Nội dung tham quan:

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục Kĩ năng sống trong dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 4 (Trang 68)

- Em có ấn tượng gì đặc biệt về chuyến đi đó:

1. Nội dung tham quan:

Gồm các nội dung như: địa điểm tham quan, thời gian tham quan, trình tự tham quan, những hoạt động được tham gia, ý nghĩa của địa điểm tham quan. Giáo viên sẽ phát phiếu tham quan cho học sinh trước khi tiến hành hoạt động tham quan, yêu cầu các em điền chính xác các thông tin của mình vào phiếu. Phiếu sẽ được sử dụng trong thời gian đi tham quan, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh cách ghi chép và hoàn thiện phiếu. Cụ thể, khi được giới thiệu về địa điểm đó các em kết hợp ghi chép và hoàn thiện phần địa điểm tham quan, thời gian tham quan. Các em sẽ được tham quan theo trình tự nhất định theo sự hướng dẫn của người dẫn đoàn, giáo viên sẽ hướng dẫn các em hoàn thiện phần trình tự tham quan và những hoạt động được tham gia, để không bị bỏ sót địa điểm tham quan hay hoạt động nào. Phần ý nghĩa của địa điểm tham quan học sinh phải tự ghi chép khi lắng nghe người dẫn đoàn giới thiệu.

Phần 2. Bài học, kinh nghiệm:

Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thiện Phần 2 của phiếu sau khi kết thúc buổi tham quan.

- Việc sử dụng phiếu học tập trong hoạt động tham quan giúp học sinh định hướng được những hoạt động cơ bản của chuyến đi và hiểu được mối

liên hệ giữa ý nghĩa của chuyến tham quan với nội dung của các bài Kể chuyện trong chương trình có liên quan đến địa điểm tham quan. Qua các chuyến đi tham quan như vậy, học sinh có cơ hội được tiếp xúc với những tình huống bất ngờ xảy ra trong thực tế chuyến đi, đây cũng là cơ hội giúp các em có cơ hội thực hành các kiến thức, hiểu biết và các KNS đã được trang bị trong nội dung các giờ Kể chuyện cũng như trong các giờ học khác, môn học khác.

- Hoạt động tham quan, dã ngoại không được tổ chức thường xuyên vì vậy những chuyến đi như thế cần được giáo viên đầu tư về mặt chuẩn bị, tổ chức và thiết kế phiếu học tập để chuyến tham quan thực tế thu lại kết quả như mong muốn.

2.3.2.2. Tổ chức các cuộc thi rèn luyện KNS

Ngoài việc học kiến thức trên lớp thì học sinh rất hứng thú với các cuộc thi ở trường tiểu học. Với đặc điểm tâm lí thích hoạt động, học sinh tiểu học tham gia các trò chơi cũng như các cuộc thi với tâm lí hứng khởi, đây chính là lí do chúng tôi muốn đưa phân môn Kể chuyện đến gần hơn với các em thông qua việc tổ chức các cuộc thi nhằm tạo cơ hội rèn luyện các KNS đã được học trên lớp.

Dựa trên cơ sở các KNS đã được tổng hợp trong chương trình Kể chuyện lớp 4, chúng tôi đã xây dựng nội dung và cách thức tổ chức một số cuộc thi như sau: cuộc thi “Ai là diễn viên giỏi nhất?”, cuộc thi “Tìm hiểu về các KNS thông qua dạy học Kể chuyện lớp 4”, cuộc thi “Chúng em kể chuyện theo sách”,...

Ví dụ về nội dung và cách thức tổ chức của hội thi “Chúng em kể chuyện theo sách”

1. Mục đích yêu cầu:

- Nhằm tạo sân chơi sinh hoạt cho học sinh, qua đó giúp các em có cơ hội vận dụng các KNS đã được học trong phân môn Kể chuyện lớp 4.

- Giáo dục cho các em yêu thích đọc sách, yêu cầu các em phải tìm hiểu sâu hơn về các câu chuyện trong chương trình Kể chuyện lớp 4, rèn luyện cho các em tính tự giác học tập, đoàn kết, giao lưu với các bạn trong trường để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Qua đó, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, xây dựng thói quen đọc sách, rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh.

- Phát triển các kĩ năng của học sinh như: Kĩ năng trình bày, tư duy sáng tạo, diễn đạt cảm xúc, phát triển ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp.

