tài chính - ngân hàng theo cam kết trong WTO
Trên cơ sở phân tích, đánh giá quá trình tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng của một số nƣớc nêu trên, ta rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nhƣ sau:
4.2.1. Mức độ mở cửa đối với các nhà kinh doanh nƣớc ngoài
Ngay từ đầu năm 1986, Việt Nam đã thi hành chính sách đổi mới kinh tế và thực hiện việc mở cửa. Xu thế này ngày càng đƣợc khẳng định bằng một loạt các mối quan hệ liên kết kinh tế đƣợc thiết lập vào những năm sau đó nhƣ tham gia ASEAN (1995), APEC (1998), GATT (1998), BTA (2000), WTO (2007)... Song song với những cải cách kinh tế, hệ thống tài chính cũng có những cải tổ văn bản theo hƣớng hiệu quả, cạnh tranh và mở cửa từng bƣớc.
Hệ thống ngân hàng của nƣớc ta thực sự có những thay đổi căn bản vào những năm đầu của thập kỷ 90 khi đƣợc tách làm 2 cấp: Ngân hàng Nhà nƣớc và Ngân hàng thƣơng mại với hai chức năng riêng biệt. Sự cải tổ này đã đem đến những thay đổi đáng kể theo chiều hƣớng tích cực làm cho hệ thống ngân
hàng ngày càng thích ứng với cơ chế thị trƣờng hơn. Tuy vậy, nhìn một cách khái quát, hệ thống ngân hàng ở nƣớc ta vẫn chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu của công cuộc cải cách và vẫn có thể coi là chƣa phát triển. Một số hạn chế chủ yếu là:
+ Non trẻ trong kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp; + Hệ thống các văn bản pháp quy chƣa hoàn chỉnh; + Thiếu phƣơng tiện và nhân viên lành nghề; + Hạn chế về công cụ thanh toán, chi trả;
+ Tỷ lệ cho vay không có khả năng thu hồi vốn lớn; + Thiếu vắng một cơ chế giám sát kiểm tra có hiệu quả.
Đƣợc coi là một phần của công cuộc cải cách, Việt Nam cũng đã cho phép các ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động. Một ngân hàng nƣớc ngoài muốn hoạt động tại Việt Nam có thể thành lập dƣới 3 dạng: văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh hoặc chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.
Nếu mở văn phòng đại diện thì ngân hàng nƣớc ngoài không đƣợc phép thực hiện các hoạt động vì mục đích lợi nhuận nhƣ cho vay, nhận tiền gửi, mở thƣ tín dụng... Nếu nhƣ năm 1999 có khoảng trên dƣới 50 văn phòng đại diện của các ngân hàng nƣớc ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (Asean Year Book, 1999), thì tính đến đầu tháng 10 năm 2010, Việt Nam có 1.190 tổ chức tín dụng
đang hoạt động, trong đó có 5 ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc (2/5 ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đã cố phần hóa là Vietcombank và Vietinbank); 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài; 49 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, 37 ngân hàng thƣơng mại cổ phần (trong số này, 11 ngân hàng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài); 17 công ty tài chính (2/7 công ty đã cổ phần hóa là công ty tài chính cổ phần Dầu khí và công ty cổ phần tài chính Handico); 13 công ty cho thuê tài chính và 1048 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (Nguồn: Thống kê của Ngân hàng Nhà nước, 2010).
Nếu thành lập chi nhánh hoặc ngân hàng liên doanh thì có thể thực hiện một số các hoạt động thông thƣờng của nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng (cả nội và ngoại tệ) nhƣ: cho vay, chiết khấu, thanh toán... hoặc các hoạt động khác đƣợc ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cho phép. HIện đã có 4 ngân hàng liên doanh và khoảng 24 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Mặc dù vậy, thị phần hoạt động của các ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam vẫn còn nhỏ. Bốn ngân hàng thƣơng mại quốc doanh vẫn chiếm thị phần lớn nhất (trên 80%) trong việc huy động tiền gửi và cho vay.
