Đvt: %
Nhu cầu của hộ sản xuất Hộ sản Hộ sản xuất BQC
xuất RAT rau thƣờng
1. Tập huấn sản xuất 68,7 69,5 69,1
2. Liên kết trong tiêu thụ 88,7 75,5 81,1
3. Hỗ trợ vốn sản xuất 71,3 65,0 67,7
4. Hỗ trợ đầu vào 82,7 78,5 80,3
5. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng 84,0 83,0 83,4
6. Cung cấp thông tin thị trƣờng 77,3 75,5 76,3
7. Kiểm soát chất lƣợng vật tƣ nông nghiệp 76,7 65,5 70,3
8. Sản xuất theo hợp đồng 83,3 75,0 78,6
9. Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 82,7 68,5 74,6
(Nguồn: Số liệu khảo sát hộ sản xuất năm 2020) Như vậy, các hộ đã nhận thức khá tốt về hiệu quả đem lại từ hoạt động sản xuất RAT. Một số lượng lớn hộ sản xuất rau thường đã có những hiểu biết về sản xuất RAT nhưng chưa nắm rõ để có thể áp dụng vào sản xuất. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định chuyển từ sản xuất rau thường sang RAT là do diện tích sản xuất nhỏ. Trong thời gian tới, để phát triển sản xuất RAT cần tăng cường công tác tập huấn cho hộ sản xuất về sản xuất RAT và hoàn thiện công tác quy hoạch, dồn điền đổi thửa để tăng quy mô sản xuất rau của hộ.
3.2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sản xuất rau an toàn của hộ
Kết quả khảo sát tại các điểm nghiên cứu cho thấy, hộ nông dân thƣờng lựa chọn sản xuất RAT hoặc rau thƣờng, không có trƣờng hợp hộ vừa sản xuất RAT vừa sản xuất rau thƣờng. Vì vậy, việc sử dụng mô hình hồi quy Logit sẽ chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sản xuất RAT của hộ ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là căn cứ để đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất RAT. Mô hình Logit đƣợc sử dụng với các biến nhƣ sau:
1. Biến phụ thuộc: Quyết định tham gia sản xuất RAT của hộ. (1: Hộ sản xuất RAT và 0: Hộ sản xuất rau thƣờng).
2. Biến độc lập: Các biến độc lập sử dụng trong mô hình bao gồm giới tính của chủ hộ, trình độ văn hóa của chủ hộ, tuổi chủ hộ, lao động, kinh nghiệm sản xuất rau,
diện tích sản xuất rau, thu nhập từ sản xuất rau, số lần tham gia tập huấn, mức độ hiểu biết về RAT, nhận thức về lợi ích RAT và hỗ trợ. Kết quả mô tả đặc điểm các biến đƣa vào mô hình Logit đƣợc thể hiện qua Phụ lục 3.16. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình đƣợc thể hiện qua số liệu Bảng 3.27.
Bảng 3.27. Kết quả ƣớc lƣợng các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sản xuất rau an toàn của hộ sản xuất
Biến Coeficient Marginal effect
1. Giới tính chủ hộ -0,595 ns -0,053ns 2. Tuổi chủ hộ 0,082 ns 0,007ns 3. Trình độ văn hóa 0,256ns 0,022ns 4. Lao động -0,883 ns -0,078ns 5. Diện tích 0,002* 0,0002* 6. Kinh nghiệm -0,170* -0,015*
7. Thu nhập từ sản xuất rau 0,003ns -0,001ns
8. Tập huấn 1,424*** 0,127**
9. Mức độ hiểu biết về RAT 6,458*** 0,575**
10. Nhận thức về lợi ích RAT 1,712*** 0,152** 11. Hỗ trợ 1,745* 0,155* Hệ số tự do -56,706*** Số quan sát 350 LR chi2 402,61 Log Likelihood -37,715 Prob > chi2 0,000 Hệ số R2 0,8422
(Nguồn: số liệu điều tra và tính toán của tác giả) Ghi chú: ***,**,* tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%; ns là không có ý nghĩa thống kê.
Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy, mô hình ƣớc lƣợng là phù hợp và có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 99%. Hệ số Pseudo R2 = 0,8422 chỉ ra các biến đƣa vào mô hình giải thích đƣợc 84,22% quyết định sản xuất RAT của hộ. Trong 11 biến độc lập đƣa vào mô hình, có 6 yếu tố có ảnh hƣởng đến quyết định sản xuất RAT bao gồm: Diện tích
sản xuất rau, kinh nghiệm sản xuất rau, số lần tham gia tập huấn, mức độ hiểu biết về RAT, nhận thức về lợi ích RAT và hỗ trợ.
Kết quả ƣớc lƣợng chỉ ra rằng biến diện tích sản xuất có ảnh hƣởng tích cực tới quyết định sản xuất rau an toàn của hộ ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này đƣợc lý giải là do khi hộ có diện tích sản xuất rau lớn thƣờng coi đây là hoạt động đem lại nguồn thu chính của gia đình, vì vậy họ thƣờng có sự đầu tƣ cũng nhƣ chọn xu hƣớng sản xuất RAT nhằm đem lại hiệu quả cao và bền vững.
Tham gia tập huấn có ảnh hƣởng tích cực đến quyết định lựa chọn sản xuất RAT ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này có thể đƣợc giải thích là khi tham gia tập huấn sẽ giúp hộ tăng khả năng hiểu biết và nhận thức về lợi ích của sản xuất RAT. Kết quả này tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Hồ Thị Thanh Sang (2018) cũng chỉ ra việc tham gia tập huấn ảnh hƣởng tích cực đến quyết định lựa chọn hình thức sản xuất của hộ [42].
Hoạt động hỗ trợ cũng có ảnh hƣởng tích cực đến quyết định sản xuất RAT của hộ. Kết quả khảo sát cho thấy những hoạt động hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng nhƣ tập huấn sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ vốn,… có sự khác nhau giữa hai nhóm hộ, các hộ sản xuất RAT nhận đƣợc nhiều sự hỗ trợ hơn so với hộ sản xuất rau thƣờng. Vì vậy, nó cũng có tác động tích cực đến quyết định sản xuất của hộ.
Mức độ hiểu biết về RAT và nhận thức về lợi ích từ sản xuất RAT có ảnh hƣởng tích cực đến việc quyết định tham gia sản xuất RAT của hộ ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Khi mức độ hiểu biết về RAT và nhận thức về lợi ích sản xuất RAT tăng sẽ làm gia tăng khả năng tham gia sản xuất RAT của hộ. Nhƣ vậy, việc tăng cƣờng nhận thức và hiểu biết về sản xuất RAT là vấn đề quan trọng để thúc đẩy hộ tham gia sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đó, để phát triển sản xuất RAT trong thời gian tới cần tăng cƣờng công tác tập huấn nhằm nâng cao kiến thức và hiểu biết của hộ về sản xuất RAT.
Xác suất quyết định chuyển đổi sang sản xuất RAT của hộ sẽ thay đổi khi các yếu tố có ảnh hƣởng tích cực đến quyết định sản xuất RAT của hộ thay đổi. Giả sử xác suất chấp nhận chuyển đổi sang sản xuất RAT ban đầu là 10% thì xác suất quyết định chuyển đổi của hộ khi các yếu tố này thay đổi đƣợc thể hiện qua số liệu Bảng 3.28.