4.3. Kết quả khảo sát tình hình chăn nuôi tại một số hộ chăn nuôi trên địa bàn
4.3.1. Kết quả thực hiện các chính sách phát triển thị trường của doanh nghiệp
nghiệp Tài Thủy Phát
Hình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi ở Thái Nguyên đã và đang dần chuyển từ chăn nuôi hộ gia đình sang chăn nuôi trang trại, gia trại. Chăn nuôi nông hộ trong những năm qua cũng đã có những bước tiến đáng kể cả về năng suất và quy mô, đóng góp một phần đáng kể trong việc gia tăng sản phẩm chăn nuôi và tốc độ phát triển ngành. Các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi đã được áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi như các giống lợn siêu nạc, gia cầm siêu thịt, siêu trứng, thực hiện cải tạo đàn bò, lai tạo giống bò thịt, bò sữa, sử dụng thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi... Tuy nhiên còn có những hạn chế về vốn, trình độ kỹ thuật chăn nuôi ở một số hộ còn hạn chế. Đây là những trở ngại cho chăn nuôi phát triển, nhất là đối với các hộ nông dân chăn nuôi quy mô nhỏ.
Hiện nay một số hộ gia đình nhận thấy hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm gắn chặt với đảm bảo môi trường sinh thái nông nghiệp, nông thôn nên nhiều hộ gia đình đã xây dựng chuồng trại vừa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, phương thức chủ yếu bán công nghiệp, tuy nhiên quy mô còn nhỏ.
Nhờ hiểu rõ tình hình chăn nuôi của các nông hộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như vậy nên doanh nghiệp Tài Thủy Phát đã có các hình thức tiếp cận
và phát triển thị trường phù hợp. Trong quá trình thực tập em đã được cùng các cán bộ kỹ thuật thị trường của công ty thực hiện các công tác đó, kết quả được trình bày ở bảng 4.3 dưới đây.
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả công tác phát triển thị trường
Nội dung công việc Điều tra tình hình chăn nuôi tại các hộ Quảng bá, phân phối sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp Xây dựng niềm tin đối với các đại lý Đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng
trường, em đã được cùng với các cán bộ thị trường của doanh nghiệp trực tiếp đến các trang trại chăn nuôi, các hộ chăn nuôi để khảo sát và điều tra trực tiếp
tình hình chăn nuôi của các trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh khác. Việc này giúp em nắm bắt được tình hình chăn nuôi, hướng chăn nuôi của các hộ chăn nuôi. Đồng thời, trong quá trình tiếp cận trực tiếp với các hộ chăn nuôi cũng là cơ hội để em có thể quảng bá, giới thiệu các sản phẩm thuốc của doanh nghiệp đến tay các hộ chăn nuôi và lấy được niềm tin tưởng của các trang trại, các hộ chăn nuôi sau khi sử dụng các sản phẩm thuốc của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội để em học hỏi về các kiến thức trong nghề cũng như trong giao tiếp phát triển thị trường và phát triển thương hiệu
Cùng với đó em trực tiếp chẩn đoán, khám chữa bệnh cho đàn vật nuôi của các nông hộ dựa trên những kiến thức được học trong trường và tham khảo các bài báo trên internet như Cách nhận biết và phòng, trị viêm da nổi cục trên trâu bò , Cách phòng trị hiệu quả bệnh cầu trùng trên gà … Một số bệnh em được trực tiếp chẩn đoán trong thời gian thực tập được trình bày ở bảng 4.4. như sau:
Bảng 4.4. Công tác chẩn đoán bệnh cho đàn vật nuôi của các trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Đối tượng Gà Ri lai 25 ngày tuổi Gà lai hồ 40 ngày tuổi
Lợn
Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy: Trong thời gian thực tập, em được doanh nghiệp phân công đi cùng các cán bộ kỹ thuật và nhân viên của doanh nghiệp
đi thị trường. Qua những lần vào trại chăn nuôi gia cầm, heo để giới thiệu sản phẩm, tư vấn dùng thuốc, em cũng đã được trực tiếp chẩn đoán và mổ khám một số gà, lợn bị bệnh ở trại, dưới sự chỉ dẫn của cán bộ doanh nghiệp.
Trong đó, có 3 bệnh mà em được gặp là bệnh cầu trùng ruột non và cầu trùng manh tràng ở đàn gà Ri lai; bệnh kí sinh trùng đường máu ở gà lai hồ và bệnh viêm hồi tràng trên heo. Trên cơ sở quan sát các triệu chứng lâm sàng bên ngoài và mổ khám với 1 số gà chết, gà ốm gầy yếu chúng em đã chẩn đoán bệnh được một cách chính xác.
