Liệu các đối thủ cạnh tranh của Công ty có thể thực hiện các chiến lược của mình và đạt được mục đích của họ hay không? Điều đó còn tùy thuộc vào các nguồn tài nguyên và năng lực của từng đối thủ cạnh tranh. Công ty cần phải phát hiện những mặt mạnh và những mặt yếu của từng đối thủ cạnh tranh. Công ty cần phải thu thập được những số liệu mới nhất về tình hình kinh doanh của từng đối thủ cạnh tranh, cụ thể là mức tiêu thụ, thị phần, mức lời, lợi nhuận trên vốn đầu tư, lưu kim, đầu tư mới và mức sử dụng năng lực. Việc tìm kiếm thông tin về đối thủ cạnh tranh của Công ty sẽ là rất khó tìm kiếm. Công ty thường tìm hiểu những mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh thông qua những số liệu thứ cấp, kinh nghiệm cá nhân và lời đồn do đó thông tin về đối thủ cạnh tranh của Công ty là không thể chính xác hoàn toàn, tuy nhiên với những thông tin sơ bộ đó về đối thủ cạnh tranh cũng phần nào giúp cho Công ty có thể có những kế hoạch tốt nhất để đối phó với đối thủ cạnh tranh của mình.
1. Xác định các đối thủ cạnh tranh của Công ty
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp tiến hành kinh doanh vật tư thuốc bảo vệ thực vật. Cả nước ta có trên 30 doanh nghiệp tiến hành cung cấp vật tư thuốc bảo vệ thực vật.Trong đó chỉ có dưới 10 doanh nghiệp tiến hành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước còn lại hầu hết la doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu, sang chai đóng gói các loại thuốc bảo vệ thực vật. Một số đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Công ty tại thị trường Việt Nam đó là:
Công ty nhà nước một thành viên Sài Gòn Công ty phân lân nung chẩy Văn Điển Công ty vật tư bảo vệ thực vật trung ương 1 Công ty vật tư bảo vệ thực vật trung ương 2
2. Xác định các mục tiêu của các đối thủ cạnh tranh của Công ty
Thị trường thuốc bảo vệ thực vật miền Bắc hoạt động khá sôi nổi bởi khí hậu của miền Bắc diễn ra khá phức tạp và đó cũng là cơ hội cho nhiều loại sâu bệnh phát triển, chính vì thế các doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đau tranh nhau để chia miếng bánh thị trường béo bở này. Mục tiêu chung của các doanh nghiệp đều là danh tiếng, thị phần và lợi nhuận, do đó các doanh nghệp càng cạnh tranh nhau thêm phần gay gắt hơn. Đó là mục tiêu chung của tất cả các doanh nghiệp khi kinh doanh. Xét về mức độ cụ thể thì mỗi doanh nghiệp đều cố gắng xây dựng cho mình một sản phẩm chính có thể coi đó là thế mạnh của doanh nghiệp mình. Ví dụ như: Công ty phân lân nung chẩy Văn Điển thì thế mạnh mà họ đã xây dựng được trong tâm trí khách hàng đó là các sản phẩm phân bón chất lượng tốt, giá rẻ phù hợp với túi tiền của người nông dân, còn các mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật khác thì Công ty chỉ sản xuất một số lượng ít để làm cho danh mục sản phẩm của mình thêm phần phong phú chứ không phải là mục tiêu chủ đạo của doanh nghiệp; Các côngty trách nhiệm hữu hạn khác kinh doanh trên thị trường thì hầu như đều xác định thế mạnh của mình đó là các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật nhẩp khẩu và thị trường trong nước hầu như chưa có và nếu có thì chất lượng cũng không tốt bằng chất lượng hàng nhập ngoại.
