Trò chơi khảo sát trên trẻ

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 107 - 111)

TRÒ CHƠI HỌC TẬP KHẢO SÁT TRÊN TRẺ Trò chơi 1: “CHÚNG TÔI LÀ CHIẾN SĨ”

- Mục đích: Rèn luyện kỹ năng chuẩn bị trang phục cho HĐNT, phát triển sự phối hợp các giác quan và hệ vận động.

- Chuẩn bị: Giáo viên thông báo với phụ huynh chuẩn bị một số trang phục khác nhau để trẻ có sự lựa chọn khi ra ngoài trời

- Cách chơi: Giáo viên hát “Nào cùng nhau ta hát nào” – Trẻ hát trả lời “Chúng tôi là chiến sĩ”, đồng thời trẻ thực hiện động tác mặc quần áo vào hay cởi bớt ra, giáo viên hát lần 2 – trẻ hát trả lời và chỉnh lại trang phục (kiểm tra và điều chỉnh lại cúc áo, khóa, dây, trang sức…)

Giáo viên hát “Nào mình cùng đi dép vào”- Trẻ hát trả lời “Buộc dây, buộc dây” hoặc “cài quai, cài quai” và thực hiện việc đi giày, xăng đăn vào, điều chính cho chắc chắn.

- Kết thúc: Giáo viên và trẻ cùng kiểm tra xem bạn nào chưa kịp làm xong những công việc cô yêu cầu như: mặc trang phục chưa phù hợp, dây giầy, xăng đan chưa buộc, cài chắc chắn, quần áo còn luộm thuộm, còn đeo đồ trang sức rườm ra thì phải tự điều chỉnh lại và nói lí do vì sao không nên như thế. Những bạn làm đúng được cô tuyên dương và thưởng tràng pháo tay.

Trò chơi 2: “CHÚ THỎ TINH KHÔN”

Mục đích: Rèn luyện kỹ năng quan sát chú ý đến những tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm trong quá trình trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời.

Chuẩn bị: tranh ảnh về một số tình huống nguy hiểm: đường trơn trượt, có mảnh thủy tinh vỡ, có vật chắn ngang lối đi… và tranh minh họa một số hành động an toàn, chuẩn bị một số mũ thỏ để trẻ đội giả làm những chú thỏ, chuẩn bị mũi tên chỉ đường đi cho trẻ (phải đi qua lối có chướng ngại vật).

Cách chơi: Chia thành 3 đội chơi, Trẻ giả làm chú thỏ đi kiếm ăn, trẻ phải đi theo mũi tên chỉ đường (để tránh thú dữ ăn thịt), dọc đường đi trẻ nhìn thấy có tranh minh họa những tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ thì cầm lấy.

Kết thúc: Giáo viên đánh giá đội nào thu thập được nhiều tình huống nguy hiểm nhất thì đội đó được tuyên dương, động viên các đội còn lại cố gắng lần sau.

(Lưu ý: Trò chơi này có thể sử dụng khi trẻ chơi tự do hoặc có thể sử dụng ngay trong quá trình dạo chơi, quan sát; khi trẻ đã có kỹ năng quan sát và nhận biết những tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm một cách thành thạo thì giáo viên có thể tạo ra những tình huống giả định để trẻ nhận biết hoặc xử lý thay tranh minh họa)

Trò chơi 3: TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA

- Mục đích: Rèn luyện phản ứng nhanh và phát triển vận động. (kỹ năng này thành thạo sẽ giúp trẻ giúp trẻ có phản ứng nhanh, kịp thời trong một số tình huống nguy hiểm: trời mưa - trẻ sẽ nhanh chóng chạy về nhà hoặc tìm nơi ẩn nấp, đi nhanh ở những nơi vắng vẻ…)

- Chuẩn bị: Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, mũ thỏ.

