CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAUAN TOÀN

Một phần của tài liệu LUAN AN (NGUYEN VAN LAC) (Trang 48)

4. Những đóng góp mới của luận án

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAUAN TOÀN

Rau xanh là một trong những loại cây trồng phát triển mạnh trên thế giới. Theo báo cáo FAO (2021), trong thời gian qua, nhu cầu và sản lƣợng rau có sự tăng mạnh. Sản lƣợng rau tăng từ 685 triệu tấn năm 2000 lên 1.089 triệu tấn năm 2018. Nhu cầu tiêu thụ rau của thế giới dự kiến tăng 3,6%/năm [68]. Bên cạnh đó, nhận thức đƣợc

mối nguy hiểm ngày càng gia tăng do sản xuất và sử dụng rau không an toàn, nhiều quốc gia đã có những thay đổi theo hƣớng phát triển sản xuất rau an toàn.

1.2.1.1. Phát triển sản xuất rau an toàn ở Trung Quốc

Trung Quốc là nơi sản xuất rau lớn nhất thế giới, với sản lƣợng chiếm 50% toàn cầu [76]. Rau là cây trồng đứng thứ hai trong hoạt động trồng trọt tại Trung Quốc. Mặc dù diện tích gieo trồng rau chỉ chiếm 12,9% tổng diện tích nhƣng lại chiếm 33% tổng giá trị sản xuất [89]. Trung Quốc có tới 150 triệu ngƣời trồng rau. Chủng loại rau đƣợc sản xuất rất đa dạng, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của từng châu lục xuất khẩu, nhƣ các loại rau lấy củ, hạt xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ; rau ăn lá xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản,... [49]. Tuy nhiên, trong hơn hai thập kỷ qua, Trung Quốc phải đối mặt với ngày càng nhiều sự cố về an toàn chất lƣợng thực phẩm [89]. Sản xuất quy mô nhỏ và riêng lẻ của nông dân đƣợc coi là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề an toàn thực phẩm ở Trung Quốc [72]. Vì vậy các hộ sản xuất đƣợc khuyến khích áp dụng phƣơng pháp sản xuất an toàn.

Bên cạnh đó, để kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh trong sản xuất rau, các hóa chất độc hại, thuốc BVTV đƣợc sử dụng điều này đã ảnh hƣởng đến tính an toàn của sản phẩm. Trung Quốc là nƣớc sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp lớn nhất trên thế giới, chiếm 30% lƣợng phân bón và thuốc BVTV trong khi diện tích sản xuất chỉ chiếm 9% diện tích toàn cầu. Các mối nguy cơ về an toàn thực phẩm do sử dụng hóa chất đang là một vấn đề nghiêm trọng ở Trung Quốc [88]. Chính vì vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và sản phẩm rau nói riêng đã đƣợc quan tâm từ những năm 2000 trở lại đây [64] khi mà Trung Quốc đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của sản xuất RAT. Để có thể thực hiện đƣợc mục tiêu đề ra, một số vấn đề quản lý sản xuất và tiêu thụ RAT đã đƣợc quan tâm thực hiện nhƣ:

- Trung Quốc đã đƣa ra một số chƣơng trình liên quan đến canh tác an toàn. Trong các chƣơng trình này, kế hoạch hành động về sản phẩm không gây ô nhiễm đang đóng góp vai trò nhƣ một tiêu chuẩn bắt buộc đối với sản phẩm nông nghiệp.

- Giám sát và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất rau nhƣ quy hoạch vùng trồng rau, khoanh vùng những vùng không bị ô nhiễm, kiểm soát nghiêm ngặt các chất thải công nghiệp, giảm thải các loại hóa chất nông nghiệp ra môi trƣờng, ban hành tiêu chuẩn

trong sản xuất và lƣu thông rau nhƣ sản xuất, phân loại, đóng gói, bảo quản và vận chuyển [49]. Bên cạnh đó, chính quyền địa phƣơng đã tăng cƣờng các hoạt động khuyến nông, cung cấp cho hộ sản xuất những thông tin về các loại thuốc BVTV [64].

