Cơ sở lý luận và thực tiễn việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta?

Một phần của tài liệu Ôn tập Chủ nghĩa Xã hội Khoa học (Trang 43 - 45)

4/ Cơ sở lý luận và thực tiễn việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta? giáo của Đảng và Nhà nước ta?

• Cơ sở lý luận: Nguyên tắc xử lý vấn đề tôn giáo

Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.

Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng; tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo.

Có quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.

• Cơ sở thực tiễn: Đặc điểm quan hệ tôn giáo tôn giáo ở Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo: có 16 tôn giáo được tư cách pháp nhân với khoảng 24 triệu tín đồ tôn giáo.

Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hòa bình và không có xung đột, chiến tranh tôn giáo.

Các tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.

Hàng ngũ chức sắc tôn giáo có vai trò, vị trí quan trọng trong giáo hội, có uy tín, ảnh hưởng với tín đồ.

Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài.

Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam bao gồm các nội dung cơ bản sau:

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo.

Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng/

Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị

Công dân có quyền theo hoặc không theo tôn giáo, các tín đồ có quyền tụ do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Liên hệ bản thân: Cứ kể những việc làm, trách nhiệm của bản thân góp

phần giúp thực hiện tốt chính sách.

Là sinh viên, chúng ta cần phải có trách nhiệm trong việc thực hiện những quan điểm, chính sách về vấn đề tôn giáo của Đảng và Nhà nước, cụ thể như sau:

- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân.

- Tôn trọng và thực hiện tốt các quan điểm, chính sách về vấn đề tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà Nước.

- Tôn trọng các tôn giáo, không kỳ thị, phân biệt đối xử với những người theo đạo. Tìm cách xóa bỏ mặc cảm, định kiến, thường xuyên củng cố tình đoàn kết giữa cánhân có đạo và không có đạo.

- Vận động, tuyên truyền trong nhân dân để mọi người cùng thực hiện.

- Không ủng hộ, xuyên tạc, gây kích động các tổ chức tôn giáo chống lại Nhà nước.

- Không tham gia truyền đạo không được sự công nhận của Nhà nước. - Nếu phát hiện đối tượng gây kích động các tổ chức tôn giáo chống lại Nhà Nước thì phải nhanh chóng báo cáo với tổ chức có thẩm quyền giải quyết.- Tôn trọng các tôn giáo có tư cách pháp nhân, bày trừ những tôn giáo tự phát.

Một phần của tài liệu Ôn tập Chủ nghĩa Xã hội Khoa học (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w