xếp loại yếu.
Ví dụ: Các cháu Hà My, Bích Phượng,.... đã không còn những hành vi xấu. Các cháu đã biết sử dụng phối hợp các đồ dùng, đồ chơi hợp lí; không còn sử dụng nước bừa bãi; trẻ nhớ tưới cây, chăm sóc cây ở góc thiên nhiên mỗi sáng đến lớp,....
Như vậy sau TN, mức độ thực hiện KNBVMT của trẻ nhóm TN đã có sự tăng lên rõ rệt chủ yếu tập trung vào mức độ tốt và khá. Trẻ nhanh nhậy hơn trong việc nhận ra các vấn đề môi trường, các vấn đề cần giải quyết trong môi trường, có
những hành động BVMT mang tính chủ động hơn và đạt được hiệu quả của việc BVMT. Trong khi đó trẻ ở nhóm ĐC mức độ thực hiện KNBVMT vẫn còn chưa cao tập trung nhiều ở mức độ trung bình, nhiều trẻ còn lúng túng khi thực hiện các hành động bảo vệ môi trường.
3.6.2.2. Mức độ thực hiện KNBVMT của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động góc nhóm ĐC và nhóm TN sau TN (tính theo điểm TB)
Kết quả này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.4. Mức độ thực hiện KNBVMT của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động góc nhóm ĐC và nhóm TN sau TN (tính theo điểm TB)
Kĩ năng Nhóm X
Nhóm SL
KN giữ gìn đồ dùng, đồ chơi ĐC 30 2,53
TN 30 3,00
KN vệ sinh môi trường ĐC 30 2,63
TN 30 2,90
KN SD đồ dùng, đồ chơi
hợp lí ĐC 30 2,47
TN 30 2,93
KN sử dụng tiết kiệm nước ĐC 30 2,43
TN 30 2,80
KN chăm sóc cây cối ĐC 30 2,43
TN 30 2,93
Nhìn vào bảng 3.4 cho thấy:
- Hiệu quả giáo dục KNBVMT của trẻ ở lớp TN cao hơn lớp ĐC và đạt loại khá. Cụ thể:
+ Kĩ năng giữ gìn đồ dùng, đồ chơi ở nhóm TN là 3,0 cao hơn nhóm ĐC là 2,53 (Chênh lệch 0,47 điểm).
+ Kĩ năng vệ sinh môi trường nhóm TN là 2,90 cao hơn nhóm ĐC là 2,36 (chênh lệch 0,54 điểm).
+ Kĩ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi hợp lí nhóm TN là 2,93 cao hơn nhóm ĐC là 2,43 (chênh lệch 0,50 điểm).
+ Kĩ năng tiết kiệm nước nhóm TN là 2,80 cao hơn nhóm ĐC là 2,43 (chênh lệch 0,37 điểm).
+ Kĩ năng chăm sóc cây cối nhóm TN là 2,93 cao hơn nhóm ĐC là 2,43 (chênh lệch 0,50 điểm).
Kết quả trên thể hiện sự khác biệt trong việc giáo dục kĩ năng BVMT ở hai nhóm lớp. Các KNBVMT của nhóm TN đều đạt mức cao hơn so với nhóm ĐC.
Qua quan sát chúng tôi nhận thấy trẻ ở nhóm TN đã chủ động hơn khi thực hiện các hành động BVMT và đạt hiệu quả còn nhóm ĐC trẻ vẫn còn lúng túng và không chủ động. Nhóm TN có KNBVMT đều đạt mức độ khá. Các kĩ năng của trẻ thể hiện sự tiến bộ rõ rệt:
+ Ở kĩ năng giữ gìn đồ dùng, đồ chơi: Trẻ đã nhận thấy đây là việc làm cần thiết và rất quan trọng nên trong quá trình chơi trẻ rất cẩn thận và sau khi chơi xong trẻ cùng nhau xếp đồ chơi ngăn nắp đúng nơi quy định, không vội vàng, quăng ném đồ chơi.
+ Ở kĩ năng vệ sinh môi trường: Trẻ đã biết làm những việc đa dạng như dọn dẹp lớp học, dọn dẹp các góc chơi, bỏ rác đúng nơi quy định và không vứt rác bừa bãi. Không những thế trẻ nhận thức tốt điều này và nhắc nhở các bạn ở trong lớp thường xuyên thực hiện nên hiệu quả của kĩ năng này mang lại rất tốt.
+ Ở kĩ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi: Trẻ đã biết phối hợp các đồ dùng, đồ chơi với nhau một cách hợp lí để đạt hiệu quả chơi một cách tốt nhất.
+ Ở kĩ năng tiết kiệm nước: Trẻ đã ý thức của việc làm này nên thường xuyên chú ý vặn vòi nước sau khi sử dụng, khi không cần thiết và nhắc nhở khi các bạn xung quanh chưa thực hiện tốt.
+ Ở kĩ năng chăm sóc cây cối ở góc thiên nhiên trẻ có sự tiến bộ rõ rệt, trẻ biết chăm sóc cây là không được bẻ cành, bứt lá, hái hoa hàng ngày trẻ tưới nước và nhặt sâu cho cây. Mỗi khi thực hiện khuôn mặt trẻ tỏ ra rất hồ hởi và phấn khởi.
Như vậy, có thể thấy sự tiến bộ của tất cả các KNBVMT của trẻ lớp TN, tính chủ động và tích cực của trẻ lớp TN cao hơn hẳn so với lớp ĐC. Kết quả quan sát và khảo sát trên trẻ của hai nhóm lớp cho kết quả tương đương nhau và không có sự khác biệt điều này cho thấy ở cả hai nhóm lớp đều có thể tiến hành tốt các nội dung TN mà chúng tôi đưa ra chứng tỏ các biện pháp có tính khả thi cao. Trong quá trình thực hiện các nội dung thực nghiệm, GV ở cả hai trường đều thực hiện tốt, tạo nhiều cơ hội cho trẻ thực hiện các KNBVMT cho trẻ.
3.6.3. So sánh kết quả đo trước và sau thử nghiệm của nhóm TN và nhóm ĐC
3.6.3.1. Kết quả đo trước và sau thực nghiệm của nhóm ĐC
a. Kết quả giáo dục KNBVMT cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động góc ở trường mầm non trước và sau thực nghiệm của nhóm ĐC
Kết quả được thể hiện qua bảng sau đây:
Bảng 3.5. Kết quả đo trước và sau thực nghiệm của nhóm ĐC
Kĩ năng Nhóm ĐC Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % KN giữ gìn đồ dùng, đồ chơi Trước TN 5 16,7 8 26,6 14 46,7 3 10,0 Sau TN 5 16,7 9 30,0 13 43,3 3 10,0 KN vệ sinh môi trường Trước TN 3 10,0 10 33,3 15 50,0 2 6,7 Sau TN 4 13,3 13 43,3 11 36,7 2 6,7 KN SD đồ dùng, đồ chơi Trước TN 3 10,0 10 33,3 12 40,0 5 16,7 Sau TN 4 13,3 10 33,3 12 40,0 4 13,3 KN sử dụng tiết kiệm nước Trước TN 3 10,0 8 26,6 15 50,0 4 13,3 Sau TN 3 10,0 9 30,0 16 53,3 2 6,7 KN chăm sóc cây cối Trước TN 2 6,7 11 36,6 13 43,4 4 13,3