- Thiết lập và hoàn thiện hệ thống tiếp cận thị trƣờng: Thiết lập hệ thống nhằm giám sát và kiểm định môi trƣờng sản xuất đối với các yếu tố đầu vào và tình trạng an toàn của những yếu tố này [49]. Việc tiêu thụ rau đƣợc thay đổi từ chợ truyền thống sang hệ thống siêu thị. Hệ thống siêu thị đƣợc coi là công cụ để quản lý an toàn thực phẩm bằng cách thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tƣ nhân và duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Việc phát triển hệ thống siêu thị đã làm thay đổi hệ thống kênh cung ứng rau. Từ đó, các kênh sản xuất và phân phối rau truyền thống đƣợc thay thế bằng canh tác rau theo hợp đồng, hình thành các trang trại với hoạt động sản xuất riêng và quản lý việc sử dụng các yếu tố đầu vào [64].

1.2.1.2. Phát triển sản xuất rau an toàn ở Thái Lan

Thái Lan là nƣớc có hoạt động sản xuất RAT phát triển ở châu Á và là một trong 10 nƣớc xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Sản xuất rau giữ một vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp Thái Lan, đồng thời đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu và thu nhập của ngƣời dân [98]. Việc phát triển sản xuất rau ở Thái Lan đã thực hiện theo hƣớng tập trung và nâng cao chất lƣợng, an toàn. Vì vậy, sản xuất rau hữu cơ, rau an toàn đã trở thành một trong những chính sách lớn trong phát triển nông nghiệp.

Chính phủ Thái Lan đã phát động phƣơng pháp canh tác “trong một môi trƣờng thân thiện”, cung cấp tiền và trợ giúp kỹ thuật cho các khu vực trọng điểm. Biện pháp này nhằm tăng xuất khẩu rau quả và giảm thiểu dùng thuốc trừ sâu. Chính phủ đề ra tiêu chuẩn quốc gia về trồng rau sạch và thực phẩm an toàn, cấp giấy chứng nhận và logo cho sản phẩm [98]. Song song với đó, đã triển khai chiến lƣợc đặc biệt hƣớng tới mục tiêu trở thành trung tâm nông sản hữu cơ không chỉ của ASEAN mà cả thế giới mang tính cách mạng trong nông nghiệp nhằm biến Thái Lan trở thành “siêu cƣờng lƣơng thực”. Trong đó, Chính phủ đƣa ra một loạt các biện pháp nhằm giúp chuyển đổi không chỉ ở khâu gieo trồng, thu hoạch, chế biến mà cả tiếp thị, sáng kiến kỹ thuật nhằm gia tăng sản xuất, thúc đẩy an ninh lƣơng thực và xuất khẩu nông sản hữu cơ sạch. Những cải cách này bƣớc đầu tập trung vào mô hình HTX và hỗ trợ nông dân nâng cao chất

lƣợng sản phẩm. Ngoài ra, chiến lƣợc này còn nhằm cải thiện tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu và hóa chất trong trồng trọt ở Thái Lan.

Chƣơng trình vận động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với thực phẩm an toàn nói chung và RAT nói riêng đã đƣợc Ủy ban thực phẩm và đồ uống của Thái Lan phát động. Cơ quan này cũng phát hành các chứng nhận về an toàn thực phẩm cho các nhà sản xuất, chế biến RAT và các siêu thị phân phối RAT. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp Thái Lan đã hƣớng dẫn việc áp dụng các chỉ dẫn GAP đối với sản phẩm RAT và cung cấp chứng nhận cho các trang trại áp dụng nghiêm túc các tiêu chuẩn này. Sản phẩm của các trang trại này sẽ dễ dàng gia nhập các siêu thị lớn và có giá bán cao hơn so với các sản phẩm rau khác. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, hoạt động sản xuất RAT gặp phải những vấn đề liên quan đến tiêu thụ, ngƣời sản xuất chƣa tuân thủ đúng quy trình. Cũng vì thế một số nhãn hiệu RAT không đƣợc ngƣời tiêu dùng tin tƣởng và dần bị đào thải. Vì vậy, một số vấn đề đã đƣợc thực hiện nhằm phát triển sản xuất và nâng cao chất lƣợng RAT:

- Chú trọng đầu tƣ cho khâu nghiên cứu sản xuất, nhập khẩu, nhân và cải tạo giống. Hỗ trợ nông dân trong việc sử dụng giống mới để tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng cao, giá thành hạ. Một trong những nguyên nhân thành công là Thái Lan rất coi trọng trong khâu “giống”, coi đây là yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh một cách bền vững trong việc đƣa sản phẩm thâm nhập thị trƣờng quốc tế. Nguyên tắc trong sản xuất là giống phải có nguồn gốc rõ ràng, có địa chỉ, có hƣớng dẫn quy trình thâm canh, có bằng chứng chứng minh giống đó đã đƣợc trồng thử nghiệm đạt kết quả tốt.

