• Khái niệm gia đình:
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng ấy.
• Cơ sở kinh tế - xã hội:
Cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng trình độ của lực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa. Cốt lõi là từng bước hình thành và củng cố chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu thay thế cho chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu.
Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là xóa bỏ nguồn gốc gây nên tình trạng thống trị của người đàn ông trong gia đình, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, sự nô dịch đối với phụ nữ.
• Cơ sở chính trị - xã hội:
Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa thông qua hệ thống pháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình cùng với hệ thống chính sách xã hội đảm bảo lợi ích của công dân, các thành viên trong gia đình, đảm bảo sự bình đẳng giới, chính sách dân số, việc làm, y tế, bảo hiểm xã hội,…
• Cơ sở văn hóa:
Cơ sở văn hóa của gia đình là việc những giá trị văn hóa được xây dựng trên nền tảng hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân từng bước
hình thành và dần dần giữ vai trò chi phối nền tảng văn hóa, tinh thần của xã hội.
• Chế độ hôn nhân tiến bộ:
Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ. Hôn nhân tự nguyện là đảm bảo cho nam nữ có quyền tự do trong việc lựa chọn người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ, tất nhiên không bác bỏ việc cha mẹ, quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ con cái nhận thức đúng, có trách nhiệm trong việc kết hôn. Hôn nhân tiến bộ, tự nguyện bao hàm cả quyền tự do ly hôn khi tình yêu giữa nam và nữ không còn nữa. Bản chất của tình yêu là không chia sẻ được nên hôn nhân một vợ một chồng là kết quả tất yếu của hôn nhân xuất phát từ tình yêu. Thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng là thực hiện sự giải phóng đối với phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng. Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân, là thể hiện sự tôn trọng trong tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm của cá nhân với gia đình và xã hội và ngược lại.
Liên hệ bản thân:
Trong gia đình hiện nay các giá trị truyền thống được coi trọng và ưu tiên lựa chọn nhiều hơn giá trị hiện đại. Tính riêng các giá trị truyền thống thì những giá trị có cội nguồn từ văn hóa bản địa có sức sống trường tồn hơn các giá trị vay mượn từ bên ngoài. Những giá trị truyền thống, nhất là những giá trị đạo đức, chuẩn mực ứng xử trong gia đình, trong cộng đồng vẫn tiếp tục được mọi người cũng như từng gia đình kế thừa, tiếp thu và phát huy. Trong đó, sự yêu thương và chia sẻ vẫn là giá trị truyền thống nổi bật chi phối mối quan hệ giữa các thành viên trong cả gia đình truyền thống lẫn hiện đại. Với gia đình Việt Nam, chuẩn mực cao nhất của hạnh phúc gia đình không phải là sự sang giàu về vật chất, mà là tình nghĩa, sự gắn bó, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Mỗi người Việt Nam, dù có đi bốn phương trời, già hay trẻ, ở bất cứ cương vị nào đều hướng về gia đình, khát khao được yêu thương, chia sẻ. Cuộc sống dù có những biến đổi, nhưng gia đình vẫn là một tổ ấm yêu thương, một phần thiêng liêng không
thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là động lực tinh thần to lớn để mỗi người nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống.
Trong quan hệ vợ chồng, tình nghĩa, thủy chung, hòa thuận vừa là chuẩn mực đạo đức, vừa là yêu cầu, nguyên tắc cơ bản. Các cặp vợ chồng cũng luôn chú trọng đến sự thủy chung, coi đây là chuẩn mực, tiêu chí hàng đầu trong quan hệ hôn nhân. Đồng thời, sự hòa thuận vợ chồng, “thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn” cũng là một yếu tố đặc biệt quan trọng để duy trì hạnh phúc gia đình. Cái tình, cái nghĩa gắn kết vợ chồng trong mọi hoàn cảnh và nhiều khi trở thành sợi dây níu giữ những cặp vợ chồng đứng trước nguy cơ tan vỡ. Dù cuộc sống hiện đại có những khó khăn, trắc trở, nhưng mỗi cặp vợ chồng đều chú trọng gìn giữ sự thủy chung, tình nghĩa và hòa thuận, tạo nên sức mạnh to lớn để gia đình vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, cùng nhau xây đắp hạnh phúc và tương lai.
3/ Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay
Tiêu
chí Gia đình xưa Gia đình nay
Quy mô cấu trúc
Có sự xuất hiện của ông bà, bố mẹ, con cái, theo kiểu "Tam đại đồng đường" hay "Tứ đại đồng đường", điều đó là chuyện rất bình thường ở mỗi ngôi nhà Việt. Điều kiện khó khăn, việc thoát ly ra khỏi tổ ấm dường như rất ít, con cái lớn lên, cưới vợ gả chồng rồi sinh con vẫn cố gắng để ở bên, phụng dưỡng cha mẹ.