Thị trƣờng bảo hiểm của Việt Nam có phần rộng mở hơn đối với hoạt động của các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài. Chính sách mở cửa đƣợc thực hiện bắt đầu từ năm 1993 khi chính phủ ban hành chỉ thị 100/CP cho phép các nhà bảo hiểm nƣớc ngoài đƣợc phép đầu tƣ vào Việt Nam dƣới các hình thức: liên doanh, mở chi nhánh hoặc 100% sở hữu vốn nƣớc ngoài. Hiện giờ đã có 16 công ty bảo hiểm có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam trong đó có 4 công ty liên doanh và 4 công ty 100% vốn nƣớc ngoài. Mặc dù vậy các công ty bảo hiểm Nhà nƣớc vẫn giữ vị trí thống soái. Năm 1999 doanh thu của các công ty bảo hiểm Nhà nƣớc chiếm khoảng 89% tổng doanh thu ngành bảo hiểm. Tuy nhiên, doanh thu bảo hiểm của các công ty nƣớc ngoài đang có xu hƣớng tăng nhanh trong những năm gần đây và có thể sẽ chiếm thị phần đáng kể trong một tƣơng lai không xa.
Thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam mới đƣợc hình thành vào tháng 7/2000. Thực chất đây mới chỉ là thị trƣờng ở thuở sơ khai và chƣa ổn định. Tổng lƣợng giao dịch còn hết sức mỏng so với toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, sự tham gia của các hãng nƣớc ngoài trong lĩnh vực này hiện nay gần nhƣ không có. Hơn nữa, hệ thống luật pháp cũng nhƣ chính sách tạo hàng hoá cho thị trƣờng chứng khoán cũng sẽ còn nhiều thay đổi, nên sự đầu tƣ của các công ty
nƣớc ngoài thông qua thị trƣờng chứng khoán cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ quan sát thăm dò.
Tóm lại, thị trƣờng dịch vụ tài chính - ngân hàng ở Việt Nam có thể coi là chƣa thực sự phát triển và đang trong quá trình cải tổ, cơ cấu lại để nâng cao sức cạnh tranh và thích ứng với môi trƣờng kinh tế, xã hội đang ngày càng thay đổi theo xu thế quốc tế hoá. Theo xu thế này, Việt Nam đã dần dần mở cửa nền kinh tế nói chung và thị trƣờng dịch vụ tài chính nói riêng để từng bƣớc hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong một chừng mực nhất định, có thể nói rằng chính sách đó đã tƣơng đối thành công và trở thành một nhân tố mang lại sự cải thiện về tính hiệu quả, tính ổn định và tính cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính - ngân hàng - một lĩnh vực vốn đƣợc Nhà nƣớc kiểm soát chặt chẽ và mang nặng tính hành chính bao cấp trong thời gian trƣớc đây. Sự mở cửa thị trƣờng của Việt Nam có thể coi là tƣơng đối hào phóng so với một số nƣớc đang phát triển. Điều này đặc biệt đúng nếu so sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc - một nƣớc đang phát triển có nhiều điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị khá tƣơng đồng với Việt Nam và là nƣớc đã có những cải cách kinh tế đi trƣớc Việt Nam một thập kỷ. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa rằng sự mở cửa khá nhanh đó sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam mà ngƣợc lại, tiến trình đó có thể đã là một động lực thúc đẩy quan trọng làm cho công cuộc cải tổ của Việt Nam nhanh đi đến đích hơn và do đó có khả năng thích ứng với nền kinh tế thế giới một cách hiệu quả hơn.
4.2.2. Kiểm soát luồng vốn và giảm tối đa việc kiểm soát về giá cả và lãi suất trên thị trƣờng tài chính - ngân hàng suất trên thị trƣờng tài chính - ngân hàng
Các nƣớc OECD tập trung vào tự do hóa các luồng vốn, đầu tiên là tự do hóa đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp, cuối cùng là tự do hóa tài khoản vốn; Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) dựa vào rủi ro để đánh giá và xây dựng lộ trình tự do hóa tài chính nói chung và tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng nói
riêng với mục tiêu cuối cùng là tự do hóa tài khoản vốn; cách tiếp cận của IMF cũng khá phức tạp, đó là xem xét đầy đủ mọi vấn đề từ cải cách vi mô, cơ cấu, xây dựng thể chế, các chính sách kinh tế vĩ mô và cơ chế tỷ giá để xây dựng lộ trình tự do hóa. Đối với Trung Quốc đã xây dựng lộ trình tự do hóa dựa trên cách tiếp cận của ADB. Trình tự mở cửa thị trƣờng tài chính của Trung Quốc đƣợc xây dựng trên cơ sở thừa nhận sự yếu kém của hệ thống tài chính, ngân hàng, đánh giá mức độ rủi ro và thực hiện tự do hóa thận trọng, đầu tiên là khuyến khích đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, tiếp theo là đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài vào thị trƣờng chứng khoán, cuối cùng là tự do hóa các khoản vay nợ nƣớc ngoài.
