4.1. Các quan điểm và định hƣớng của chính sách tự do hoá dịch vụ tà
4.1.1. Các định hƣớng cơ bản
Việt Nam thực hiện tự do hóa tài chính và tự do hóa tài chính là lựa chọn hợp lý trong điều kiện thực hiện các cam kết hội nhập trong khuôn khổ WTO, gắn tự do hóa tài chính và cải cách khu vực tài chính trong một lộ trình thống nhất. Tuy nhiên, Việt Nam chƣa có kế hoạch tổng thể về cải cách và phát triển khu vực tài chính. Vì vậy, cần tập trung nghiên cứu và giải quyết những vấn đề chủ yếu sau đây:
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa, chính sách thƣơng mại, chính sách tỉ giá và các chính sách kinh tế vĩ mô khác;
- Đổi mới căn bản hệ thống thiết chế an toàn và giám sát tài chính theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế;
- Có biện pháp hợp lý và linh hoạt về kiểm soát các luồng vốn, nhất là nguồn vốn ra và nguồn vốn ngắn hạn vào TTCK;
- Đẩy nhanh tiến độ cải cách ngân hàng nhằm nâng cao tiềm lực tài chính, làm cơ sở để đổi mới công nghệ và trình độ chuyên môn quản lý, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Việt Nam;
- Đẩy nhanh tiến độ cải cách doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp Nhà nƣớc theo hƣớng cổ phần hóa, góp phần giảm gánh nặng đối với Ngân sách Nhà nƣớc.
- Nâng cao năng lực điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá theo nguyên tắc thị trƣờng nhằm hạn chế rủi ro thị trƣờng đối với khu vực tài chính trong quá trình tự do hóa;
- Quan tâm phát triển hệ thống thanh toán và dịch vụ hỗ trợ thị trƣờng tài chính theo hƣớng hiện đại hóa, đồng thời tăng cƣờng quản lý, giám sát nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động tài chính diễn ra thông suốt và an toàn;
- Trong quá trình tự do hóa tài chính, cần xử lý sớm, ngay từ đầu những vấn đề liên quan đến sự lành mạnh của hệ thống tài chính, nhất là hệ thống ngân hàng và thị trƣờng chứng khoán;
- Về hoạt động tài chính đối ngoại cần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế về tài chính, xác định lộ trình hợp lý đối với phát triển và tự do hoá từng bƣớc luồng vốn trong điều kiện hội nhập, thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn, đa phƣơng hoá quan hệ đối tác.
4.1.2. Các quan điểm thực hiện cho quá trình tự do hoá dịch vụ tài chính
Thứ nhất: Việt Nam nên tiếp tục tiến hành việc mở cửa thị trƣờng tài chính với một phạm vi thích hợp và một trình tự hợp lý sao cho vừa đảm bảo nâng dần năng lực và khả năng cạnh tranh vừa thích nghi và tiến gần hơn đến những tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Sự thành công về xúc tiến mở cửa thị trƣờng dịch vụ tài chính thời gian qua đã cho thấy rằng sự tham gia của các hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đã mang lại lợi ích đáng kể nhƣ tăng cƣờng sự cạnh tranh, hạ thấp chi phí, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, tăng cƣờng chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý và tăng thêm tích luỹ vốn cho nền kinh tế.
Thứ hai: Việc mở cửa thị trƣờng dịch vụ tài chính không thể không gắn liền với một tiến trình cải cách liên tục hệ thống dịch vụ tài chính ở nƣớc ta hiện nay. Mặc dù đã hơn 10 năm cải cách song hệ thống dịch vụ tài chính ở nƣớc ta vẫn còn ở điểm xuất phát thấp, kém hiệu quả. Thực trạng đó không thể cứ tiếp tục
duy trì thông qua việc bảo hộ bằng cách hạn chế sự thâm nhập của các hoạt động đầu tƣ quốc tế, mà cần phải đƣợc bảo hộ thông qua những cải cách triệt để trên cơ sở đó tạo ra năng lực tự bảo vệ trong điều kiện cạnh tranh quốc tế khi tiến hành hội nhập.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra trên thế giới là sự yếu kém của bản thân hệ thống tài chính ngân hàng nội địa của các nƣớc thi hành chính sách mở cửa. Do đó, đã không đối phó nổi những trận bão táp tài chính nảy sinh do hiệu ứng của đầu tƣ quốc tế mang lại. Việc mở cửa thị trƣờng nếu quá đột ngột do không có sự cải cách đáng kể để nâng cao năng lực của hệ thống tài chính nội địa trƣớc khi tiến hành mở cửa sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng hỗn loạn, bất lợi và mất khả năng kiểm soát của chính phủ đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính. Vì vậy cải cách và loại bỏ tính hành chính của hệ thống tài chính nội địa cho thích ứng với nền kinh tế thị trƣờng trong môi trƣờng quốc tế đƣợc coi là một trong những chiến lƣợc mang lại sự thành công trong quá trình hội nhập.
Thứ ba: Cải cách hệ thống dịch vụ tài chính không có nghĩa chỉ là những cải cách về mặt cơ cấu tổ chức, năng lực nghề nghiệp, mà phải đƣợc tiến hành toàn diện cả về quan điểm và phƣơng pháp điều hành vĩ mô của toàn bộ hệ thống gắn với những điều kiện quốc tế. Trong đó, những cải cách về điều hành tỷ giá, quản lý ngoại tệ và chính sách lãi suất phải đƣợc coi là đặc biệt quan trọng vì chúng hết sức nhạy cảm đối với nến kinh tế.
Thứ tƣ: Cải cách tài chính song song với việc mở cửa dần thị trƣờng dịch vụ tài chính cần phải đƣợc hỗ trợ đồng thời bằng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhằm tạo ra một hành lang pháp lý ổn định, hiệu quả và minh bạch, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nƣớc với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài theo hƣớng đối xử quốc gia. Trong đó, đặc biệt chú ý đến những cơ sở pháp lý đảm bảo quyền giám sát kiểm tra của Chính phủ và các cơ
quan bảo vệ pháp luật đối với các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo sự khống chế của Nhà nƣớc trong việc duy trì sự ổn định và sự lành mạnh của thị trƣờng dịch vụ tài chính.
Thứ năm: Việt Nam cần tập trung tối đa vị thế của một nƣớc đang phát triển trong các cuộc đàm phán song phƣơng và đa phƣơng để đƣợc hƣởng những ƣu đãi hoặc nhƣợng bộ trong việc thực hiện nghĩa vụ với tƣ cách thành viên. Những nhƣợng bộ và những ƣu đãi này sẽ là những điều kiện tốt để cơ cấu, cải tổ lại và tăng cƣờng tiềm lực cạnh tranh sao cho có thể đứng vững trƣớc sự du nhập của các thế lực cạnh tranh quốc tế khi thị trƣờng đƣợc tự do hoá hoàn toàn.