Dùng vữa mịn để miết lên khe cảm biến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ cân động có ứng dụng vi điều khiể (Trang 34 - 36)

13) Dùng dao trát để miết vữa mịn dọc theo chiều dài khe cảm biến. Có thể trát cao hơn mặt đường 1 chút vì vữa có thể co lại trong quá trình sử dụng.

* Sai số và cách khắc phục

Từ kết quả thực nghiệm ta thấy rằng, tín hiệu từ các cảm biến có các gợn sóng và chính các gợn sóng này sẽ làm sai lệch kết quảđo. Ta biết rằng các cảm biến áp

điện sinh ra điện tích khi có lực tác động, ở đây ngoài chiếc xe gây ra sự thay đổi

điện tích trên cảm biến ta cần kể đến nhiễu là sự rung động. Hiệu ứng gợn sóng chính là kết quả của các rung động tác động lên cảm biến trong quá trình đo đạc. Qua khảo sát người ta đã quan sát trực quan được ảnh hưởng của sóng xung kích khi chiếc xe di chuyển từ đầu đến cuối dải cảm biến khi chiếc xe lăn bánh từ đầu

đến cuối trên bàn cân. Cụ thể hơn, ta có thể thấy rằng có nhiều gợn sóng hay sóng

xung kích trước khi bánh xe tác động trực tiếp lên dải cảm biến. Để hạn chế các sai số của phép đo, ta cần triệt tiêu hoặc làm giảm tác động của các sóng xung kích lên dải cảm biến. Bằng cách, đặt hai dải cảm biến cách xa nhau. Ngoài ra, do các dải cảm biến được chôn xuống mặt đường nên nhiệt độ của mặt đường sẽ được truyền thẳng vào các dải cảm biến. Và điều đó cũng gây ra sai số đáng kể cho phép đo.

Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã chứng minh được sai số này tồn tại bằng cách nung nóng dải cảm biến đến 90oC. Kết quảlà đã có 200mV được tạo ra từ bộ cảm biến khi chưa hề có tác động của phương tiện. Tuy nhiên, sai số này có thể khắc phục được bằng cách thiết kế bộ khuếch đại để bù lại sai số do nhiệt độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ cân động có ứng dụng vi điều khiể (Trang 34 - 36)