Trong quá trình tự do hóa tài chính, kiểm soát luồng vốn đƣợc coi là vấn đề đƣợc nhiều nƣớc quan tâm đặc biệt, mục tiêu là đảm bảo tính tự chủ của CSTT và giảm áp lực đối với tỷ giá. Hình thành và phát triển hệ thống điều hành tiền tệ dựa trên CSTT với hệ thống các công cụ gián tiếp:
- CSTT đƣợc đổi mới căn bản và có trật tự theo hƣớng tăng cƣờng các công cụ và phƣơng pháp điều hành gián tiếp, phù hợp với sự thay đổi về thể chế và hạ tầng tài chính;
- Cơ chế điều hành lãi suất từng bƣớc đƣợc đổi mới và tự do hóa theo cơ chế thị trƣờng (từ lãi suất áp đặt sang “trần - sàn”, đến khống chế trần và cuối cùng là lãi suất thỏa thuận);
- Chính sách quản lý ngoại hối từng bƣớc đƣợc tự do hóa, xóa bỏ các loại giấy phép theo hƣớng phù hợp dần với thông lệ quốc tế… đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính, của Luật Doanh nghiệp trong việc phân định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tạo ra sự thông thoáng hơn cho hoạt động kinh tế đối ngoại. Việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối tiến hành theo hƣớng đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quản lý để nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các địa phƣơng, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp và
ngƣời dân thực hiện các giao dịch ngoại hối, giúp Ngân hàng Nhà nƣớc có điều kiện tập trung nghiên cứu cơ chế, chính sách theo mô hình ngân hàng trung ƣơng hiện đại;
- Thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá từ tỷ giá cố định sang tỷ giá có điều chỉnh, đến tỷ giá công bố theo mức hình thành cuối ngày trên thị trƣờng;
- Các giao dịch tài khoản vãng lai đƣợc tự do hóa hoàn toàn, nới lỏng dần các giao dịch vốn thông qua việc ban hành Pháp lệnh Ngoại hối. Thực tế hiện nay, các giao dịch vốn, nhất là dòng vốn ra vẫn đƣợc Nhà nƣớc kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính trong nƣớc và giảm thiểu rủi ro do việc rút vốn ồ ạt ra nƣớc ngoài;
- Hoạt động tín dụng cần thay đổi từ tín dụng phân phối cho một số ít đối tƣợng khách hàng sang tín dụng không phân biệt thành phần kinh tế và tách bạch hoạt động cho vay chính sách với cho vay thƣơng mại;
- Mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính cho các thành phần kinh tế và tổ chức tài chính trong và ngoài nƣớc, từng bƣớc chuyển từ hoạt động cung cấp dịch vụ độc quyền của các ngân hàng sang thị trƣờng tài chính đa ngành;
- Hệ thống thanh toán và thị trƣờng tài chính đã đƣợc hình thành và phát triển, góp phần hỗ trợ cho quá trình tự do hóa và cải cách khu vực tài chính ngân hàng, lòng tin của công chúng vào Việt Nam đồng và hệ thống ngân hàng ngày càng đƣợc tăng cƣờng.
