Kết quả khảo sát trước thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 80 - 84)

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.1. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm

3.6.1.1. Mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ của trẻ ở 2 nhóm TN và ĐC (Tính %)

Bảng 3.1. Mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ của trẻ ở hai nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm (tính %) Đối tượng khảo sát Số trẻ Mức độ Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % Lớp TN 20 0 0 2 10 10 50 8 40 Lớp ĐC 20 0 0 3 15 8 40 9 45

Biểu đồ 3.1. Mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ của trẻ lớp ĐC và TN (tính %)

Kết quả từ bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy: Trước TN, hai nhóm TN và ĐC có sự tương đồng về mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ của trẻ. Cụ thể:

Đa số trẻ ở 2 lớp ĐC và TN ở mức Trung bình (TB) và Yếu. Trong đó mức Yếu chiếm số lượng trẻ tương đối cao ở cả hai nhóm: Nhóm ĐC 45% và nhóm TN 40%. Mức TB chiếm tỉ lệ nhiều hơn: nhóm ĐC có 40% và TN có 50%. Loại khá chiếm tỉ lệ ít hơn: nhóm ĐC có 15% và TN có 10%. Ở cả hai lớp đều không có trẻ đạt mức tốt.

Trước thực nghiệm nhiều trẻ vẫn chưa nhận ra những nguy cơ gây nguy hiểm rõ nét, kỹ năng lựa chọn cách giải quyết khi gặp tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm còn yếu, trẻ còn lúng túng khi giải quyết tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm, hầu như trẻ không để ý đến sự mất an toàn của bản thân.

Số trẻ đạt loại Khá: là những trẻ nhận ra được dấu hiệu khác thường trong môi trường, nên trẻ chủ động tìm cách tránh, tuy nhiên trẻ còn lúng túng và cần sự gợi ý của giáo viên. Khi nhận ra dấu hiệu có nguy cơ gây nguy hiểm thì trẻ dừng lại lưỡng lự chưa giải quyết tình huống ngay và khi được giáo viên gợi ý thì trẻ chủ động lựa chọn phương án giải quyết phù hợp và giải quyết tình huống một cách hiệu quả. Ví dụ: Khi trẻ gặp tình huống có vũng bẩn, trẻ không vội vàng bước qua mà trẻ dừng lại, trẻ tỏ ra lúng túng và do dự, rồi trẻ nhìn về phía cô hoặc chờ bạn đi trước. Khi cô gợi ý thì trẻ chủ động tìm cách đi đường vòng hoặc từ từ bước qua, tránh dẫm vào vũng bẩn trơn trượt.

Số trẻ đạt mức Trung bình: là những trẻ khó nhận ra những dấu hiệu có nguy

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Tốt Khá TB Yếu 0 15 40 45 0 10 50 40 nhóm T.ĐC Nhóm T.TN

cơ gây nguy hiểm, trẻ chỉ lựa chọn cách ứng xử phù hợp và tự giải quyết được tình huống nguy hiểm khi được giúp đỡ nhưng kết quả không ổn định, trẻ thực hiện còn chậm, có bài tập trẻ nhận ra dấu hiệu nguy hiểm rất nhanh nhưng trẻ vẫn dẫm vào vũng bẩn, hay khi được cô nhắc nhở trẻ có đi lối khác tránh dẫm vào vũng bẩn nhưng trẻ vẫn còn lúng túng khi thực hiện.

Trẻ ở mức độ Yếu: trẻ không nhận ra những dấu hiệu có thể gây nguy hiểm. Hầu hết những trẻ ở mức yếu thường dẫm vào vũng bẩn hay bị vấp vào dây trong tình huống của bài tập khảo sát.

Từ kết quả trên chúng tôi thấy số trẻ đạt ở mức độ TB và Yếu còn rất nhiều chiếm 85 – 90%.

Tuy nhiên, để thấy rõ hơn các mức độ về nhận ra của trẻ hai nhóm ĐC và TN, chúng tôi lập các bảng kết quả tính theo tiêu chí như sau:

3.6.1.2. Mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ của trẻ ở 2 nhóm TN và ĐC (theo tiêu chí)

Bảng 3.2. Mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ của nhóm ĐC và TN trước TN (theo tiêu chí)

Đối tượng Số trẻ Tiêu chí Tổng điểm

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3

Nhóm TN 20 1.14 2.0 2.03 5.17

Nhóm ĐC 20 1.26 1.99 2.00 5.25

Biểu đồ 3.2. Mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ của nhóm ĐC và TN trước TN (theo tiêu chí) 0 0.5 1 1.5 2 2.5

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 1.26 1.99 2 1.14 2 2.03 Nhóm T. ĐC Nhóm T.TN

Kết quả thể hiện ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 ta thấy mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ của trẻ ở 2 nhóm là tương đồng. Điểm trung bình chung của cả hai nhóm đều đạt mức độ trung bình (nhóm TN: 5,17 điểm và nhóm ĐC là 5,25 điểm)

Tuy nhiên, điểm trung bình chung phân bố không đồng đều ở cả 2 nhóm TN và ĐC.