- Qua đó tuyên truyền, giáo dục về việc đọc sách cũng như trân trong, giữ gìn và bảo vệ sách.

Các lớp tham gia hội thi tích cực, hưởng ứng phong trào vui tươi lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả…

- Đưa phong trào kể chuyện và đọc sách trở thành một hoạt động văn hóa thường xuyên trong nhà trường, trong hoạt động phong trào của Liên đội. 2. Địa điểm:

- Tại sân trường. 3. Đối tượng:

- Tất cả học sinh khối lớp 4. Mỗi lớp chọn 1 em dự thi. 4. Nội dung thi:

Sách được tuyên truyền giới thiệu là những mẩu chuyện đăng trong sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4. Các em tìm hiểu và ôn lại nội dung của các câu chuyện này. Kể chuyện theo những hình thức độc đáo, mới lạ để câu chuyện thêm sinh động.

5. Thể lệ và hình thức:

- Số lượng mỗi lớp là 2 em và các em minh họa (nếu cần). + Thang điểm :

- Phần chào hỏi (1điểm): Phần chào hỏi mở đầu phải giới thiệu được tên thí sinh, đại diện cho lớp nào (khuyến khích những phần chào hỏi có sân khấu hóa và có sự sáng tạo)

- Xuất xứ (1 điểm ) : Giới thiệu bài kể đã đọc ở tài liệu nào? Tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản.

- Rút ra ý nghĩa, bài học câu chuyện.(1 điểm )

- Câu, giọng kể ( 6 điểm ): Ngắt câu đúng, phát âm chuẩn, rõ ràng, rành mạch, giọng điệu phù hợp. Có nghệ thuật kể chuyện: giọng kể, ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ.

- Minh họa ( 1 điểm ): Trang phục phù hợp, động tác diễn đạt theo nội dung bài kể. Động tác phải do các em thí sinh tham dự kể chuyện thực hiện, các em phụ họa chỉ nhằm làm tăng thêm hiệu quả thể hiện của thí sinh kể chuyện chính. Nếu phần minh họa không gắn với nội dung bài kể hoặc không thể hiện được nội dung lời kể…. thì không được tính điểm phần minh họa.

(Lưu ý: Ưu tiên các tiết mục có sự hỗ trợ sân khấu hóa)

2.3.3. Dạy học tích hợp giáo dục KNS thông qua tổ chức các chuyên đề

Để giúp giáo viên thu được kết quả tốt hơn khi tích hợp giáo dục KNS trong dạy học Kể chuyện lớp 4 và giúp cho học sinh trau dồi thêm các KNS cần thiết mà nội dung giáo dục KNS lớp 4 đã đặt ra chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra các hoạt động giáo dục KNS cho các em. Các hoạt động này được xây dựng trên cơ sở vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học trong các giờ Kể chuyện lớp 4 và được tổ chức vào tiết sinh hoạt lớp cuối tuần dưới

dạng tổ chức các chuyên đề về KNS. Cụ thể chúng tôi tổ chức theo 4 chủ đề với thời gian như sau:

+ Giờ Kể chuyện tuần 3: Chủ đề 1: Kĩ năng thể hiện sự cảm thông. + Giờ Kể chuyện tuần 9 : Chủ đề 2: Kĩ năng giao tiếp.

+ Giờ Kể chuyện tuần 21 : Chủ đề 3: Kĩ năng xác định giá trị. + Giờ Kể chuyện tuần 31 : Chủ đề 4: Kĩ năng tư duy sáng tạo.

2.3.3.1. Chủ đề 1: Kĩ năng thể hiện sự cảm thông - Tiến hành vào giờ kể chuyện tuần 3.

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

TUẦN 6

Giáo dục kĩ năng sống

Chủ đề 1: Kĩ năng thể hiện sự cảm thông

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là cảm thông và cách thể hiện sự cảm thông. 2. Kĩ năng:

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, sẻ chia với mọi người. 3. Thái độ:

- Thái độ yêu thương mọi người, tôn trọng người khác.

II. Nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động

1. Nội dung:

- Thực hiện theo chủ điểm tuần, tháng. 2. Hình thức:

- Hoạt động nhóm kết hợp với hoạt động cá nhân. 3. Phương pháp tổ chức hoạt động: - Vấn đáp - Tổ chức trò chơi III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Kế hoạch tổ chức hoạt động - Máy chiếu và Powerpoint 2. Học sinh:

- Dụng cụ học tập nhằm gửi tặng các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường, trong lớp.