- Chú trọng công tác quy hoạch vùng sản xuất RAT, các sản phẩm sạch và có giá trị kinh tế cao đƣợc chú trọng phát triển. Đặc biệt, Chính phủ Thái Lan rất quan tâm đến các chính sách tài chính, tín dụng, khuyến nông, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết ô nhiễm… nhằm thúc đẩy các vùng sản xuất RAT phát triển. Từ đó, việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng đƣợc chú trọng, tạo điều kiện cho việc sản xuất và tiêu thụ RAT.

- Đa dạng hóa các sản phẩm RAT. Cơ cấu sản xuất rau của Thái Lan đƣợc đa dạng hóa từ những năm 1990, nhờ vậy giá trị gia tăng của ngành rau đã đƣợc tăng lên. Những sản phẩm có giá trị cao nhƣ rau hữu cơ, rau an toàn, rau chế biến, đóng hộp, rau tƣơi sẵn sàng cho tiêu thụ trực tiếp đã đƣợc đầu tƣ sản xuất. Các nhà xuất khẩu của

Thái Lan đã đầu tƣ dây chuyền công nghệ cho các sản phẩm rau đủ tiêu chuẩn xuất khẩu theo qui định của Hoa Kỳ và châu Âu. Một phần các sản phẩm này cũng đƣợc xúc tiến tiêu thụ tại thị trƣờng nội địa, đặc biệt tại các thành phố lớn nơi có mức sống cao hơn so với các khu vực khác.

- Cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm rau: Các công nghệ mới trong nông nghiệp đƣợc ứng dụng đa dạng tùy thuộc vào đặc điểm của các vùng sản xuất cũng nhƣ qui mô sản xuất khác nhau. Ở qui mô sản xuất lớn, việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế nhƣ IPM đƣợc phổ biến rộng rãi, trong khi hộ sản xuất qui mô nhỏ, công nghệ ứng dụng có thể thay đổi linh hoạt, phù hợp với điều kiện tài chính và không gian áp dụng. Những chƣơng trình đào tạo cho ngƣời trồng rau đƣợc thực hiện bởi các cơ quan chức năng hoặc các tổ chức phi chính phủ đã giúp họ làm chủ đƣợc công nghệ thay vì tuân thủ một cách máy móc các qui định quốc tế về sản xuất rau an toàn. Một số tiêu chuẩn cao nhƣ EUREP-GAP cũng đƣợc ngƣời trồng rau Thái Lan đáp ứng một cách nhanh chóng [98].

1.2.2. Sản xuất rau an toàn ở Việt Nam

1.2.2.1. Các chủ trương, chính sách phát triển sản xuất rau an toàn

Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh chung của thế giới, để hỗ trợ phát triển sản xuất RAT, trong thời gian qua Chính phủ và các Bộ/ngành đã ban hành những quyết định, văn bản liên quan đến sản xuất RAT.

Năm 2007, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 04/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 10/1/2007 về “Quy định về sản xuất và chứng nhận RAT”. Theo đó, đã quy định về thủ tục chứng nhận điều kiện sản xuất RAT và thủ tục cấp giấy chứng nhận RAT và Quyết định số 106/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 28/12/2007 về “Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh RAT”.

Từ năm 2008 đến nay, Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã ban hành nhiều văn bản cho thấy chủ trƣơng khẳng định việc áp dụng VietGAP là sự lựa chọn tất yếu nhằm đảm bảo VSATTP, bảo vệ môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.

- Quyết định số 379/2008/QĐ-BNNPTNT-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ NN&PTNT và Bộ KHCN ban hành “Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tƣơi an toàn”.

- Quyết định số 84/2008/QĐ-BNNPTNT ngày 28/07/2008 của Bộ NN&PTNT ban hành “Quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn”.

- Quyết định số 99/2008/QĐ-BNNPTNT ngày 15/10/2008 của Bộ NN&PTNT ban hành “Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn”. So với những quy định trƣớc đây, quy định hiện nay có những thay đổi cơ bản nhƣ đồng nhất giữa sản xuất RAT và sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, tất cả những ngƣời tham gia sản xuất phải đƣợc cấp chứng chỉ đã qua tập huấn VietGAP, bắt buộc phải công bố phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.

