CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn vốn ODA tại Hà Giang:
4.2.5. Giải quyết tốt vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng:
Tập trung chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, cần coi đây là trách nhiệm của các cấp, các ngành nhằm bảo đảm khởi công và hoàn thành chƣơng trình, dự án theo đúng tiến độ đã đƣợc thoả thuận với nhà tài trợ. Vì tỉnh Hà Giang, là một tỉnh miền núi, nguồn vốn ODA chủ yếu nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, tuy nhiên, điều này liên quan đến đất đai, nhà cửa của ngƣời dân. Đề thực hiện các dự án ODA thành công, công tác giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng hàng đầu.
Tỉnh Hà giang cần chủ động bố trí tái định cƣ cho những hộ giải tỏa phục vụ dự án, hạn chế ảnh hƣởng đến đời sống và sinh hoạt của ngƣời bị giải tỏa thu hồi đất, nhà nƣớc cũng mất một khoản kinh phí để hỗ trợ tiền thuê nhà. Một số trƣờng hợp bàn giao mặt bằng chờ đến gần một, hai năm sau mới nhận đất thực tế, có trƣờng hợp kéo dài hơn. Vì vậy, khi thực hiện một dự án, cần có kế hoạch triển khai sớm các khu tái định cƣ, xây dựng tốt hạ tầng các khu tái định cƣ để tạo điều kiện tái định cƣ kịp thời khi tiến hành giải tỏa. Bên cạnh đó, UBND cần công khaiđơn giá đền bù nhà cửa, vật kiến trúc khá và hàng năm UBND cần có điều chỉnh giá hoặc nghiên cứu hệ số trƣợt giá phù hợp với từng giai đoạn khác nhau.
Đối với công tác tiếp công dân và giải quyết đơn kiến nghị, UBND tỉnh và các chủ dự án cần tôn trọng lắng nghe dân trình bày nguyện vọng, kiến nghị từ đó tập trung giải quyết một cách tích cực, kịp thời những kiến nghị, bức xúc của nhân dân. Tổ chức tiếp công dân là nhiệm vụ thƣờng xuyên của đơn vị thực hiện giải phóng mặt bằng, hội đồng giải phóng mặt bằng. Tuỳ theo chức trách và quyền hạn đƣợc phân công, các đơn vị chịu trách nhiệm giải quyết các kiến nghị nếu nội dung vƣợt quá thẩm quyền thì kịp thời báo cáo xin ý kiến giải quyết của cấp trên.
UBND tỉnh cần đẩy mạnh công tác dân vận: kết hợp hiệu quả công tác dân vận của Đảng, công tác dân vận của các cơ quan nhà nƣớc và công tác vận động quần chúng của Mặt trận và các Hội đoàn thẻ nhân dân. Đồng thời phải thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giúp đỡ nhân dân vùng triển khai dự án ổn định đời sống sau tái định cƣ. Trong đó chú ý giúp đỡ các hộ đặc biệt nghèo, gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn…Đối với các các dự án phải giải toả một thôn, một xã ....cần chú ý đến đời sống tinh thần và tâm linh của nhân dân, dân tộc tại nơi tái định cƣ nhƣ bố trí đất để xây dựng các thiết chế văn hoá, cơ sở tôn giáo, nhà thờ tộc họ…
4.3. Các kiến nghị :
Đề nghị Chính phủ, các Bộ Ngành Trung ƣơng và các nhà tài trợ quan tâm giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình triển khai dự án cụ thể là hỗ trợ nguồn vốn đối ứng cho tỉnh; đẩy nhanh tiến trình xét duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ thiết kế kỹ thuât... để việc thực hiện dự án đạt hiệu quả cao và đúng kế hoạch đề ra.
Bên cạnh đó, tỉnh Hà Giang cũng mong muốn Chính phủ, các Bộ ngành Trung Ƣơng và các tổ chức Quốc tế tiếp tục quan tâm và hỗ trợ tỉnh trong việc vận động thu hút các chƣơng trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ƣu đãi tập trung vào công tác giảm nghèo nhanh và bền vững (theo Nghị quyết
30a của Chính phủ), phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, y tế và giáo dục, phát triển các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhƣ du lịch (Công viên địa chất toàn cầu Cao Nguyên Đá Đồng Văn, Di tích quốc gia Ruộng Bậc Thang Hoàng Su Phì..), kinh tế biên mậu (Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy) và các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phƣơng (chè, cây dƣợc liệu...).. Đặc biệt là ngân hàng Thế giới (WB) và ngân hàng Châu Á (ADB) xem xét tiếp tục cho tỉnh Hà Giang đƣợc tiếp cận với Nguồn vốn IDA của WB giai đoạn 2015-2017 và nguồn vốn ADF của ADB giai đoạn 2014-2016.
Đồng thời, UBND tỉnh Hà giang đề nghị các nhà tài trợ, các tổ chức Quốc tế có dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh, phê duyệt kế hoạch hàng năm sớm hơn để tạo điều kiện cho các dự án triển khai kịp thời, đảm bảo theo tiến độ thực hiện của dự án đã đƣợc phê duyệt.