- Cách chơi: Cho 2 trẻ cầm tay nhau đứng làm nhà. Các trẻ còn lại làm thỏ. Các chú thỏ đi tắm nắng, thỏ vừa nhảy vừa hát “Trời nắng, trời nắng, thỏ đi tắm nắng…”. Khi có tính hiệu “Trời mưa”, các chú thỏ phải nhanh chóng chạy về nhà, chú thỏ nào không tìm được nhà phải nhảy lò cò.

- Yêu cầu: Giáo viên chịu trách nhiệm ra tín hiệu “Trời mưa”và điều chỉnh vị trí cho trẻ. Kết thúc mỗi lần chơi, giáo viên phải yêu cầu trẻ đổi vị trí cho nhau. Cho trẻ chơi liên tục trong khoảng 10 – 15 phút không hạn chế số lần chơi của trẻ.

PHỤ LỤC 3

HỆ THỐNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 4-5 TUỔI

Trò chơi có thể sử dụng trong suốt quá trình trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời: từ khi chuẩn bị cho HĐNT đến khi kết thúc trẻ trở về lớp hoặc chỉ sử dụng trong phần trò chơi vận động và chơi tự do của quá trình HĐNT.

Trò chơi 1: “CHÚNG TÔI LÀ CHIẾN SĨ”

- Mục đích: Rèn luyện kỹ năng chuẩn bị trang phục cho HĐNT, phát triển sự phối hợp các giác quan và hệ vận động.

- Chuẩn bị: Giáo viên thông báo với phụ huynh chuẩn bị một số trang phục khác nhau để trẻ có sự lựa chọn khi ra ngoài trời

- Cách chơi: Giáo viên hát “Nào cùng nhau ta hát nào” – Trẻ hát trả lời “Chúng tôi là chiến sĩ”, đồng thời trẻ thực hiện động tác mặc quần áo vào hay cởi bớt ra, giáo viên hát lần 2 – trẻ hát trả lời và chỉnh lại trang phục (kiểm tra và điều chỉnh lại cúc áo, khóa, dây, trang sức…)

Giáo viên hát “Nào mình cùng đi dép vào”- Trẻ hát trả lời “Buộc dây, buộc dây” hoặc “cài quai, cài quai” và thực hiện việc đi giày, xăng đăn vào, điều chính cho chắc chắn.

- Kết thúc: Giáo viên và trẻ cùng kiểm tra xem bạn nào chưa kịp làm xong những công việc cô yêu cầu như: mặc trang phục chưa phù hợp, dây giầy, xăng đan chưa buộc, cài chắc chắn, quần áo còn luộm thuộm, còn đeo đồ trang sức rườm ra thì phải tự điều chỉnh lại và nói lí do vì sao không nên như thế. Những bạn làm đúng được cô tuyên dương và thưởng tràng pháo tay.

Trò chơi 2: “ĐÀN KIẾN NHỎ”

Mục đích: Rèn luyện kỹ năng đi theo hàng lối, không chen lấn xô đẩy.

Chuẩn bị: lựa chọn đường đi để trẻ đi qua (có thể lựa chọn đường đi lên xuống cầu thang, đi dạo quanh sân trường, đi trên hành lang…)

Cách chơi: Trẻ phải xếp hàng và đi theo hàng lối, không được tách khỏi hàng

Trò chơi 3: “CHÚ THỎ TINH KHÔN”

cơ gây nguy hiểm trong quá trình trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời.

Chuẩn bị: tranh ảnh về một số tình huống nguy hiểm: đường trơn trượt, có mảnh thủy tinh vỡ, có vật chắn ngang lối đi… và tranh minh họa một số hành động an toàn, chuẩn bị một số mũ thỏ để trẻ đội giả làm những chú thỏ, chuẩn bị mũi tên chỉ đường đi cho trẻ (phải đi qua lối có chướng ngại vật).

Cách chơi: Chia thành 3 đội chơi, Trẻ giả làm chú thỏ đi kiếm ăn, trẻ phải đi theo mũi tên chỉ đường (để tránh thú dữ ăn thịt), dọc đường đi trẻ nhìn thấy có tranh minh họa những tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ thì cầm lấy.

