1.1 .Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.2 .Khái quát về hoạt động trải nghiệm
2.3. Một số hình thức tổchức ho ạt động trải nghiệm trong dạy học Âm
2.3.1. Tổchức hoạt động trải nghiệm bằng hình thức đóng vai
Hình thức đóng vai là hình thức dạy học trong đó giáo viên tổ chức cho học
sinh giải quyết một tình huống của nội dung học tập gắn liền với cuộc sống thực tế bằng cách diễn xuất ngẫu hứng không cần luyện tập kịch bản trước. Hình thức đóng
vai nhằm giúp học sinh thể hiện tình huống giao tiếp bằng cách đóng vai nhân vật
giao tiếp, trau dồi trí tưởng tượng, rèn kĩ năng nói trong hội thoại, biết thể hiện ngữ điệu, cử chỉ, hành động khi vào vai nhân vật. Phương pháp này thường dùng khi
dạy các bài nói kiểu tình huống giao tiếp, hoặc trò chuyện, hỏi - đáp về một đề tài.
Lưu ý khi sử dụng hình thức đóng :
– Khi tổ chức đóng vai, cần kết hợp với phương pháp kể chuyện, thảo luận
… để tạo điều kiện cho nhiều học sinh được tham gia. Giáo viên cần lưu ý học sinh chú ý theo dõi, có thái độ đúng đắn và vỗ tay tán thưởng sau khi bạn thể hiện vai diễn.
– Ngoài ra, giáo viên cần biến đổi tình huống giao tiếp đã cho để tạo ra các
bài tập tình huống giao tiếp mới phù hợp với từng đối tượng học sinh và
giúp học sinh tiến hành bài tập từ đó rèn luyện kĩ năng nói cho các em
một cách có hiệu quả.
Ví dụ: Trong bài 65 iên –iêt (SGK Tiếng Việt 1 tr 118 -119 bộ Cánh Diều)
giáo viên có thể đưa ra một tình huống là trong giờ học 2 bạn nhỏ có xảy ra mẫu
thuẫn và cho học sinh thảo luận và đóng vai 2 bạn nhỏ trong câu chuyện. Diễntảlại
sự việc đã xảy ra giữa 2 bạn. Giáo viên khuyến khích học sinh có thể sử dụng lời
nói của bản thân để tình huống trở nên hay và sinh động hơn không phụ phuộc hoàn
toàn vào SGK. Sau khi cho học sinh diễn lại tình huống có trong SGK, giáo viên có
thể yêu cầu HS hãy tự nghĩ ra tình huống mới, hỏi xem HS sẽ sử dụng những lời nói như thế nào trong tình huống đấy.
45