Tiêu chí 1: nhận ra những dấu hiệu trong môi trường có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh cao hơn so với 2 tiêu chí còn lại. Điểm TBC ở tiêu chí 1 là 1,26/ 2 điểm (TN) và 1,14/ 2 điểm (ĐC).Trong khi đó, Tiêu chí 2 và 3 chỉ đạt ½ số điểm so với điểm tối đa, ở tiêu chí 2 trẻ đạt 1,99/ 4 điểm (ĐC) và 2,0/ 4 điểm (TN). Tiêu chí 3, giải quyết tình huống có hiệu quả trẻ đạt 2,0/ 4 điểm (ĐC) và 2,03/ 4 điểm (TN). Điểm trung bình của nhóm ĐC cao hơn nhóm TN là 0,08 (nhóm ĐC là 5,25; nhóm TN là 5,17), mức chênh lệch này là không đáng kể.

Qua quan sát, chúng tôi thấy kỹ năng tự bảo vệ của trẻ ở cả 2 nhóm được biểu hiện qua các tiêu chí như sau:

Ở tiêu chí 1 (Nhận ra dấu hiệu trong môi trường có nguy cơ gây nguy hiểm): Trẻ nhận ra dấu hiệu nguy cơ gây nguy hiểm do thấy có sự bất thường như: trẻ phát hiện ra vũng nước bẩn trên sàn, dây chắn ngang lối đi, vũng nước ở bập bênh. Chủ yếu là những trẻ hay quan sát xung quanh.

Ở tiêu chí 2 (Lựa chọn cách ứng xử phù hợp với tình huống): Trẻ nhận ra tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm nhưng trẻ còn lúng túng trong việc lựa chọn cách ứng xử phù hợp với tình huống như trẻ dừng lại và nhìn cô chờ đợi và khi cô gợi ý trẻ mới lựa chọn cách giải quyết phù hợp.

Ở tiêu chí 3 (Giải quyết tình huống có hiệu quả): Trẻ chưa giải quyết tình huống một cách độc lập, một số trẻ nhìn bạn để bắt chước, một số trẻ chờ sự giúp đỡ của cô, nhưng cũng có một số nhận ra tình huống nguy hiểm, giáo viên gợi ý cho trẻ nhưng khi thực hiện lại không hiệu quả. Ví dụ: Trẻ nhận ra có vũng nước bẩn trên đường đi, trẻ dừng lại chần chừ, rồi trẻ lại dẫm vào, như cháu Nhi ở lớp ĐC nhận ra có dây chắn ngang lối đi, thì dừng lại hỏi: “Cô ơi, có dây ở đây”, lúc đó giáo viên chưa kịp trả lời thì trẻ đã dẫm vào dây. Hầu như tất cả các trẻ đều bước qua hoặc bị vấp vào dây mà không ai cầm dây lên, bỏ gọn vào một chỗ… Hoặc khi nhìn thấy nước ở bập bênh, nhưng trẻ vẫn ngồi vào chơi để bị ướt quần và nước bẩn bắn tung tóe sang các bạn. Chúng tôi nhận thấy tiêu chí 2 và 3 trẻ thực hiện yếu hơn so với tiêu

chí 1.

Như vậy, kết quả khảo sát trước TN cho thấy, mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ của trẻ ở 2 lớp TN và ĐC chỉ ở mức độ trung bình. Số trẻ đạt mức độ Tốt không có, số trẻ đạt mức độ Yếu vẫn còn nhiều. Kỹ năng tự bảo vệ của trẻ thể hiện còn thấp và không đồng đều ở các tiêu chí. Nhìn chung trẻ đã để ý đến dấu hiệu khác thường nhưng chưa có kinh nghiệm giải quyết tình huống, còn dựa vào người lớn hoặc giải quyết chưa có hiệu quả.

Kết quả này là căn cứ quan trọng để chúng tôi sử dụng và điều chỉnh các biện pháp tác động để phù hợp với thực trạng nhằm đem lại hiệu quả giáo dục.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)