Kết thúc: Giáo viên đánh giá đội nào thu thập được nhiều tình huống nguy hiểm nhất thì đội đó được tuyên dương, động viên các đội còn lại cố gắng lần sau.

(Lưu ý: Trò chơi này có thể sử dụng khi trẻ chơi tự do hoặc có thể sử dụng ngay trong quá trình dạo chơi, quan sát; khi trẻ đã có kỹ năng quan sát và nhận biết những tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm một cách thành thạo thì giáo viên có thể tạo ra những tình huống giả định để trẻ nhận biết hoặc xử lý thay tranh minh họa)

Trò chơi 4: “NÀO MÌNH CÙNG ĐI CHƠI NHÉ”

Mục đích: Rèn luyện kỹ năng đi lên, xuống cầu thang an toàn, phát triển sự phối hợp các giác quan và các cơ quan vận động.

Chuẩn bị: địa điểm cầu thang

Cách chơi: Lớp chia làm 2 nhóm, Giáo viên và trẻ hát “Nào mình cùng lên xe BUS – Nào mình cùng đi chơi nhé”, một nhóm đi lên cầu thang và một nhóm đi xuống cầu thang trẻ xếp hàng bước từng bậc thang, đi về phía tay phải, bám vào tay vịn hoặc tường, tránh chỗ đường hẹp.

- Kết thúc: Giáo viên và trẻ cùng kiểm tra xem bạn nào chưa thực hiện đúng nguyên tắc an toàn khi lên, xuống cầu thang như còn nô đùa, chạy nhảy,chen lấn xô đẩy… có những hành vi nguy hiểm thì phải tự điều chỉnh bằng cách cô cho trẻ đi lại và nói lí do vì sao không nên như thế. Những bạn làm đúng được cô tuyên dương và thưởng tràng pháo tay.

Trò chơi 5: TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA

- Mục đích: Rèn luyện phản ứng nhanh và phát triển vận động. (kỹ năng này thành thạo sẽ giúp trẻ giúp trẻ có phản ứng nhanh, kịp thời trong một số tình huống nguy hiểm: trời mưa - trẻ sẽ nhanh chóng chạy về nhà hoặc tìm nơi ẩn nấp, đi nhanh ở những nơi vắng vẻ…)

- Chuẩn bị: Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, mũ thỏ.

- Cách chơi: Cho 2 trẻ cầm tay nhau đứng làm nhà. Các trẻ còn lại làm thỏ. Các chú thỏ đi tắm nắng, thỏ vừa nhảy vừa hát “Trời nắng, trời nắng, thỏ đi tắm nắng…”. Khi có tính hiệu “Trời mưa”, các chú thỏ phải nhanh chóng chạy về nhà, chú thỏ nào không tìm được nhà phải nhảy lò cò.

- Yêu cầu: Giáo viên chịu trách nhiệm ra tín hiệu “Trời mưa”và điều chỉnh vị trí cho trẻ. Kết thúc mỗi lần chơi, giáo viên phải yêu cầu trẻ đổi vị trí cho nhau. Cho trẻ chơi liên tục trong khoảng 10 – 15 phút không hạn chế số lần chơi của trẻ.

Trò chơi 6: DÁN BIỂU TƯỢNG XẤU – ĐẸP

- Mục đích: Luyện tập kỹ năng nhận ra tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ, giúp tích lũy kinh nghiệm về các nguy cơ nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. (Có thể sử dụng ở phần chơi tự do trong quá trình HĐNT)

- Chuẩn bị: Các bức tranh bao gồm hành động sai và kết quả xảy ra tai nạn, thương tích, hành động đúng và kết quả đảm bảo được an toàn, chuẩn bị các khuôn mặt xấu và cười để trẻ dán

- Cách chơi: Giáo viên chia nhóm chơi và tổ chức thi đua giữa các nhóm. Sau hiệu lệnh của cô, các nhóm dán hình vào hành động sai và nêu nguyên nhân, hậu quả của hành động đó, dán biểu tượng vào hành động phù hợp nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)