KẾT LUẬN
1. Thực chất vốn ODA là một phần vốn thuộc ngân sách nhà nƣớc; trong đó, phần lớn là vốn vay của quốc tế với những ƣu đãi nhất định, nhƣng thƣờng kèm theo các điều kiện về kinh tế, chính trị do các nhà tài trợ đặt ra. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn vốn cho đầu tƣ còn hạn chế nhƣ ở tỉnh Hà Giang, thì nguồn vốn ODA có vai trò rất quan trong đối với phát triển cơ sở hạ tầng. Do đó, quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn này là yêu cầu tất yếu đối với mọi quốc gia, địa phƣơng tiếp nhận ODA. Việc quản lý hiệu quả nguồn vốn này càng đặt ra cấp thiết khi mà nƣớc ta đã trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình, nên đã diễn ra xu hƣớng vốn viện trợ và vay ƣu đãi với lãi suất thấp giảm dần, thay vào đó là các khoản vay với lãi suất kém ƣu đãi hơn. Hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA chịu ảnh hƣởng của các yếu tố khách quan và chủ quan; trong đó, năng lực của chủ dự án, của Ban QLDA, và phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là của ngƣời đứng đầu, có vai trò quyết định.
2. Nhận thức rõ bản chất, đặc điểm nguồn vốn ODA, UBND tỉnh Hà Giang đã có những cơ chế đặc thù và từ đó đạt đƣợc một số thành công trong việc thu hút và quản lý nguồn vốn. Nổi bật là, UBND đã thành lập đƣợc Ban vận động ODA của tỉnh và đa thu hút đƣợc một nguồn vốn đáng kể ODA vào phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng. Tuy nhiên, quá trình quản lý nguồn vốn này tại tỉnh Hà Giang những năm qua cũng còn một số hạn chế do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Những hạn chế đó có nhiều nguyên nhân, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ để khắc phục kịp thời.
3. Để hoàn thiện quản lý nguồn vốn ODA ở tỉnh Hà Gianh trong thời gian tới, UBND tỉnh cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp: từ công tác quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc, đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng đến thành lập Tổ chuẩn bị dự án. Tuy
nhiên, để các giải pháp này khả thi, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ KH&ĐT, các bộ khác và các nhà tài trợ trong việc triển khai công tác thu hut và quản lý nguồn vốn ODA.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bartholome, Leurs McCarty (2007), Đánh giá chung về hỗ trợ ngân
sách: Báo cáo về Việt Nam", OECD
2. Hà Thị Thiều Dao (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài
trong quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế trƣờng
ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG Tp.HCM.
3. Nghị định 134/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11 tháng 01 năm 2005 ban hành quy chế quản lý vay và trả nợ nƣớc ngoài.
4. Nghị định số 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 11 năm 2006 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
5. Nghị định số 38/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 thang 4 năm 2013 về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ.
6. Nguyễn Thanh Hà, "Quản lý ODA: Bài học từ kinh nghiệm các nước", Tạp chí Tàichính số 9 (527)/2008, Trang 54-57.
7. Nguyễn Quang Thái, Trần Thị Hồng Thủy, Vốn ODA trong điều kiện mới, Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 1 (2014) 19-25
8. Nguyễn Thị Huyền (2008), “Khai thác nguồn vốn ODA trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ Kinh tế.
9. Phạm Thị Tuý (2008), “Thu hút và sử dụng ODA vào phát triển hạ tầng
10. Phan Trung Chính, "Đặc điểm nguồn vốn ODA và thực trạng quản lý
nguồn vốn nàyở nước ta", Tạp chí Ngân hàng số 7 tháng 4/2008, Trang 18-25.
11. Quyết định 02/2000/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 06 tháng 01 năm 2000 ban hành Quy chế cho vay lại nguồn vốn vay nƣớc ngoài của Chính phủ.
12. Quyết định 272/2006/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 28 tháng 11 năm 2006 ban hành Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nƣớc ngoài.
13. Quyết định số 181/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 26 Tháng 11 năm 2007 Ban hành quy chế cho vay lại nguồn vốn vay nƣớc ngoài của Chính phủ.
14. Sở KH&ĐT Hà Giang (2014), Báo cáo tình hình vận động, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài 5 năm (từ 2010- đến 2014).
15. Tạp chí Kinh tế và Phát triển (2007), “Nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA tại Việt Nam”, số 123.
16. Thông tƣ số 04/2007/TT-BKH ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ.
17. Thông tƣ số 82/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính hƣớng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nƣớc đối với viện trợ không hoàn lại của nƣớc ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nƣớc.
18. Thông tƣ số 04/2007/TT-BKH ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ.
19. UBND tỉnh Hà Giang (2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo Tình hình thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA năm 2011, 2012, 2013 và 2014
20. UNDP (2004), Tổng quan viện trợ phát triển chính thức tại Việt Nam
21. Vũ Thị Kim Oanh (2002), “Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có
hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam”, Luận án
Tiến sỹ kinh tế Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng.
Tiếng Anh
22. IDA (2007), Aid architecture: an overview of the main trends in
official development assistance flows .
23. OECD (2008), Is it ODA?, OECD’s factsheet.
24. The World Bank (2012), Market economy for a middle-income
Vietnam, Vietnam Development Report 2012
25. William Hynes, Simon Scott, The Evolution of Official Development
Assistance:Achievements, Criticisms and a Way Forward, OECD WP 12/2013
Trang Website
26. http://vi.wikipedia.org/