Từ kết quả chẩn đoán trên, chúng em đã giới thiệu và tư vấn phác đồ vừa điều trị, vừa phòng bệnh cho toàn đàn bằng thuốc của doanh nghiệp Tài Thủy Phát.
Kết quả phòng, trị một số bệnh ở gia cầm trong thời gian thực tập được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Kết quả phòng, trị bệnh cho đàn vật nuôi trong thời gian thực tập
Tên bệnh
- Ngày 1,2,3:
Cầu trùng + Sáng: VTM K+ paraC + diclasep
ruột non + Chiều: neo pig eco + dufacoc
và manh + Tối : Novitec.
tràng - Nghỉ
như trên
- Ngày 1,2,3 Kí sinh
+ Sáng: Para C + điện giải thảo dược trùng
+ Trưa: sulmotrim 880 máu
- Tiêm 3 ngày liên tục , 1 ngày 1 lần Một bên tai : Linspec + Tavibasin viêm hồi
Bên tai còn lại : Vitamin k - Kết hợp tràng
trộn 5 ngày liên tục, 1 ngày 1 lần trên lợn
Trộn thức ăn : Betalin + Tenamox + Neo pig eco
Xử lí môi trường nôi nhốt vật nuôi : diệt ruồi, muỗi, côn trùng bằng cách pha phun bề mặt bằng thuốc G tox -
Viêm da Tiêm 3 - 5 ngày liên tục, 1 ngày / 1
lần Một bên tai : G moxgen LA Một nổi cục
bên tai : Gatosal + Chypsin - Trộn thuốc 7 ngày liên tục , 1 ngà / 1 lần Trộn thức ăn : Angagil C + Beta glucan
Ghi chú: An toàn là vật nuôi không bị mắc bệnh sau phòng trị Quá trình tìm hiểu và chữa trị bệnh cho đàn vật nuôi của các hộ chăn
nuôi, các trang trại đã giúp em hiểu biết nhiều hơn về các bệnh, kỹ năng mổ khám, tích lũy cho bản thân được nhiều kiến thức thực tế về các loại thuốc cũng như cách sử dụng và tác dụng điều trị lên các loài gia súc, gia cầm.
Với các bệnh đã gặp trên gà, lợn và bò trong thời gian thực tập, em đã sử dụng phác đồ điều trị đối với từng bệnh. Kết quả điều trị khỏi trên 96,00% ở các bệnh.
Đối với chăn nuôi công nghiệp với số lượng nhiều, khi quan sát triệu chứng lâm sàng và kết hợp mổ khám bệnh tích, nếu chẩn đoán đúng bệnh thì sẽ có phác đồ điều trị cho tổng đàn chứ không điều trị cá thể.
kiểm tra từng cá thể để xác định tỷ lệ khỏi bệnh cho từng cá thể. Mà chỉ căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng ở đàn gà, lợn và bò sau khi dùng thuốc không
còn các triệu chứng lâm sàng của những bệnh kể trên nữa. Đồng thời đối với những gà, chết chúng em vẫn tiến hành mổ khám để xác định nguyên nhân chết do bệnh mà mình đang điều trị hay không hay là kế phát bệnh khác... Trên cơ sở theo dõi hiệu quả của thuốc sau điều trị, chúng em có thể sơ bộ đánh giá khả năng khỏi bệnh của đàn gà, khoảng trên 96%.
Qua quá trình chẩn đoán và sử dụng thuốc để điều trị bệnh cho vật nuôi, chúng em thấy rằng: để việc điều trị bệnh cho vật nuôi bằng kháng sinh có hiệu quả cần phải nắm vững bốn nguyên tắc cơ bản khi sử dụng kháng sinh sẽ giúp cho các bác sỹ thú y điều trị lâm sàng trong việc lựa chọn và phối hợp kháng sinh khi kê đơn. Đồng thời cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm thuốc.
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi đã xác định được căn nguyên là vi khuẩn hoặc trong trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn cao (phẫu thuật).
- Phải biết lựa chọn kháng sinh hợp lý, (đúng chủng loại).
-Phải nắm vững được nguyên tắc khi cần thiết phải sử dụng phối hợp kháng sinh (nắm chắc tác dụng cộng dồn, tác dụng hiệp đồng hoặc tác dụng đối kháng), không bao giờ được sử dụng phối hợp kháng sinh diệt khuẩn với một loại kháng sinh kìm khuẩn).
- Phải sử dụng kháng sinh đúng thời gian, đủ liệu trình.