Thực trạng tích hợp giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Khóa luận Bệnh răng miệng và tích hợp giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học (Trang 50 - 57)

10. Cấu trúc của đề tài

2.4. Thực trạng tích hợp giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học

Nhằm tìm hiểu thực trạng tích hợp giáo dục sức khỏe bệnh răng miệng của giáo viên tại trường tiểu học Nghĩa Tân từ đó làm cơ sở thực tiễn trong việc đưa ra đề xuất một số biện pháp tích hợp giáo dục vệ sinh răng miệng cho học sinh tiểu học.

2.4.2. Nội dung điều tra

Để đánh giá được thực trạng tích hợp giáo dục sức khỏe bệnh răng miệng của giáo viên tại trường tiểu học Nghĩa Tân, chúng tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên thông qua phiếu khảo sát. Nội dung khảo sát xoay quanh các vấn đề sau:

- Tích hợp giáo dục sức khỏe răng miệng của giáo viên bao gồm sự quan tâm của giáo viên đối với việc tích hợp giáo dục sức khỏe trong chương trình học và tuyên truyền giáo dục sức khỏe răng miệng đến phụ huynh học sinh.

- Nội dung chăm sóc răng miệng và những phân môn được giáo viên lựa chọn để tích hợp giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học.

- Đánh giá của giáo viên về hoạt động tích hợp giáo dục sức khỏe răng miệng của nhà trường.

- Những khó khăn giáo viên gặp phải khi tiến hành tích hợp giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học.

2.4.3. Đối tượng, thời gian điều tra

2.4.3.1. Đối tượng điều tra:

- Tiến hành điều tra thực trạng tích hợp giáo dục sức khỏe răng miệng tại trường tiểu học Nghĩa Tân thông qua 9 giáo viên chủ nhiệm của khối 3.

2.4.3.2. Thời gian điều tra:

- Từ ngày 29 tháng 10 năm 2020 đến ngày 19 tháng 12 năm 2020.

Chúng tôi đã thu thập số liệu từ phiếu khảo sát giáo viên trường tiểu học Nghĩa Tân. Sau đó, thực hiện xử lí kết quả thu được trên phần mềm excel để xây dựng các biểu đồ. Từ đó rút ra nhận xét và kết luận về thực trạng của vấn đề khảo sát.

2.4.5. Kết quảđiều tra và bình luận

Hình 2.12. Tầm quan trọng của tích hợp giáo dục sức khỏe răng miệng trong chương trình học

Dựa vào kết quả điều tra, cho thấy chăm sóc sức khỏe răng miệng đều được hầu hết thầy/cô lựa chọn rất cần thiết đưa vào chương trình giáo dục tại trường, chiếm 80%. Mức độ cần tích hợp giáo dục sức khỏe răng miệng được lựa chọn chiếm 20%.

Bên cạnh đó, 100% các thầy/cô đều lựa chọn mức độ rất cần thiết đối với việc tuyên truyền về phòng chống bệnh răng miệng cho phụ huynh học sinh.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Không cần Cần Rất cần thiết %

Hình 2.13. Nội dung chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh

Dựa vào kết quả khảo sát, nội dung chiếm tỉ lệ cao nhất là khám kiểm tra răng miệng định kì, là 100%. Nội dung tuyên truyền về vệ sinh răng miệng và nội dung hướng dẫn đánh răng, chọn bàn chải, thuốc đánh răng chiếm 88,89%. Bên cạnh đó, nội dung tích hợp giáo dục sức khỏe răng miệng và cung cấp cho trẻ chế độ ăn hợp lí chiếm 55,56%. Nội dung khuyên trẻ bỏ thói quen xấu chiếm tỉ lệ thấp nhất là 22,23%. 88.89 88.89 22.23 55.56 100 55.56 0 20 40 60 80 100 120 Tuyên truyền về vệ sinh răng miệng Hướng dẫn đánh răng, chọn bàn chải, thuốc đánh răng Khuyên trẻ bỏ thói quen xấu như mút tay, ngậm cơm, cắn vật cứng Cung cấp cho trẻ hiểu biết về chế độ ăn hợp lý Khám kiểm tra răng miệng định kỳ Tích hợp giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh %

Hình 2.14. Đánh giá về hoạt động giáo dục chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh của nhà trường

Dựa vào số liệu khảo sát, giáo viên lựa chọn mức độ trung bình chiếm phần trăm nhất là 44,43%. Một số giáo viên đánh giá về hoạt động giáo dục ở mức tốt chiếm 22,23%. Tuy nhiên, 22,23% giáo viên còn lại đánh giá các chương trình giáo dục chăm sóc sức khỏe răng miệng còn hạn chế.

