Hình ảnh của mạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ cân động có ứng dụng vi điều khiể (Trang 47)

4.1. PHẦN CỨNG

4.1.1. Cảm biến

Để giả lập tín hiệu trên cảm biến thạch anh, ta sử dụng 2 biến trở 5K Ω, bằng

cách thay đổi giá trị biến trở ta có thể coi như là sự thay đổi điện áp trên cảm biến thạch anh khi có phương tiện tác động vào cảm biến. Sựthay đổi về mức điện áp sẽ được xửlí và tính toán để cho ra kết quả là khối lượng và vận tốc của phương tiện đó.

4.1.2. Bộ ADC

Sử dụng bộ ADC on chip của vi điều khiển ATmega 328, đây là bộ ADC có

độ phân giải 10 bit.

4.1.3. Khối hiển thị

Sử dụng một màn hình LCD 16x2 để cung cấp thông tin về phương tiện như

khối lượng và vận tốc.

4.2. PHẦN MỀM

Trong phần này sẽđề cập đến hai phần chính đó là: chương trình chính và giao diện phần mềm hiển thị trên máy tính giám sát.

4.2.1. Chương trình chính

Tham khảo ở phụ lục 1

4.2.2. Giao diện phần mềm giám sát

Giao diện này được lập trình để giúp người quản lí có thể nắm bắt được thông tin về các phương tiện qua trạm cân từ xa. Giúp nâng cao hiệu quả quá trình giám

Giao diện này gồm: + Mục thiết lập kết nối:

- Baue rate: tốc độ truyền tải dữ liệu tính theo đơn vị bit/giây, để tránh tình trạng xảy ra mất mát dữ liệu trong quá trình truyền ta sử dụng tốc độ 9600 bit/s

- Parity: bit kiểm tra chẵn lẻ, nó có mục đích đảm bảo dữ liệu truyền đi và

nhận được đồng nhất với nhau. Ở đây ta không sử dụng bit Parity nên chọn là NONE.

- Stop bit: là bit báo quá trình truyền tin kết thúc, trong phần mềm này ta đặt stop bit mặc định là 0

+ Mục Select COM: ta cần phải lựa chọn đúng cổng COM trên máy tính mà

đã kết nối với bộvi điều khiển thông qua cáp kết nối, nếu chọn sai cổng COM thì sẽ không có thông tin nào được truyền lên phần mềm giám sát

+ Mục thời gian: báo ngày, tháng, năm đểngười quản lí biết chính xác phương

tiện qua trạm cân vào lúc nào bất kểngày hay đêm.

+ Mục vận tốc: hiển thị vận tốc của phương tiện theo km/h

+ Mục khối lượng: hiển thị trọng tải của phương tiện qua trạm cân theo đơn

vị kg.

+ Mục làn xe: cho biết phương tiện di chuyển theo hướng nào ở làn xe số bao nhiêu trên trạm lắp đặt.

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

Cân động đang bắt đầu được ứng dụng ở Việt Nam và thể hiện nhiều ưu điểm

vượt trội. Việc tiến hành nghiên cứu vềcân động ứng dụng vi điều khiển bước đầu làm chủ công nghệ về thiết kế qua đó làm giảm giá thành khi ứng dụng trong điều kiện nước ta. Qua quá trình thực hiện nghiên cứu về đề tài này Học viên đã nghiên

cứu và đạt được các vấn đề, nội dung sau:

• Nắm được các phương pháp đo khối lượng cho vật chuyển động (ôtô)

• Thu nhận được kiến thức về trạm cân động ứng dụng cho cân ôtô

• Thiết kếđược trạm cân động dùng vi điều khiển ATMEGA328

• Mô phỏng các thiết kế

• Làm mạch chạy thử nghiệm các tính năng của cân động bằng giả lập các tín hiệu

• Lập trình được cho vi điều khiển, lập trình cho phần mềm giao diện thu thập số liệu trên máy tính

Bước đầu các mạch thử nghiệm mô phỏng đã hoạt động đúng theo yêu cầu đặt

ra. Hướng nghiên cứu tiếp theo là hoàn thiện nghiên cứu này, dần nội địa hóa các thành phần trong trạm cân động để tiến tới làm chủ về công nghệ mới này ở nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Taek M.Kwon: “Development of a Weigh-Pad-Based portable Weigh – In – Motion System”

2. Rob Bushman Andrew J. Pratt: “Weigh In Motion Technology - Economics and Performance”

3. Jodi L. Carson: “WEIGH-IN-MOTION System Calibration” 4. Arturo Gonzalez: “Development of a bridge Weigh-in-motion”

5. Rob Bushman Andrew J. Pratt: “ In Motion Weighing with vehicle Data Collecction System”

6. Chris Koniditsiotis: “ Weigh-In-Motion technology”

7. L.Zheng: “ Improving precision of Weigh-In_Motion system under middle traversing speed”

8. L.Zheng & H.Zhang: “ Vehicle Weigh-In-Motion technology”

9. Sungkon Kim, Junghee Lee, Min-Seok Park, Byung-Wan Jo: “Vehicle Signal Analysis Using Artificial Neural Networks for a Bridge Weigh-In-Motion System”

10. Tài liệu TDC Company:“High Speed Weigh In Motion” 11. Tài liệu hãng KISTLER: “Lineas Quart Sensor”

12. Tài liệu hãng KISTLER: “WIM data logger 5204 AC”

13. Tài liệu hãng Measurement specialties: “Roadtrax_BL Sensor” 14. Tài liệu hãng Essae: “Truck Weigh in motion System”

PHỤ LỤC

1. Chương trình chính

Chương trình chính được viết bằng ngôn ngữ C trên trình biên dịch Arduino. #include <LiquidCrystal.h>

LiquidCrystal lcd(12, 11, 5, 4, 3,2); // khoi tao LCD 16x2 de hien thi thong tin static int l=15; // khoang cach giua 2 dai cam bien

unsigned long time1, time2;

int input1=A0; // chan doc gia tri cam bien 1 int input2=A1; // chan doc gia tri cam bien 2 int c,d; float m1,m2,m; float t; int v; void setup() { Serial.begin(1200); pinMode(input1,INPUT); pinMode(input2,INPUT); lcd.begin(16, 2); } void loop() { c=analogRead(input1); if(c!=0) {time1 = millis(); m1=c/5*1000/0.001; while(d=analogRead(input2)!=0) t=(millis()-time1)/1000;

// hien thi khoi luong va van toc do duoc len giao dien may tinh giam sat Serial.print("K_luong:"); Serial.print(m); Serial.println("_kg"); Serial.print("Van_toc:"); Serial.print(v); Serial.println("km/h");

void dispalyLCD(); // chuong trinh con hien thi thong tin len LCD 16x2 }

else {

Serial.println("No signal"); // khong hien thi khi khong co phuong tien } } void dispalyLCD() { lcd.clear(); lcd.print("K_luong "); lcd.print(m); lcd.print("_kg"); lcd.setCursor(0,1); lcd.print("Van_toc:"); lcd.print(v); lcd.print("km/h"); }

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ cân động có ứng dụng vi điều khiể (Trang 47)