Quy mô gia đình có xu hướng nhỏ hơn, số thành viên trong gia đình trở nên ít đi. Gia đình gồm ba, bốn thế hệ cùng chung sống giảm dần, gia đình hiện nay thường chỉ có hai thế hệ sống chúng, số con trong gia đình cũng không nhiều hơn trước.
Chức năng
Chức năng tái sản xuất ra con người
- Phải có con, càng đông con càng tốt; nhất thiết phải có con trai nối dõi.
- Ít con, không nhất thiết phải có con trai, tuy nhiên sự bền vững của hôn nhân phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tâm lý, tình cảm, kinh tế
- Kinh tế tự cấp tự túc, tiêu dùng sản phẩm của mình làm ra
- Kinh tế hàng hóa, tiêu dùng sản phẩm của người khác làm ra.
Chức năng giáo dục
Giáo dục truyền thống, từ đó có được đạo đức, ứng xử, nghề nghiệp
Giáo dục truyền thống kết hợp giáo dục hiện đại, từ đó giáo dục đạo đức, ứng xử, nghề nghiệp kết hợp tri thức khoa học công nghệ, trang bị công cụ để con cái hòa nhập với thế giới
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý
Đơn vị KT, quan hệ tình cảm ông bà – cha mẹ - con cái bền chặt
Đơn vị tình cảm, nhu cầu tình cảm (ông bà – cha mẹ - con cái) tăng lên, đảm bảo hạnh phúc gia đình Quan hệ giữa các thành viên
Gia đình Việt Nam xưa rất chú trọng xây dựng nếp nhà với gia đạo, gia phong và gia lễ. Gia đạo là đạo đức của gia đình lấy chữ “hiếu” làm đầu. Gia lễ là phép ứng xử của con người theo một nguyên tắc có tôn ti trật tự theo lễ tiết. Gia lễ, gia đạo được hình thành qua nhiều năm, nhiều đời thì tạo nên Gia phong. Nói cách khác, gia phong hình thành từ mối quan hệ giữa con người với con người, từ lòng nhân ái, tình yêu thương, thuần phong mỹ tục của dân tộc được thấm đậm trong tâm hồn mỗi con người của gia đình, dòng họ; bởi vậy, nó mang tính nhân văn cao cả, đòi hỏi mọi người tu dưỡng theo khuôn phép kỷ cương của một gia đình, một dòng họ.
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, về quan hệ giữa vợ và chồng thì không còn một mô hình duy nhất là đàn ông làm chủ gia đình mà ngoài ra có có ít nhất hai mô hình khác cùng tồn tại. Đó là mô hình người phụ nữ - người vợ làm chủ gia đình và mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình. Người làm chủ gia đình là người có những phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt trội được các thành viên trong gia đình coi trọng. Về quan hệ giữa các thế hệ thì việc giáo dục trẻ em gần như phó mặc cho nhà trường mà thiếu đi sự dạy bảo thường xuyên của ông bà, cha mẹ. Đồng thời khi quy môn gia đình biến đổi, người cao tuổi phải đối mặt với sự cô đơn thiếu thốn về tình cảm.
Liên hệ bản thân: chuẩn bị những gì để mình phát huy tích cực của gia
đình nay và hạn chế tiêu cực
Thứ nhất: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo
của chính quyền các cấp đối với công tác gia đình. Cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp cần xác định công tác gia đình là một trong những nội dung quan trọng trong các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xem đây là nhiệm vụ thường xuyên; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể giải quyết những thách thức khó khăn về gia đình và công tác gia đình; xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; phòng chống các tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đấu tranh chống lối sống thực dụng, vị kỷ, đồi truỵ; tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình. Quan tâm một cách thiết thực và toàn diện hơn nữa đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người để xây dựng gia đình "No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc bền vững".
Thứ hai: Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động nhằm
nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và các thành viên gia đình về vị trí, vai trò của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình; giúp các gia đình có kiến thức và kỹ năng sống, chủ động phòng chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển.
Thứ ba: Quan tâm đến phát triển kinh tế gia đình, xây dựng và hoàn
thiện hệ thống dịch vụ có liên quan để góp phần củng cố, ổn định và phát triển kinh tế gia đình; có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế gia
đình cho các gia đình chính sách, gia đình các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Thứ tư: Xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ
gia đình và cộng đồng; tạo điều kiện cho mọi gia đình tiếp cận được kiến thức pháp luật, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật và phúc lợi xã hội....
Để từng gia đình là hạt nhân tốt của xã hội, thiết nghĩ bên cạnh sự chăm lo của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội thì vai trò của từng gia đình và các thành viên trong gia đình là hết sức quan trọng và có tính quyết định. Toàn xã hội quan tâm đến công tác xây dựng gia đình, nhưng từng gia đình và các thành viên biết quan tâm đến nhau, sống có trách nhiệm mới là xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững.t