4.2.3. Xã hội hóa khu vực tài chính và đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc cho vay tín dụng trong việc cho vay tín dụng
Chúng ta đang tiến đến giai đoạn mà một số ngƣời mô tả là “tƣ nhân hoá lợi nhuận và xã hội hoá thua lỗ”, trong đó, ngƣời dân đóng thuế phải gánh chịu sự thất bại hay sụp đổ của các tập đoàn lớn, còn các quan chức của các tập đoàn đó chỉ bị trừng phạt không lấy gì làm nặng lắm. Một ví dụ điển hình là trong cuộc điều trần trƣớc Uỷ ban điều tra về khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ, Tổng
Giám đốc điều hành của Lehman Brothers là Dick Fuld đã đổ lỗi cho nhà chức trách Hoa Kỳ về sự sụp đổ của tập đoàn này. Điều này giống nhƣ câu chuyện về thuyền trƣởng của một con tàu cứ cố tình chất liên tục thuốc nổ lên con tàu đó, khi nó bị bốc cháy vì một mồi lửa nhỏ thì thuyền trƣởng ngay lập tức phủ nhận trách nhiệm của mình và chuyển sang chỉ trích ngƣời khác. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng thỉnh thoảng lại đƣa tin về các khoản thƣởng khổng lồ dành cho các nhà quản trị cao cấp các tập đoàn và các ngân hàng. Tuy nhiên, họ vẫn thƣờng xuyên chỉ trích các cơ quan hoạch định chính sách khi có những biến động về thị trƣờng nhƣ điều chỉnh tỷ giá hoặc lãi suất. Trở lại những vấn đề cốt lõi, hệ thống tài chính thực hiện 2 chức năng cơ bản trong nền kinh tế: quản trị rủi ro và phân bổ nguồn vốn. Một hệ thống tài chính tốt là một hệ thống có thể thực hiện các chức năng cơ bản trên một cách hoàn hảo với chi phí thấp. Mặc dù trong thời gian qua, hệ thống tài chính đã đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ, vẫn còn đó những bất cập trong việc thực hiện các chức năng quản trị rủi ro và phân bổ nguồn vốn, và chi phí giao dịch còn khá cao. Ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng, các ngân hàng thƣơng mại và công ty tài chính vẫn tiếp tục đạt đƣợc những khoản lợi nhuận khổng lồ, mà những khoản lợi nhuận này đến từ túi của các doanh nghiệp đang phải gánh chịu lãi suất và các loại phí dịch vụ ngân hàng rất cao. Một số ngân hàng thƣơng mại lớn nhƣ ngân hàng Á Châu, Sacombank... và các quỹ đầu tƣ nhƣ Mekong Capital, Dragon Capital,... đã và đang thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính của mình qua việc góp phần tài trợ cho nhiều dự án có khả năng sinh lời cao và tạo ra công ăn việc làm, các tổ chức này đang đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trƣởng cao và vững chắc cho nền kinh tế. Tuy nhiên, các ngân hàng và quỹ đầu tƣ này vẫn chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống tài chính ngày càng phát triển. Có nhiều vấn đề còn tồn tại cần giải quyết từ gốc rễ. Về phân bổ nguồn vốn, tình hình tăng trƣởng tín dụng cho khu vực bất động sản vừa qua quả là đáng quan ngại trong khi rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa lại đang gặp khó khăn trong tiếp cận
nguồn tín dụng ngân hàng. Các nguồn lực tài chính cần đƣợc phân bổ đúng chỗ vào những khu vực trọng điểm có khả năng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và góp phần đảm bảo an toàn tăng trƣởng trong dài hạn thay vì vào những khu vực mang nặng tính đầu cơ. Trong khi các tiến bộ về khoa học kỹ thuật cho phép tạo ra các sản phẩm ngân hàng hiệu quả với chi phí thấp thì các doanh nghiệp vẫn đang phải trả rất nhiều loại phụ phí để đƣợc tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng. Về cơ chế lƣơng thƣởng, thị trƣờng dịch vụ tài chính- ngân hàng về cơ bản là phƣơng tiện để huy động và phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính khác trong xã hội. Nếu thị trƣờng tài chính vận hành hiệu quả trong việc quản trị rủi ro và phân bổ nguồn vốn thì nền kinh tế sẽ phát triển tốt, và không có gì đáng ngạc nhiên nếu các định chế trung gian tài chính chia sẻ bớt một phần miếng bánh lợi nhuận này. Tuy nhiên, vấn đề lại nảy sinh khi phần lợi nhuận của các trung gian tài chính không phù hợp với các lợi ích của toàn xã hội hay lợi nhuận dài hạn của khu vực tài chính.
Kinh tế thị trƣờng sẽ chỉ mang lại hiệu quả kinh tế và tăng trƣởng bền vững