IV. Cách tiến hành

Nội dung Cách tiến hành

1. Hoạt động 1: Nhắc lại về kĩ năng thể hiện sự cảm thông

2. Hoạt động 2: Em là diễn viên

* Mục tiêu: Học sinh diễn lại được câu chuyện đã học và nhắc lại được

- Nhắc lại về kĩ năng thể hiện sự cảm thông

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những câu chuyện đã được học có

nội dung câu chuyện.

* Nội dung: Các câu chuyện đã được học có nội dung liên quan đến chủ đề.

3. Hoạt động 3: Xử lí tình huống

* Mục tiêu: Các em xác định được rõ ràng những hành động thể hiện sự cảm thông mà mình đã làm được và tầm quan trọng của kĩ năng này với cuộc sống của chính bản thân các em.

* Nội dung: Học sinh các nhóm bốc thăm tình huống, sau đó xử lí tình huống bằng cách sân khấu hóa (đóng vai).

nội dung liên quan đến kĩ năng thể hiện sự cảm thông.

- Các bài Kể chuyện như: Sự tích hồ Ba Bể, Bàn chân kì diệu, Búp bê của ai,...

- Giáo viên và học sinh cùng chọn ra một câu chuyện để thực hiên đóng lại câu chuyện đó.

- Các nhóm diễn lại câu chuyện đó. - Giáo viên nhận xét

- Giáo viên hỏi các câu hỏi tái hiện lại kiến thức cũ.

- Học sinh trả lời.

- Giáo viên phổ biến cách thực hiên hoạt động này: chia lớp thành 3 nhóm (tương ứng với 3 dãy), các nhóm cử đại diện lên bốc thăm tình huống cho nhóm mình.

- Giáo viên đưa ra 3 tình huống sau: - Tình huống 1: Hà là một học sinh rất ngoan của lớp, nhưng gia đình em lại rất nghèo. Khi đi học Hà chỉ có độc một chiếc áo trắng. Nếu là bạn cùng lớp với Hà em sẽ làm gì để chia sẻ cùng bạn?

(Gợi ý: giúp bạn trong học tập, chia sẻ với bạn những đồ: quần áo, giày dép cũ của mình, đề đạt với cô giáo

4. Hoạt động 4: Thực hành làm “Bưu thiếp cảm thông”

* Mục tiêu: Giúp học sinh có cơ hội thể hiện sự khéo léo và các em biết nhắn gửi những lời động viên đến các bạn nhỏ khác có hoàn cảnh khó khăn hơn.

* Nội dung:

Thực hiện làm “Bưu thiếp cảm thông” gửi đến các bạn học trò nghèo ở trong trường, trong lớp. - Sau khi học sinh thực hiện xong, giáo viên sẽ tập hợp lại các bưu thiếp của các em cùng với những đồ dùng

để có thể tìm cách giúp đỡ bạn,...). - Tình huống 2: Bạn Phong bị ốm cả tuần nay không đi học được. Nếu là bạn của Phong em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn và thể hiện sự cảm thông với bạn.

(Gợi ý: chép bài giúp bạn, khi bạn khỏi sẽ giảng lại bài cho bạn hiểu,...) - Tình huống 3: Bà của An mới qua đời, An sống với bà từ nhỏ nên em rất buồn. Nếu là bạn của An, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn?

(Gợi ý: động viên bạn, cùng học với bạn, nói chuyện với cô giáo để tìm cách động viên bạn...)

- Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh về bưu thiếp với nhiều hình dạng, nhiều màu sắc và nhiều kiểu thiết kế khác nhau.

- Học sinh quan sát

- Giáo viên yêu cầu các em sử dụng các dụng cụ đã chuẩn bị (giấy màu, keo dán, kéo,...) để thực hành làm bưu thiếp theo ý tưởng của mình. - Sau khi đã làm được tấm bưu thiếp, các em sẽ ghi vào bưu thiếp những lời nhắn gửi đến các bạn học sinh có

học tập các em chuẩn bị gửi tặng đến các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường, trong lớp.

hoàn cảnh khó khăn trong trường, trong lớp.

- Mời các em đọc nội dung của một vài tấm bưu thiếp.

2.3.3.2. Chủ đề 2: Kĩ năng giao tiếp

- Được thực hiện vào tiết Kể chuyện tuần 9.