Hình 2.15. Tần suất tích hợp giáo dục sức khỏe răng miệng của giáo viên

Dựa vào bảng, ta thấy tần suất tích hợp rất ít chiếm 55,56%. Mức độ thỉnh thoảng chiếm 33,3%. Hầu hết giáo viên rất ít khi tích hợp kiến thức về sức khỏe răng miệng vào bài học cho học sinh. Chương trình học ở khối lớp 3 không có tiết dạy riêng về sức khỏe răng miệng. Bởi vậy việc đưa những kiến thức này

0 22.23 44.43 22.23 0 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Rất tốt Tốt Trung bình Còn hạn chế Không thực hiện % 0 10 20 30 40 50 60 Thỉnh thoảng Rất ít %

vào bài học đòi hỏi giáo viên cần dành thời gian để nghiên cứu chương trình, tìm những bài học có kiến thức liên quan sau đó thiết kế bài học và xây dựng chương trình riêng. Thời lượng mỗi tiết học cũng có hạn. Bởi vậy, đa số giáo viên gặp khó khăn trong việc tích hợp kiến thức răng miệng vào giảng dạy cho học sinh.

Theo kết quả khảo sát cho thấy đa phần các thầy cô chủ yếu giảng dạy kiến thức khỏe răng miệng cho học sinh thông qua phân môn tự nhiên xã hội.

Tuy nhiên, giáo viên gặp phải những khó khăn khi tiến hành tích hợp giảng dạy sức khỏe răng miệng như sau:

Hình 2.16. Khó khăn khi thực hiện tích hợp giáo dục sức khỏe răng miệng của giáo viên

Kết quả thống kê đã cho thấy, 20% giáo viên cho rằng thiếu cơ sở vật chất để thực hiện việc tổ chức dạy học tích hợp cho học sinh. Gần 45% giáo viên chưa nhận được sự phối hợp từ phụ huynh học sinh trong việc giáo dục sức khỏe răng miệng. Nhiều giáo viên cho biết mặc dù đã dạy học sinh về bệnh sâu răng và hướng dẫn học sinh cách đánh răng tại lớp trong tiết sinh hoạt đầu năm học tuy nhiên khi về

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Thiếu cơ sở vật

chất Thiếu tài liệu dạy học Thiếu đồ dùng dạy học Thiếu sự phối hợp với phụ huynh học sinh

Thời gian hạn chế %

nhà, trẻ không thực hiện đúng. Nhiều gia đình không quan tâm đến việc đánh răng của con, ít phụ huynh nhắc nhở con đánh răng vào mỗi buổi sáng và tối. Trẻ thực hiện việc đánh răng tại nhà nên giáo viên thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát kỹ năng thực hành của trẻ.

Một số giáo viên cho biết tại trường chưa có đủ trang tiết bị dạy học như mô hình răng miệng, bàn chải mẫu do đó rất khó khăn trong việc hướng dẫn trực quan và cho trẻ thực hành đánh răng tại lớp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thông qua việc nghiên cứu và điều tra về thực trạng bệnh răng miệng và thực trạng tích hợp giáo dục sức khỏe răng miệng trên Thế giới và ở Việt Nam, chúng tôi thấy rằng tình trạng mắc bệnh răng miệng có xu hướng giảm ở một số nước công nghiệp hóa có nền kinh tế phát triển. Đó là bởi họ tập trung thực hiện biện pháp giáo dục sức khỏe răng miệng qua chương trình học và chú trọng phát triển cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe răng miệng trong cộng đồng. Còn ở trong nước, mặc dù đã xây dựng chương trình Nha học đường về sức khỏe răng miệng nhưng thực trạng mắc bệnh vẫn chiếm tỉ lệ tương đối cao, đặc biệt là ở các vùng dân tộc, vùng cao. Bởi phổ cập giáo dục sức khỏe răng miệng chưa thực sự được đẩy mạnh rộng rãi toàn quốc. Các cơ sở y tế ở một số nơi vẫn còn yếu kém, chưa đảm bảo việc khám và chữa bệnh cho người dân trên cả nước.

Đồng thời chúng tôi đã tiến hành điều tra tại trường tiểu học Nghĩa Tân nằm trên địa bàn Hà Nội. Từ những số liệu thu thập cho thấy đa phần học sinh nắm được hiểu biết cơ bản về bệnh răng miệng tuy nhiên, chưa thực sự đầy đủ. Gần như trẻ chưa thấy được mức độ nguy hiểm và sự cần thiết của việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, mức độ tích hợp giáo dục tại trường tiểu học chưa diễn ra thường xuyên và đầy đủ. Giáo viên còn gặp một số khó khăn trong việc tích hợp giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh.

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG CHO HỌC SINH

Một phần của tài liệu Khóa luận Bệnh răng miệng và tích hợp giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)