- Quyết định số 2004/2011/QĐ-BNNPTNN-KHCN ngày 29/08/2011 của Bộ NN&PTNT và Bộ KHCN về phê duyệt dự án nông sản khuyến nông Trung ƣơng “Sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP” với mục tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cho ngƣời tiêu dùng, góp phần hình thành vùng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của ngƣời sản xuất; nâng cao chất lƣợng sản xuất và sức cạnh tranh trong việc tiêu thụ trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu; từng bƣớc hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất từ quản lý, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm (áp dụng VietGAP).

- Thông tƣ số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ NN&PTNT Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau, quả, chè an toàn.

- Thông tƣ số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2013 của Bộ NN&PTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tƣơi đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế (QCVN 01-132:2013/BNNPTNT).

-Thông tƣ số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ NN&PTNT Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tƣ nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Ngoài các văn bản của Chính phủ và Bộ NN&PTNT ban hành, đến nay, đã có nhiều tỉnh/thành phố ban hành các văn bản, chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển sản xuất RAT nhƣ Hà Nội, Bắc Ninh, Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Bình, Thanh Hóa, Đồng Tháp, Đồng Nai, An Giang, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh,… Ngoài ra, một số địa phƣơng nhƣ Vĩnh Phúc, Thái Bình, Lâm Đồng, thành

phố Hồ Chí Minh, Bình Định, Cần Thơ, Hải Phòng, Bắc Ninh, An Giang,… đã xây dựng các chƣơng trình, đề án quy hoạch phát triển các vùng sản xuất RAT.

Bên cạnh việc ban hành các văn bản, quyết định chung về sản xuất RAT, Bộ NN&PTNT đã ban hành các quy trình cấp quốc gia cho sản xuất RAT đối với từng loại cây rau cụ thể nhƣ cải bắp, dƣa chuột, đậu cô ve, đậu đũa, cà chua,… Các tỉnh/thành phố cũng đã ban hành các quy trình sản xuất an toàn áp dụng tại các địa phƣơng. Các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng đã ban hành tới 93 quy trình, trong đó cà chua có 6 quy trình, xà lách, cải bắp, cải xanh, đậu cô ve, súp lơ mỗi cây có 5 quy trình; dƣa chuột, mƣớp đắng, cà tím, su hào, hành tỏi mỗi cây có 4 quy trình; các loại cây khác có 1 – 2 quy trình [33].

1.2.2.2. Thực trạng phát triển sản xuất rau và rau an toàn

*Về diện tích sản xuất: Tình hình biến động diện tích sản xuất rau ở Việt Nam giai đoạn 2017 – 2019 đƣợc thể hiện qua số liệu Bảng 1.1.

Bảng 1.1. Diện tích sản xuất rau ở Việt Nam giai đoạn 2017 – 2019

Đvt: 1.000 ha

Các vùng sản xuất 2017 2018 2019 So sánh

2018/2017 2019/2018

1. Đồng bằng sông Hồng 191,5 194,8 183,8 101,7 94,4

2. Trung du miền núi phía Bắc 137,7 143,2 144,9 104,0 101,2

3. Bắc Trung bộ 100,2 104,9 107,5 104,7 102,5

4. Nam Trung bộ 70,8 70,4 72,0 99,4 102,3

5. Tây Nguyên 108,6 112,0 115,7 103,1 103,3

6. Đông Nam bộ 60,7 60,9 62,4 100,3 102,5

7. Đồng bằng sông Cửu Long 268,8 275,6 280,2 102,5 101,7

Cả nƣớc 938,3 961,8 966,5 102,5 100,5

(Nguồn: Tổng cục Thống kê 2020)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2017 – 2019, diện tích sản xuất rau có sự tăng lên từ 938,3 nghìn ha năm 2017 lên 966,5 nghìn ha năm 2019. Năm 2018 tăng 23,5 ha so với năm 2017 tƣơng đƣơng tăng 2,5%; năm 2019 tăng 4,7 ha so với năm 2018 tƣơng đƣơng tăng 0,5%. Tuy nhiên, diện tích đất trồng rau quả chất lƣợng cao, rau sạch vẫn chiếm tỷ lệ thấp và tăng trƣởng chậm.

Diện tích sản xuất rau đƣợc phân bố rộng khắp các vùng trên cả nƣớc. Trong đó, tập trung chủ yếu ở 2 vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm là vùng đồng bằng sông Cửu Long 280,2 nghìn ha, chiếm 29,0% tổng diện tích và đồng bằng sông Hồng 183,8 nghìn ha, chiếm 19,0% tổng diện tích. Đây là hai vùng chính sản xuất và cung

Một phần của tài liệu LUAN AN (NGUYEN VAN LAC) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w