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

TUẦN 15

Giáo dục kĩ năng sống Chủ đề 1: Kĩ năng giao tiếp I. Mục tiêu và yêu cầu giáo dục

1. Kiến thức:

- Học sinh biết thêm được nhiều câu ca dao, tục ngữ hay câu châm ngôn về chủ đề “Lời hay ý đẹp”.

2. Kĩ năng:

- Học sinh rèn luyện kĩ năng thuyết trình và đứng trước đám đông. 3. Thái độ:

- Học sinh có thái độ tích cực khi giao tiếp với mọi người và tự tin hơn khi giao tiếp.

II. Nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động

1. Nội dung:

- Thực hiện tổ chức giáo dục kĩ năng “giao tiếp” cho học sinh theo chuyên đề.

2. Hình thức:

- Hoạt động các nhân kết hợp hoạt động nhóm. 3. Phương pháp tổ chức hoạt động:

- Phương pháp điều tra.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Phiếu điều tra, phiếu thảo luận, giấp gấp hoa, kế hoạch tổ chức hoạt động, máy chiếu và hoạt động trên Powerpoint.

2. Học sinh: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về chủ đề “Lời hay ý đẹp”.

IV. Cách tiến hành

Nội dung Cách tiến hành

1. Hoạt động 1. Nhắc lại về kĩ năng giao tiếp

- Nhắc lại về kĩ năng giao tiếp - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những câu chuyện đã được học có nội dung liên quan tới kĩ năng giao tiếp.

1. Hoạt động 1: Em là diễn viên

* Mục tiêu:

- Học sinh diễn lại được câu chuyện đã học và nhắc lại được nội dung câu chuyện. * Nội dung: Các câu chuyện đã được học có nội dung liên quan đến chủ đề giao tiếp.

2. Hoạt động 2: Sưu tầm - Triển lãm

* Mục tiêu: Học sinh biết thêm được nhiều Câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn đúng chủ đề.

* Nội dung:

- Các nhóm trưng bày sản phẩm của mình quanh lớp

3. Hoạt động 3: Trình bày kết quả

* Mục tiêu: Học sinh quan sát được những lời nói, hành động đẹp của những người xung quanh mình.

* Nội dung: Phiếu điều tra

- Học sinh trả lời

- Giáo viên cùng cả lớp chọn một trong các câu chuyện đó và diễn lại.

- Học sinh diễn lại.

- Giáo viên nhận xét phần thể hiện của học sinh

- Giáo viên hỏi các câu hỏi tái hiện kiến thức cũ.

- Học sinh trả lời

- Giáo viên giới thiệu vào chủ đề tổ chức hoạt động

- Giáo viên tổ chức cho học sinh lên trình bày, triển lãm kết quả sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao, châm ngôn về chủ đề “Lời hay, ý đẹp” và tổ chức giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.

- Giáo viên mời 2, 3 nhóm. - Các nhóm khác nhận xét . - Giáo viên nhận xét.

Lớp:... Nhóm:... Địa điểm:... Hành động Mức độ Phát hiện của em Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 4. Hoạt động 4: Em là nhà hùng biện

* Mục tiêu: Học sinh nói được đúng trọng tâm vấn đề, dần hình thành khả năng trình, bày tỏ vấn đề, quan điểm của mình.

* Nội dung: Chọn 1 trong 2 vấn đề sau để hùng biện:

1. Văn minh, lịch sự nơi công cộng

2. Văn minh trong giao tiếp với người lớn

5. Hoạt động 5: Tự làm cây hoa “Lời hay ý đẹp”

* Mục tiêu: Học sinh tự làm bông hoa 8 cánh có ghi những “Lời hay ý đẹp”. * Nội dung:

Cách làm:

+ Bước 1: Cắt hình vuông bằng nhau từ tờ giấy A4.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh lên hùng biện

- Học sinh lên hùng biện

- Các bạn bình chọn người hùng biện hay và thuyết phục nhất.

- Giáo viên phổ biến cách làm bưu thiếp.

- Giáo viên phổ biến cách làm bông hoa 8 cánh.

-Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. - Các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao về cách ứng xử, nói năng hàng ngày:

+ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

+ Học ăn học nói, học gói học

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục Kĩ năng sống trong dạy học kể chuyện cho học sinh lớp 4 (Trang 68)