3. Đánh giá mặt mạnh mặt yếu của các đối thủ cạnh tranh của Công ty
Khi kinh doanh trên thương trường, mọi người làm kinh doanh đều biết đến câu nói: “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, chính vì thế việc doanh nghiệp hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường một phần nào đó đã góp phần làm nên thắng lợi của doanh nghiệp. Chính vì thế khi xây dựng kế hoạch xúc tiến bán hàng cho Công ty cổ phần Vật tư bảo vệ thực vật Hòa Bình
thì một yếu tố quan trọng không thể thiếu được đó là việc tìm hiếu kỹ về các đối thủ cạnh tranh của Công ty về những điểm mạnh cũng như điểm yếu của họ.
Đối với các Công ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước thế mạnh của họ đó là giá rẻ hơn so với sản phẩm nhập khẩu bên cạnh đó họ con được các chính sách bảo hộ của chính phủ. Đó là những thế mạnh mà các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và Công ty cổ phần Hòa Bình nói riênh không thể có được. Nhưng họ cũng có những điểm yếu đó là chất lượng sản phẩm của họ không được tốt bằng, danh mục sản phẩm không đa dạng, độ nhạy bén với thị trường trong kinh doanh không cao do sức ỳ của tâm lý được Nhà nước bảo hộ.
Đối với các Công ty nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật thì thế mạnh của họ đó là độ nhậy bén với thị trương cao, các sản phẩm của họ nhập khẩu có sức cạnh tranh lớn tuy nhiên họ cũng có một nhược điểm lớn đó là sự hạn chế về nguồn vốn và sự tiêu thụ các sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của sản phẩm trong nước và hàng rao bảo hộ sản phẩm trong nước cùng với những quy định hết sức ngặt nghèo của chính sách pháp luật về việc kinh doanh sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, việc sang châi đóng gói các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật được quy định hết sức ngặt nghèo.
4. Các chiến lược xúc tiến bán của đối thủ cạnh tranh
Mỗi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường đều xác định cho mình những mục tiêu kinh doanh nhất dịnh và họ sẽ xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp nhất với điều kiện của doanh nghiệp. Việc nhân biết các chiến lược xúc tiến bán của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thường là khi họ thực hiện chiến lược đó thì doanh nghiệp mới nhận biết được và khi đó phản ứng của doanh nghiệp với các kiểu chiến lược xúc tiến bán của đối thủ cạnh tranh sẽ là hết sức bị động. Để giảm tối thiểu tình trạng đó Công ty cần phảI xây dựng cho mình một mạng lưới tình báo marketing thật nhanh nhậy, luôn nắm bắt kịp thời với những chiến lược xúc tiến bán mà các đối thủ cạnh tranh của Công
ty dự định sẽ tung ra để từ đó có những biện pháp đối phó một cách hữu hiệu nhất.
Hiện nay trên thị trường thuốc bảo vệ thực vật có rất nhiều Công ty tham gia cung cấp và mỗi Công ty có một kiểu chiến lược khác nhau nhưng sử dung phổ biến nhất vẫn là các công cụ khuýến khích tiêu thụ như: giảm giá, thi bán hàng, khuyến mại đối với người tiêu dùng… tuy nhiên tỷ lệ thực hiện là khác nhau. Do đó, để chiến lược của Công ty được người tiêu dùng cũng như các đại lý chú ý đến thì Công ty phải có nhứng tỷ lệ hợp lý và những biện pháp phụ thêm thật ấn tượng như: tư vấn khách hàng, trình diễn sản phẩm…
Hiểu được các chiến lược xúc tiến bán của đối thủ cạnh tranh đó là bước chuẩn bị thật tốt cho việc Công ty đưa ra chiến lược xúc tiến bán của mình. Khi đó Công ty sẽ chuẩn bị thật tốt về kinh phí, thời gian diễn ra kế hoạch xúc tiến bán của mình cũng như phản ứng của đối thủ trước những kế hoạch của Công ty.
Phần ba:
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH XÚC TIẾN BÁN CHO SẢN PHẨM THUỐCBẢO VỆ THỰC VẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÒA BÌNH BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÒA BÌNH