10. Cấu trúc của đề tài
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe răng miệng cho học
học sinh tiểu học
3.1.1. Đảm bảo chú ý đặc điểm lứa tuổi và cá biệt trong quá trình giáo dục
Ở lứa tuổi tiểu học, các em chuyển từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song với hoạt động học tập, còn diễn ra các hoạt động khác như hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động xã hội [3].
Trong nhận thức cảm tính của các em cũng có nhiều thay đổi [50]. Nhận thấy điều này khi đưa ra các đề xuất cần phải dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Đề xuất những biện pháp có sức thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.
Trong nhận thức lý tính của học sinh tiểu học cũng có nhiều những thay đổi quan trọng. Qua đây, biện pháp tích hợp kiến thức về sức khỏe răng miệng phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện
3.1.2. Đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục của nhà trường, giáo dục của gia đình và giáo dục của xã hội đình và giáo dục của xã hội
Nhà trường, gia đình, xã hội là ba môi trường giáo dục không thể thiếu được đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Chúng thống nhất với nhau tạo nên một môi trường giáo dục hoàn chỉnh, tạo nên sức mạnh tổng hợp, tác động đồng bộ lên nhân cách của người học sinh.
Trong quan điểm tiếp cận tổng hợp đối với quá trình sư phạm đòi hỏi người giáo dục phải tổ chức đúng đắn và kết hợp chặc chẽ ba yếu tố trên. Nhằm tạo thành một quá trình thống nhất, liên tục, hướng vào việc phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Chính vì vậy, chúng ta phải phối hợp liên kết chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội.
Hình thành nhân cách cho học sinh là một quá trình rất khó khăn và phức tạp, lâu dài, nếu giáo viên thực hiện tốt nguyên tắc giáo dục này thì sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, tạo ra sự thống nhất và liên tục. Học sinh tiểu học không chỉ dành thời gian học ở nhà trường mà còn sống ở gia đình, xã hội. Vì vậy, gia đình, xã hội phải nâng cao trách nhiệm và vai trò của mình tạo điều kiện để các em phát triển tốt và toàn diện hơn. Thực tế cho chúng ta thấy dù cho nhà trường có dạy hay tốt đến mấy mà gia đình và xã hội không phối hợp đi cùng thì cũng đều phản tác dụng của giáo dục, sẽ không hoàn thành được kết quả của quá trình giáo dục [3].
Để làm tốt nguyên tắc giáo dục này giáo viên và nhà trường có thể làm theo các biện pháp sau đây như tổ chức họp cha mẹ học sinh theo học kì; liên lạc với gia đình qua sổ học tập, sổ liên lạc. Giáo viên trao đổi phổ biến trực tiếp chương trình giáo dục với các bậc cha mẹ học sinh. Tổ chức hội thảo, mời chuyên gia nói chuyện, trao đổi về phương pháp giáo dục học sinh. Cử cán bộ nhà trường đến các cộng đồng dân cư, xã hội nơi các em đang sinh sống để tham gia bàn kế hoạch giáo dục với dân với xã hội. Kết hợp chặt chẽ với địa phương trong việc giáo dục quản lí học sinh.
Tóm lại, đây là một nguyên tắc không thể thiếu khi xây dựng biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học. Việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội sẽ tạo một môi trường hoàn chỉnh giúp trẻ hình thành kĩ năng chăm sóc răng miệng cho bản thân mình.
3.1.3. Bảo đảm sự kết hợp tổ chức sư phạm của nhà giáo dục với việc phát huy tính chủđộng và đọc lập sáng tạo của học sinh tính chủđộng và đọc lập sáng tạo của học sinh
Trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục đóng vai trò chủ đạo tổ chức, hướng dẫn, điều khiển các hoạt động tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách của học sinh. Học sinh tồn tại với tư cách là một chủ thể độc lập, tự rèn luyện và phát triển nhân cách của mình dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của người giáo viên. Như vậy quá trình giáo dục sẽ không đi đến hiệu quả nếu như không tạo ra được sự kết hợp hài hòa hoạt động của thầy và sự tích cực của học sinh. Chúng ta quan tâm nhiều hơn đến học sinh, đến sự tích cực hoạt động của học sinh, sự độc lập, sự chủ động của các em khi tiếp cận với tri thức. Dưới tác động của giáo viên, học sinh sẽ tự giác chủ động sáng tạo sẽ hình thành và tiếp thu tri thức một cách hoàn thiện. Ngược lại tính
chủ động tích cực của học sinh sẽ tạo điều kiện cho giáo viên phát huy vai trò chủ đạo của mình ngày càng cao [3].
Người thầy không nên để học sinh thụ động tiếp thu kiến thức mà phải tạo ra sự khiêu gợi, kích thích ham muốn tìm tòi và thu hút học sinh vào với bài học vào quá trình tìm tòi tri thức mới. Để các em phải hoạt động, phải suy nghĩ, tư duy theo sự chỉ đạo hướng dẫn chủđộng của thầy giáo. Từđó sẽ làm cho học sinh khắc sâu kiến thức của mình hơn và học tập đạt hiệu quả cao hơn.
Những nguyên tắc trên đều là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của quá trình giáo dục. Chúng có tác dụng chỉ đạo, định hướng cho hoạt động giáo dục nhằm thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ, mục đích giáo dục đề ra. Việc áp dụng nguyên tắc này khi xây dựng nội dung tích hợp giáo dục sức khỏe răng miệng sẽ giúp cho nội dung giáo dục thu hút được sự tò mò, thích thú của trẻ. Từ đó, giúp học sinh muốn khám phá tri thức và có thái độ vui vẻ khi thực hành các hành vi chăm sóc răng miệng của mình.